Nhược thị xuất hiện ở trẻ em và cả người lớn, là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mắt bị suy giảm thị lực vĩnh viễn. Trong 7 năm đầu đời, các bác sĩ khuyên cha mẹ nên đưa bé khám mắt để điều trị và phòng tránh sớm.
MỤC LỤC › Bệnh nhược thị ở trẻ em là gì? › Dấu hiệu của nhược thị ở trẻ em và hệ lụy › Nguyên nhân gây nên nhược thị ở trẻ em › Cần làm gì để phòng tránh nhược thị ở trẻ em › Lời kết |
Bệnh nhược thị ở trẻ em là gì?
Bệnh nhược thị ở trẻ em xuất hiện khi bé chỉ nhìn thấy tốt ở một mắt. Tình trạng này phát triển khi não và mắt gặp trục trặc khi hoạt động cùng nhau. Nghĩa là não chỉ tiếp nhận hình ảnh ở một bên mắt. Theo thời gian, não ngày càng phụ thuộc vào mắt còn lại, và dần kém đi ở mắt không nhận ảnh.
Tỉ lệ nhược thị ở trẻ em ngày càng tăng cao. Đây được xem là tình trạng suy giảm thị lực nghiêm trọng, mặc dù sử dụng kính thuốc hay kính áp tròng cũng không thể cải thiện được. Trên thực tế, bản chất của nhược thị xuất phát từ vấn đề của não bộ thay vì mắt như nhiều người nghĩ.
Vì đã thích nghi trong một thời gian, nhiều trẻ thường không có biểu hiện hay muốn chia sẻ với phụ huynh. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường nếu như chứng giảm thị lực của trẻ không được chẩn đoán sớm.
Dấu hiệu của nhược thị ở trẻ em và hệ lụy
Vậy làm sao để phát hiện nhược thị ở trẻ em? Đa số, trẻ gặp mắc bệnh lý này thường khó chịu vì nhìn không rõ chữ trên bảng, xem TV phải đi lại gần hay phải dí sát mắt vào sách mới đọc được.
Bên cạnh đó còn có các biểu hiện thường thấy sau đây:
- Các bệnh lý liên quan: Trẻ bị lác hoặc có những bất thường ở mắt như sụp mi, đục thủy tinh thể, sẹo mờ đục giác mạc…
- Mờ và mỏi mắt: Khi xem TV hay đọc sách thị lực ở trẻ bị nhược thị thường mờ và yếu. Vì vậy, bé sẽ có những dấu hiệu như chớp mắt, hay dụi và nhìn khó khăn.
- Nheo mắt hay nghiêng đầu để nhìn: Khi trẻ bị nhược thị, một bên mắt có sức khỏe tốt hơn. Vì thế, trẻ ưu tiên nghiêng đầu về phía mắt khỏe để nhìn và có xu hướng nhắm một bên mắt để nhìn rõ hơn.
Bệnh nhược thị ở trẻ em không chỉ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe mắt mà còn gây hại đến sinh hoạt và học tập. Trẻ không nhìn được bảng, tiếp thu chậm, thường mệt mỏi và đau đầu khi đang học.
Cuối cùng, nếu con trẻ có các biểu hiện trên thì ngay lập tức phụ huynh phải đưa trẻ đi khám để được phát hiện sớm. Các bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ đưa ra biện pháp hiệu quả để điều trị kịp thời. Đặc biệt, đối với trẻ bị lác mắt cần được phát hiện sớm nhược thị.
Nguyên nhân gây nên nhược thị ở trẻ em
Nhược thị không có triệu chứng rõ ràng và chỉ phát hiện khi sàng lọc thị lực định kỳ. Sau đây là những nguyên nhân chính gây ra nhược thị ở trẻ em.
1. Do lác mắt
Là nguyên nhân thường thấy nhất khi phát hiện bệnh nhược thị ở trẻ. Lúc này, hai mắt di chuyển và không tập trung vào một tiêu điểm cụ thể. Não sẽ loại bỏ đường truyền đến từ một trong hai mắt để tránh tình trạng song thị (nhìn một vật thành hai). Kết quả là chỉ một mắt tập trung nhìn. Tình trạng lác mắt hầu như thường gặp ở giai đoạn trẻ còn nhỏ, đây là khoảng thời gian não đang tiếp thu cách nhìn.
Hầu hết trong các trường hợp mắt lác, một mắt vẫn giữ được chức năng nhìn. Trong khi đó, não loại bỏ tín hiệu của mắt còn lại truyền đến vì mắt này không thể nhìn được. Điều này trực tiếp dẫn đến nhược thị. Đây là lý do mà trẻ phải đeo miếng dán mắt để điều chỉnh.
2. Do mắc tật khúc xạ
Tật khúc xạ là nguyên nhân dễ gây nhược thị. Các tật khúc xạ phổ biến được biết đến là: Cận thị, viễn thị và loạn thị. Bệnh lý có thể làm giảm thị lực do hình ảnh mờ hoặc do hình ảnh truyền đến não không rõ ràng.
Ngoài ra còn có một triệu chứng liên quan khác. Lệch khúc xạ – Sự chênh lệch độ khúc xạ hai bên mắt khiến võng mạc không nhận được hình ảnh rõ nét. Điều này làm cho thị lực phát triển một cách bất thường và kết quả dẫn đến nhược thị. Ví dụ của lệch khúc xạ là một mắt trẻ bị cận, mắt còn lại bị viễn hoặc cả 2 mắt đều cận, đều viễn nhưng khác nhau về mức độ.
