Bị lác hay (bệnh mắt lác) là bệnh lý về mắt thường gặp ở mọi lứa tuổi. Hiện nay, tỷ lệ trẻ em mắc tật lác đang gia tăng và có đến 4% trẻ sơ sinh đã mắc chứng lác bẩm sinh.
MỤC LỤC › Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh lác mắt › Lời kết |
Bị lác mắt là gì?
Bị lác (mắt lác) là loại bệnh lý xuất hiện khi hai mắt của bệnh nhân không di chuyển cùng một hướng mà nhìn theo hai hướng khác nhau. Có nhiều trường hợp như một mắt nhìn thẳng về phía trước, trong khi mắt còn lại nhìn về hướng khác:
- Lác trong: Mắt bị lác nhìn vào bên trong.
- Lác ngoài: Mắt bị lác nhìn ra bên ngoài.
- Lác trên: Mắt bị lác nhìn lên trên.
- Lác dưới: Mắt bị lác nhìn xuống dưới.
Ảnh hưởng của bệnh lác đến thị lực
Trẻ nhỏ: Trong giai đoạn vàng phát triển thị giác, bị lác mắt có thể cản trở quá trình này, dẫn đến nhược thị ở trẻ em và mất khả năng phối hợp hai mắt, ảnh hưởng lâu dài đến thị lực.
Người trưởng thành: Mắt bị lác không chỉ ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ mà còn tạo ra rào cản lớn trong giao tiếp, gây khó khăn trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Người lớn tuổi: Sự xuất hiện đột ngột của lác mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề nghiêm trọng trong hệ thần kinh vận động, đòi hỏi sự thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm các bài về sức khỏe mắt liên quan:
- Các bệnh lý về mắt hay gặp ở trẻ em: Nguyên nhân và cách chăm
- Bệnh nhược thị: Tất tần tật kiến thức cơ bản cần biết
- Mắt bị đục thủy tinh thể: Tất tần tật kiến thức cơ bản về bệnh
Nguyên nhân gây lác mắt
Mỗi mắt có 6 nhóm cơ vận nhãn xung quanh giúp mắt thực hiện chức năng nhìn của nó. Nếu một hoặc nhiều cơ này không hoạt động hay gặp vấn đề sẽ dẫn đến tình trạng mắt không thể di chuyển chính xác, dẫn đến hiện tượng bị lác (mắt lác)
Sự mất cân bằng này tạo ra sự khác biệt về góc nhìn giữa hai mắt, gây khó khăn trong việc phối hợp thị giác và gây ra các vấn đề về thị lực nếu không điều trị kịp thời.
Sau đây, những yếu tố ảnh hưởng và làm mắt có nguy cơ bị lác:
- Bẩm sinh: Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân có nguy cơ cao mắt bị lác bẩm sinh. Nguyên nhân chính thường do sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ thống thần kinh điều khiển các cơ mắt, dẫn đến khả năng kiểm soát chuyển động mắt kém. Tình trạng này thường xuất hiện trong giai đoạn 6 tháng tuổi.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị lác mắt, con cái cũng có nguy cơ cao mắc bệnh do yếu tố di truyền.
- Não úng thủy: Các vấn đề về não như não úng thủy, bại não, u não hay hội chứng Down cũng có thể làm giảm sự phát triển của các dây thần kinh kiểm soát cơ mắt. Cuối cùng làm tăng nguy cơ mắt bị lé
- Tổn thương dây thần kinh sọ não: Bệnh nhân bị chấn thương vùng đầu mặt hoặc các phẫu thuật liên quan đến mắt. Điển hình khi điều trị bệnh tăng nhãn áp (Glôcôm), có thể gây tổn thương đến các dây thần kinh, cơ mắt và dẫn đến tình trạng lác mắt.
Dấu hiệu mắt bị lác là gì?
Một số dấu hiệu mắt lác phổ biến, bao gồm:
- Mắt không thẳng hàng: Khi nhìn thẳng, hai mắt không cân đối, một mắt có thể lệch vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới so với mắt còn lại.
- Triệu chứng song thị (nhìn đôi): Mắt người bệnh khi nhìn 1 vật thường xuất hiện 2 hoặc nhiều hình ảnh. Vì lúc này, hai mắt không nhìn cùng một hướng nên xảy ra hiện tượng hình ảnh truyền vào não bộ không trùng khớp nhau.
