Kiểm tra mắt cho bé: Khi nào phù hợp, cách đo tại nhà

Kiểm tra mắt cho bé: Khi nào phù hợp, cách đo tại nhà

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 90% trẻ em Đông Á có thể bị cận thị vào năm 2050, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, việc kiểm tra mắt cho bé rất quan trọng để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề thị lực.

Đăng ký: Đo mắt chuẩn xác miễn phí cho trẻ và nhận lời khuyên từ chuyên gia tại Kính Hải Triều.

MỤC LỤC

› Khi nào cha mẹ nên kiểm tra mắt cho bé?

1. Giai đoạn 1: 0 – 2 tuổi (Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi)

2. Giai đoạn 2: 2 – 5 tuổi (Tuổi mầm non)

3. Giai đoạn 3: Từ 5 tuổi trở lên (Tuổi đi học)

› Các dấu hiệu cho thấy cần kiểm tra mắt cho bé ngay lập tức

1. Thường xuyên nheo mắt

2. Đưa vật lên sát mắt khi nhìn

3. Chảy nước mắt quá nhiều

4. Dị ứng với ánh sáng

5. Bị nhức đầu hoặc đau mắt

6. Dấu hiệu khác

› Cách kiểm tra thị lực cho bé tại nhà đơn giản

1. Sử dụng bảng đo thị lực (Snellen, HOTV, chữ E)

2. Phản xạ ánh sáng giác mạc

3. Thử nghiệm che một bên

› Lời kết

Khi nào cha mẹ nên kiểm tra mắt cho bé?

Có 3 giai đoạn cha mẹ cần chú ý để kiểm tra mắt cho bé:

1. Giai đoạn 1: 0 – 2 tuổi (Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi)

Thời gian kiểm tra mắt cho bé đối với trẻ sinh non:

  • Từ 4 – 6 tuần sau sinh: Kiểm tra để phát hiện bệnh về võng mạc.
  • 3 tháng tuổi: Kiểm tra đánh giá thị lực và võng mạc.
  • 1 tuổi: Tái khám để kiểm tra thị lực và lác.
Trẻ em nên được kiểm tra mắt từ sớm, tùy theo độ tuổi
Kiểm tra thị lực trẻ sơ sinh sinh non để phát hiện sớm các vấn đề về mắt

Thời gian kiểm tra mắt cho bé đối với trẻ đủ tháng: Cha mẹ cần kiểm tra mắt cho bé khi có dấu hiệu sau:

  • Từ 3 tháng tuổi: Bé không nhìn thẳng khi tương tác với mọi người.
  • Trước 6 tháng tuổi: Mắt bé quay vào trong hoặc ra ngoài.
  • Chảy nước mắt thường xuyên hoặc quá nhiều (dấu hiệu tắc ống dẫn nước mắt hoặc tăng nhãn áp bẩm sinh).
  • Sụp mí mắt một hoặc cả hai bên (có thể dẫn đến mắt lười).
  • Rung giật nhãn cầu (mắt chuyển động nhanh, lặp lại liên tục mà không kiểm soát được).
  • Đồng tử lớn hơn bình thường và nhạy cảm với ánh sáng (dấu hiệu tăng nhãn áp bẩm sinh).
  • Trẻ chậm phát triển hoặc mắc hội chứng down (có khả năng bị đục thuỷ tinh thể và nhiều vấn đề thị lực khác).
  • Rối loạn tuyến yên (ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác).

2. Giai đoạn 2: 2 – 5 tuổi (Tuổi mầm non)

Cần kiểm tra thị lực cho bé khi nhận thấy một số dấu hiệu bất thường sau:

  • Trẻ nghiêng đầu khi nhìn.
  • Chớp mắt thường xuyên.
  • Gia đình có người bị mắt lác hoặc mắt lười.
  • Trẻ bị khuyết tật học tập (gặp khó khăn trong việc nghe, nói, đọc, viết, làm toán,…).

Đây là giai đoạn thị lực của trẻ phát triển nên việc quan sát và nhận biết các dấu hiệu cũng dễ hơn. Cha mẹ cần thường xuyên chú ý để phát hiện và kiểm tra mắt cho bé kịp thời.