3. Do ức chế thị giác
Bất cứ bệnh lý nào gây cản trở thị giác con nhỏ cũng có thể dẫn đến bệnh nhược thị ở trẻ em. Điển hình như:
- Đục thủy tinh thể ở một mắt.
- Sụp mi.
- Giác mạc bị sẹo.
Cần làm gì để phòng tránh nhược thị ở trẻ em?
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, phụ huynh nên có những phương pháp để hướng dẫn bé sinh hoạt lành mạnh. Đi khám mắt thường xuyên cũng là một cách điều trị nhược thị ở trẻ em để phòng tránh bệnh.
1. Đo và tầm soát mắt định kỳ
Với những bậc phụ huynh đang lo lắng về sức khỏe mắt và đang tìm một nơi yên tâm để kiểm tra sức khỏe của con em. Hiện, Kính Hải Triều là nơi cung cấp quy trình đo mắt chuẩn quốc tế với 12 bước đo hoàn toàn miễn phí.
Là quy trình được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới bởi nhiều chuyên gia y khoa và kỹ thuật viên đo mắt. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp 2 gói đo mắt miễn phí dành cho khách hàng.
Gói 1: Đo mắt chuẩn quốc tế 12 bước – Đo tật khúc xạ – 30 phút:
Kính Hải Triều sẽ hỗ trợ đo mắt và kiểm tra tật khúc xạ trên mắt của bạn. Quy trình đo mắt này bao gồm nhiều bước đo lường và kiểm tra độ chính xác kính cận, kính viễn và kính lão.
Gói 2: Đo mắt chuẩn quốc tế 12 bước – Đo tật khúc xạ và Khám tầm soát sơ bộ – 1 tiếng:
Hiện, Kính Hải Triều đang có gói dịch vụ tầm soát mắt sơ bộ giúp chẩn đoán nhanh các bệnh lý nhãn khoa. Bằng cách đánh giá tổng quát về mắt, đáy mắt, mi mắt. Chuyên viên sẽ đưa ra lời khuyên và giải pháp hỗ trợ bạn bảo vệ sức khỏe thị lực.
Nếu như giá đo mắt ở bệnh viện rơi vào khoảng hơn 50.000 đồng. Tại Kính Hải Triều, khi thực hiện hai gói đo mắt, khách hàng sẽ được yên tâm trải nghiệm dịch vụ mà không hề tốn bất cứ chi phí nào.
2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Trẻ cần duy trì một chế độ sinh hoạt, học tập, sinh hoạt lành mạnh để hạn chế nhược thị ngay từ khi còn bé. Sau đây là những lời khuyên mà phụ huynh cần lưu ý:
- Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động ngoài trời: Đầu tiên, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ một chế độ học tập và vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ ngơi và có thời gian điều tiết giữa nhìn gần và xa.
- Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ giàu dinh dưỡng chắc chắn sẽ hỗ trợ bảo vệ đôi mắt bé và là giải pháp nền hỗ trợ chữa nhược thị cho trẻ em. Cha mẹ hãy quan tâm đến các bữa ăn chưa đầy đủ chất dinh dưỡng như: Rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra phải cung cấp thực phẩm giàu kẽm và trái cây.
- Đảm bảo góc học tập của bé đầy đủ ánh sáng: Phụ huynh nên bố trí ánh sáng vừa phải. Khi bé học vào ban đêm, đèn bàn là điều đầu tiên cần đến. Tránh tình trạng để bé đọc sách hoặc học bài trong điều kiện ánh sáng yếu.
- Chú ý thời gian xem TV và các thiết bị điện tử: Ngoài ra, phụ huynh nên hạn chế thời gian xem TV và thiết bị điện tử. Không để trẻ ngồi với khoảng cách quá gần với các thiết bị.
- Tư thế ngồi: Tư thế ngồi cũng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mắt, nó còn tác động đến cột sống khi bé lớn lên. Cha mẹ nên tập cho bé giữ lưng thẳng, đầu chỉ hơi cúi khoảng 10-15 độ. Tránh để bé dí mắt vào sách vở khi học.
* Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Người đọc nên tự chịu trách nhiệm kiểm tra và xác minh thông tin trước khi sử dụng, thực hiện.
Lời kết
Trên đây là bài viết cung cấp cho quý phụ huynh đầy đủ thông tin về bệnh nhược thị ở trẻ em, lý giải nguyên nhân và cách chữa nhược thị ở trẻ em.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Viễn thị và loạn thị: Phân biệt nguyên nhân, cách điều trị
Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì? Định nghĩa và cơ chế
Chiều cao khúc xạ: Tầm quan trọng và cách đo chính xác
Cắt kính viễn thị bao nhiêu tiền? Bảng giá, tư vấn chi tiết
Kính viễn và kính lão khác nhau như thế nào? Cách phân biệt
Giác mạc là gì? Cấu tạo, chức năng và bệnh lý nghiêm trọng
Đồng tử là gì? Kích thước, chức năng, các vấn đề rối loạn
Kính 2 tròng và đa tròng là gì? Phân biệt, so sánh giá
THẢO LUẬN