- Chớp hoặc nheo mắt thường xuyên: Người bị lác thường chớp hoặc nheo mắt liên tục. Điều này xảy ra khi hai mắt không di chuyển cùng nhau, gây khó khăn trong việc nhìn rõ.
- Hai mắt không di chuyển cùng nhau: Các cơ mắt, dây thần kinh hoặc trung tâm điều khiển thị giác của người bị bệnh lác trong não có vấn đề, khiến hai mắt không thể di chuyển cùng hướng.
Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh lác mắt
Lác mắt, đặc biệt là ở trẻ em sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và sự phát triển toàn diện. Vì vậy, việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp giúp tìm điều trị và phòng ngừa bệnh:
1. Điều trị bị lác mắt
- Ở trẻ dưới 6 tuổi và trẻ đi học: Thông thường, trong đoạn này chỉ gặp tình trạng mắt lác nhẹ nếu phát hiện sớm. Đeo kính và đo mắt định kỳ là cách tiếp cận chủ yếu. Điều này giúp bảo vệ chức năng nhìn của cả hai mắt, ngăn ngừa tình trạng mắt lé nhẹ (Xem thêm: Quy trình đo mắt 12 bước được thiết kế chuyên biệt tại Kính Hải Triều)
- Ở người trưởng thành: Ở người lớn, phẫu thuật chỉnh lác thường được xem xét để cải thiện tính thẩm mỹ và sự tự tin.
- Một số trường hợp lác khác: Người mắt lác cần phục hồi chức năng nhìn thông qua các bài tập mắt chuyên biệt.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Trong một số trường hợp, các biện pháp như đeo kính và tập luyện mắt có thể đủ để kiểm soát tình trạng lác. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng hơn, phẫu thuật sớm là phương pháp hiệu quả.
Đặc biệt, nếu bị mắt lác 2 bên hoặc có liên quan đến các vấn đề về mắt hoặc não, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay. Các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng, bao gồm khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết. Cuối cùng là đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
2. Phòng ngừa bị lác mắt
Một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa lác mắt là tầm soát mắt định kỳ. Tầm soát mắt giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về thị lực, bao gồm cả lác mắt. Từ đó có thể can thiệp kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Tại Kính Hải Triều, chúng tôi mang đến quy trình đo mắt 12 bước đạt chuẩn quốc tế, được các chuyên gia công nhận. Đặc biệt, khách hàng trải nghiệm 2 gói đo mắt hoàn toàn miễn phí (tùy lựa chọn)
- Gói 1: Khách hàng sẽ trải nghiệm quy trình đo mắt 12 bước chuẩn quốc tế trong 30 phút. Các chuyên viên khúc xạ sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng mắt và đánh giá chính xác các tật khúc xạ: cận thị, viễn thị và lão thị. Từ đó, bạn có thể lựa chọn cặp kính phù hợp với nhu cầu nhất.
- Gói 2: Khám mắt tổng quát với gói dịch vụ tầm soát mắt sơ bộ toàn diện tại Kính Hải Triều. Đội ngũ chuyên viên sẽ tiến hành thực hiện các đánh giá chi tiết về mắt, đáy mắt và mi mắt, giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Từ đó, bạn sẽ nhận lời khuyên và giải pháp phù hợp để bảo vệ thị lực một cách tốt nhất.
* Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Người đọc nên tự chịu trách nhiệm kiểm tra và xác minh thông tin trước khi sử dụng, thực hiện.
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp tất tần tật về bệnh lác mắt, lý giải nguyên nhân, cách dấu hiệu. Cuối cùng là phương pháp điều trị và phòng ngừa lác mắt.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
So sánh Zeiss và Essilor: Khi tròng kính Đức đối đầu tròng kính Pháp
Cảnh báo nguy cơ mất thị lực vì lệch khúc xạ mắt
Đeo kính áp tròng Ortho K có hết cận không? Cách dùng đúng
Trẻ sơ sinh bị mắt lác: Tất tần tật những kiến thức về bệnh
Mắt bị lác: Tất tần những kiến thức cơ bản về bệnh
Bị Glôcôm mắt: Tất tần tật kiến thức cơ bản về bệnh
Mắt bị bong (rách) võng mạc: Tất tần tật kiến thức cần biết về bệnh
Võng mạc là gì? Phân loại các bệnh lý về võng mạc thường gặp
THẢO LUẬN