3. Giai đoạn 3: Từ 5 tuổi trở lên (Tuổi đi học)

Duy trì thói quen kiểm tra thị lực cho bé định kỳ từ 1 – 2 lần/năm. Bởi trong độ tuổi đi học, trẻ sẽ tiếp xúc nhiều với sách vở hoặc màn hình điện tử, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cận thị học đường và nhiều vấn đề khúc xạ khác.

YouTube video
Cần chú trọng kiểm tra mắt cho bé để giảm nguy cơ cận thị

Thông tin hữu ích về cận thị:

Các dấu hiệu cho thấy cần kiểm tra mắt cho bé ngay lập tức

Ngoài ra, có một số dấu hiệu rõ ràng chỉ ra mắt đang gặp vấn đề và cần kiểm tra mắt cho bé ngay lập tức:

1. Thường xuyên nheo mắt

Nheo mắt thường xuyên cho thấy bé đang gặp khó khăn trong việc nhìn rõ các vật thể ở xa hoặc gần – dấu hiệu của tật khúc xạ. Phụ huynh cần sớm kiểm tra thị lực cho bé và sử dụng biện pháp điều trị để tránh nguy cơ tăng độ không kiểm soát, ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt.

2. Đưa vật lên sát mắt khi nhìn

Đưa sách, đồ chơi lên gần mặt hay ngồi sát màn hình khi xem tivi,… cho thấy tầm nhìn xa bị giới hạn và cần kiểm tra mắt cho bé. Kiểm soát cận thị càng sớm càng dễ dàng và hiệu quả, giúp bảo vệ sức khoẻ mắt lâu dài cho trẻ.

3. Chảy nước mắt quá nhiều

Chảy nước mắt quá mức có thể là dấu hiệu của dị ứng hoặc kích ứng do yếu tố môi trường. Trong một số trường hợp, nó còn liên quan đến vấn đề nghiêm trọng hơn như tăng nhãn áp, tắc nghẽn tuyến lệ, hoặc các bệnh lý khác ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước của mắt.

Khi bé chảy nước mắt liên tục mà không có lý do rõ ràng, cha mẹ cần đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến thị lực và sự thoải mái của bé.

Chảy nước mắt quá mức có thể liên quan đến tăng nhãn áp, tắc nghẽn tuyến lệ,...
Chảy nước mắt quá nhiều là dấu hiệu cần kiểm tra mắt cho bé

4. Dị ứng với ánh sáng

Có nhiều triệu chứng dị ứng ánh sáng khác nhau tùy vào mức độ:

  • Mức độ nhẹ: Hay nheo mắt, ngứa hoặc đỏ mắt,…
  • Mức độ nặng: Đau mỏi mắt, chóng mặt, buồn nôn, tê cứng,…

Trẻ gặp tình trạng trên khi tiếp xúc với nguồn sáng như ánh sáng mặt trời, đèn, ánh sáng từ thiết bị điện tử,… có nguy cơ mắc các bệnh lý như trầy xước giác mạc, khô mắt, viêm kết mạc,…và cần khám chữa sớm.

5. Bị nhức đầu hoặc đau mắt

Đây là dấu hiệu phổ biến của cận thị, viễn thị hoặc loạn thị và cần kiểm tra mắt cho bé. Nguyên nhân do mắt phải làm việc quá sức để nhìn rõ, gây mệt mỏi cho hệ thống thị giác, dẫn đến đau mắt và nhức đầu.

6. Dấu hiệu khác

Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý đến việc bé dụi mắt liên tục, nhìn mờ, hoặc có biểu hiện như mất tập trung khi nhìn vật thể xa hoặc gần. Những dấu hiệu này cho thấy bé đang gặp khó khăn về thị lực hoặc có vấn đề liên quan đến sức khỏe mắt. Kiểm tra thị lực cho bé và điều trị kịp thời sẽ giúp bảo vệ sức khỏe mắt, tránh các biến chứng không mong muốn trong tương lai.

