Trẻ cần được đo mắt thường xuyên để sớm phát hiện các tật khúc xạ, nhưng một số bé quá nhỏ để sử dụng bảng đo mắt thường. Vậy đâu là các loại bảng đo thị lực trẻ em chính xác nhất?
Các loại bảng đo thị lực trẻ em phổ biến
Hiện nay, có nhiều loại bảng đo thị lực trẻ em phù hợp với từng độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ:
1. Bảng đo mắt cho trẻ bằng hình ảnh
Thay vì sử dụng ký tự phức tạp, bảng kiểm tra thị lực trẻ này gồm các hình ảnh quen thuộc như con vật, ngôi sao, ngôi nhà, trái táo,… Bé sẽ dễ dàng gọi tên các hình ảnh, giúp quá trình đo thị lực trở nên dễ dàng và thú vị hơn.
Phương pháp này phù hợp cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, chưa biết đọc hoặc chưa quen với các ký tự chữ cái.
Kiến thức thị giác liên quan:
- Kiểm tra mắt cho bé: Khi nào phù hợp, cách đo tại nhà
- Review 6 loại bảng chữ cái đo mắt, đo thị lực 10/10
- Cách đọc bảng kiểm tra thị lực chính xác và đơn giản nhất
2. Bảng đo thị lực chữ C
Bảng kiểm tra thị lực trẻ Landolt-C sử dụng các hình chữ C với phần hở xoay theo 4 hướng khác nhau (trên, dưới, trái, phải). Nhiệm vụ của trẻ là xác định xem phần hở đang quay về phía nào theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải và từ trên xuống dưới.
Loại bảng đo mắt này phù hợp với trẻ từ 5 tuổi trở lên, có khả năng tập trung và phân tích hình ảnh.
3. Bảng đo thị lực chữ E
Loại bảng đo mắt cho trẻ này gồm nhiều chữ E xoay theo các hướng khác nhau (lên, xuống, trái, phải) với kích thước giảm dần từ trên xuống dưới. Trẻ sẽ được hướng dẫn để chỉ ra chiều chữ E mà mình nhìn thấy.
Tương tự với Landolt-C, bảng đo độ mắt cho trẻ chữ E phù hợp cho trẻ từ 5 tuổi trở lên để đảm bảo khả năng tập trung trong quá trình kiểm tra.
4. Bảng đo thị lực HOTV
Bảng đo độ mắt cho trẻ HOTV bao gồm bốn chữ cái đơn giản H, O, T, V với kích thước giảm dần từ trên xuống dưới. HOTV giúp bác sĩ nhãn khoa đánh giá mức độ thị lực của trẻ dựa trên khả năng nhìn và phân biệt các chữ cái đó.
Bảng HOTV được thiết kế đơn giản và dễ hiểu, phù hợp cho trẻ từ 6 tuổi đang bắt đầu làm quen với các chữ cái.
Hướng dẫn cách đọc và ghi nhận thị lực trẻ em
Cách đọc và ghi nhận kết quả sẽ phụ thuộc vào kích cỡ bảng đo thị lực trẻ em mà bạn sử dụng. Sau đây là cách kiểm tra tại nhà sử dụng bảng trên máy tính:
1. Cách đọc bảng đo thị lực trẻ em
Quy trình sử dụng bảng đo mắt cho trẻ tại nhà:
- Cho trẻ ngồi thẳng, thoải mái, cách màn hình khoảng 1m và tiếp tục đeo kính (nếu có).
- Che kín một bên mắt bằng tay hoặc vật dụng như thìa, tấm bảng,… Chú ý không nhấn mạnh vào mắt gây ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra mắt đó.
- Bắt đầu đọc chữ, xác định hình ảnh hoặc hướng của chữ C, E theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.
- Phụ huynh chú ý nhắc bé không nheo mắt trong quá trình kiểm tra.
- Dừng lại ở dòng mà bé đọc sai hơn 50% và ghi lại kết quả.
- Lặp lại với mắt bên kia.
2. Cách tính độ cận, ghi nhận thị lực của bé
Kết quả từ bảng đo độ mắt cho trẻ sẽ tương ứng với những mức độ cận thị khác nhau:
- Thị lực 10/10: Mắt trẻ bình thường.
- Thị lực 8 – 9/10: Trẻ cận nhẹ khoảng 0,25 độ.
- Thị lực 6 – 7/10: Trẻ cận khoảng 0.5 độ.
- Thị lực 4 – 5/10: Trẻ cận từ 1 đến 1.5 độ.
- Dưới 3/10: Trẻ cận nặng trên 2 độ.
Quy trình đo thị lực trẻ em chuẩn xác tại Kính Hải Triều
Kính Hải Triều tự hào được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn là địa điểm đo mắt cho con nhờ quy trình 12 bước chuẩn quốc tế, đảm bảo kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn thân thiện và nhẹ nhàng, giúp bé không bị căng thẳng hay lo lắng trong suốt quá trình kiểm tra.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các loại bảng đo thị lực trẻ em và cách đọc kết quả chính xác. Hãy đến Kính Hải Triều để kiểm tra thị lực cho bé miễn phí và nhận tư vấn từ các chuyên gia trong ngành.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
3+ cách test kính đổi màu chính xác, đơn giản và nhanh nhất
Tròng kính Transitions®: Từ kính mắt trở thành kính râm
9 cách giảm cận thị 3 – 4 độ tại nhà không cần phẫu thuật
Tròng kính Polycarbonate là gì? Ưu, nhược điểm của chất liệu
Cắt kính đổi màu bao nhiêu tiền? Địa chỉ thay tròng uy tín
10+ các loại tròng kính đổi màu nhanh và tốt nhất thị trường
Bật mí bí mật về lớp phủ AR chống chói có trên tròng kính
Nguyên lý kính đổi màu: Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng
THẢO LUẬN