Cách kiểm tra thị lực cho bé tại nhà đơn giản

Nếu không có điều kiện đưa con đến cơ sở y tế thường xuyên, sau đây là một vài cách kiểm tra mắt cho trẻ tại nhà đơn giản và nhanh chóng:

1. Sử dụng bảng đo thị lực (Snellen, HOTV, chữ E)

Các loại bảng đo thị lực cho trẻ:

  • Bảng Snellen: bao gồm 11 hàng chữ cái có kích thước giảm dần từ trên xuống dưới.
Bảng Snellen bao gồm 11 hàng chữ cái có kích thước giảm dần
Bảng Snellen phổ biến trong kiểm tra thị lực cho bé
  • Bảng HOTV: có 4 ký tự H, O, T, V xếp thành các dòng chữ nhỏ dần từ trên xuống dưới.
Bảng HOTV có 4 ký tự H, O, T, V xếp thành các dòng chữ
Bảng HOTV khá đơn giản, thích hợp kiểm tra thị lực cho bé
  • Bảng chữ E: gồm các chữ “E” xoay ở theo nhiều hướng khác nhau (trái, phải, trên, dưới).
Bảng Tumble E gồm các chữ "E" xoay theo nhiều hướng khác nhau
Cách kiểm tra mắt cho trẻ tại nhà bằng bảng Tumble E

Cách kiểm tra mắt cho trẻ tại nhà:

  • Bật bảng bằng máy tính hoặc in ra và treo bảng trên tường.
  • Cho trẻ đứng hoặc ngồi thẳng lưng, cách bảng khoảng 5m và che một bên mắt.
  • Cho trẻ đọc chữ cái (bảng Snellen, HOTV) hoặc xác định hướng của chữ E (bảng chữ E) theo thứ tự các dòng từ trên xuống dưới.
  • Dừng và ghi lại kết quả khi trẻ không thể nhìn rõ nữa.
  • Lặp lại với mắt bên kia.

Kết quả:

  • 10/10: Mắt khỏe mạnh, nhìn rõ bình thường.
  • 6 – 7/10: Có dấu hiệu cận nhẹ, khoảng 0.5 độ.
  • 4 – 5/10: Cận thị từ 1.5 – 2 độ, gây khó khăn khi nhìn xa.
  • Dưới 3/10: Cận trên 2 độ và cần đeo kính để điều chỉnh ngay.

Xem thêm: 10 loại bảng đo thị lực mắt phổ biến và quy trình kiểm tra chuẩn

2. Phản xạ ánh sáng giác mạc

Cách kiểm tra mắt cho bé:

  • Cho trẻ ngồi thẳng, không nghiêng đầu.
  • Từ khoảng cách 60cm, sử dụng đèn pin hoặc nguồn sáng nhẹ, chiếu vào sống mũi giữa 2 mắt trẻ.
  • Phản xạ ánh sáng trên giác mạc sẽ là điểm sáng nhỏ gần giữa con ngươi ở mỗi mắt.
  • Nếu điểm sáng ở 2 bên không đối xứng hoặc lệch tâm trẻ có thể bị lệch trục hay lác mắt.

3. Thử nghiệm che một bên

Cách kiểm tra mắt trẻ sơ sinh:

  • Để trẻ nằm hoặc ngồi một chỗ, đưa một vật thể trước mắt để trẻ nhìn.
  • Che một bên mắt và theo dõi xem trẻ có tiếp tục quan sát vật đó bằng mắt còn lại không.
  • Nếu trẻ quấy khóc, tỏ ra khó chịu, hoặc không thể theo dõi vật thể thì thị lực của mắt không che bị yếu và cần được kiểm tra.
Để trẻ sơ sinh nằm và quan sát cách trẻ nhìn vật thể
Quan sát cách trẻ nhìn vật thể là cách kiểm tra mắt trẻ sơ sinh phổ biến

Cách kiểm tra mắt cho bé lớn hơn: Trong khi trẻ đang nhìn một vật ở xa, người kiểm tra sẽ che một bên mắt. Nếu mắt còn lại di chuyển (vào trong hoặc ra ngoài) thì trẻ có nguy cơ bị lác mắt.

Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về khoảng thời gian cần thiết và các cách kiểm tra mắt cho bé tại nhà. Phụ huynh cần sớm chú ý đến sức khoẻ mắt của con để hạn chế biến chứng nặng về sau.

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *