3 Cách kiểm tra mắt có bị cận hay không? Hướng dẫn từ chuyên gia

Cách kiểm tra mắt có bị cận hay không? Dấu hiệu và giải pháp

Theo WHO, 50% dân số toàn cầu sẽ mắc cận thị vào năm 2050. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm tật khúc xạ này là vô cùng quan trọng. Vậy đâu là cách kiểm tra mắt có bị cận hay không đơn giản và chính xác nhất?

MỤC LỤC

› Dấu hiệu mắt bị cận: Nhận biết sớm để xử lý kịp thời

1. Dấu hiệu cận nhẹ

2. Dấu hiệu mắt cận trung bình

3. Dấu hiệu mắt cận nặng

› 3 cách kiểm tra mắt có bị cận hay không đơn giản và hiệu quả

1. Kiểm tra bằng bảng đo thị lực

2. Sử dụng app đo mắt cận

3. Thực hiện các bài kiểm tra mắt trực tuyến

› Tự kiểm tra mắt tại nhà và đo mắt tại phòng khám: Khác biệt ra sao?

› Cách kiểm tra mắt có bị cận hay không? Giải đáp các câu hỏi liên quan

1. Làm sao để biết mắt mình bị cận?

2. Cận nhẹ nhìn như thế nào?

3. Mắt mỏi có phải dấu hiệu của cận thị không?

4. Cách kiểm tra mắt bị cận tại nhà liệu có chính xác?

› Đo mắt miễn phí tại Kính Hải Triều: Đặt lịch chỉ với 3 bước đơn giản

Dấu hiệu mắt bị cận: Nhận biết sớm để xử lý kịp thời

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến khiến bạn khó nhìn rõ vật thể ở xa. Theo Mayo Clinic, các dấu hiệu thường gặp của tật cận thị bao gồm: Mắt mờ khi nhìn xa, phải nheo mắt để thấy rõ, mắt mỏi và đau đầu do căng thị lực.

Theo nhiều chuyên trang uy tín về nhãn khoa, các mức độ cận thị bao gồm:

  • Cận nhẹ: Từ -0.25 diop đến -3.00 diop.
  • Cận trung bình: Từ – 3.00 diop đến -6.00 diop.
  • Cận nặng: Trên -6.00 diop.

Giải thích: Diop là gì?

1. Dấu hiệu cận nhẹ

  • Thị lực mờ nhẹ khi nhìn xa: Bạn không thể phân biệt rõ biển hiệu trên đường phố, giờ đồng hồ treo trên tường hay video trên màn hình lớn.
  • Nheo mắt hoặc chớp mắt liên tục khi phải điều tiết để nhìn xa.
  • Có triệu chứng nhức mỏi mắt, đau đầu, chảy nước mắt.
  • Nhìn mờ hơn vào ban đêm, đặc biệt là khi lái xe.

2. Dấu hiệu mắt cận trung bình

  • Khó nhìn xa hơn khoảng cách từ 2 – 3m.
  • Nhức mắt khi xem tivi hoặc đọc sách trong thời gian dài và phải ngồi gần hơn để xem.
  • Cần đeo kính trong tình huống đòi hỏi sự tập trung như lái xe, làm việc,…
  • Nhìn mờ vào ban đêm hoặc khi ánh sáng yếu.

3. Dấu hiệu mắt cận nặng

  • Rất khó nhìn rõ ở cả khoảng cách gần và xa, phụ thuộc hoàn toàn vào kính.
  • Thường xuyên phải nheo mắt, nghiêng đầu hoặc nhắm 1 mắt để nhìn mọi vật.
  • Đau đầu và căng thẳng mắt liên tục.
  • Mắt dễ bị khô và nhạy cảm với ánh sáng.

Rất có thể bạn cũng đang có những dấu hiệu trên và đang băn khoăn không biết nên làm gì để có thể kiểm tra một cách chính xác. Đừng lo lắng! Kính Hải Triều sẽ gỡ rối cho bạn ngay ở phần sau.

3 cách kiểm tra mắt có bị cận hay không đơn giản và hiệu quả

Với nhịp sống hiện đại ngày nay, không phải ai cũng có thời gian để đến đo mắt tại bệnh viện hay cửa hàng kính mỗi khi nghi ngờ mình bị cận. Nhiều người chỉ phát hiện ra khi những dấu hiệu cận thị xuất hiện thường xuyên, ảnh hưởng tới quá trình học tập, làm việc lẫn hoạt động thường ngày.

Theo nghiên cứu từ American Academy of Ophthalmology, nhiều trường hợp cận thị nhẹ không có triệu chứng rõ ràng, khiến người bệnh chủ quan. Hậu quả là tình trạng cận ngày càng tiến triển, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người làm việc nhiều với máy tính.

Hiểu rõ điều này, Kính Hải Triều sẽ mách bạn 3 cách kiểm tra mắt có bị cận hay không ngay tại nhà, giúp bạn chủ động theo dõi và chăm sóc sức khỏe thị lực.

1. Kiểm tra bằng bảng đo thị lực

Đây là cách kiểm tra mắt có bị cận hay không phổ biến nhất và được nhiều chuyên gia sử dụng. Bảng đo thị lực thường có các ký tự, chữ cái hoặc hình ảnh với kích thước giảm dần từ trên xuống dưới, giúp người kiểm tra xác định khả năng nhìn rõ của mắt ở nhiều khoảng cách khác nhau. Bảng đo thị lực Snellen, bảng chữ E hay bảng Landolt C là những loại phổ biến mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra mắt có bị cận hay không.

Bảng đo gồm 11 dòng chữ cái với kích thước nhỏ dần từ trên xuống dưới
Cách kiểm tra mắt có bị cận hay không bằng bảng Snellen

Cách kiểm tra mắt có bị cận hay không bằng bảng đo thị lực:

  • Đảm bảo không gian đủ ánh sáng để nhìn rõ chữ.
  • Ngồi thoải mái, thẳng lưng, cách màn hình máy tính khoảng 1m.
  • Giữ nguyên kính (nếu có).
  • Che một mắt, lần lượt đọc các chữ cái từ trên xuống dưới. Chú ý không nheo mắt hay rướn người.
  • Dừng lại khi không nhìn rõ được nữa và ghi lại kết quả.
  • Lặp lại với mắt kia.

Kết quả kiểm tra mắt có cận không:

Thị lựcĐộ cận
10/10Mắt không bị cận thị
8 – 9/10Mắt cận khoảng 0,25 độ
6 – 7/10Mắt cận khoảng 0,5 độ
4 – 5/10Mắt cận từ 1 đến 1,5 độ
Dưới 3/10Mắt cận trên 2 độ

2. Sử dụng app đo mắt cận

Hiện nay có nhiều ứng dụng đo mắt giúp bạn dễ dàng kiểm tra mắt có bị cận hay không. Cách kiểm tra mắt cận bao nhiêu độ này rất đơn giản. Chỉ cần tải app đo mắt cận, làm theo hướng dẫn và bạn sẽ nhận kết quả đo mắt chỉ sau vài phút.

Một số app phổ biến có thể kể đến như:

  • Eye Testing | Eye Care: Kiểm tra từ cơ bản đến chuyên sâu và cho ra kết quả chi tiết về thị lực. App còn có trò chơi thị lực và IQ, giúp giải trí nhẹ nhàng.
  • Eye Test: Đo độ cận, loạn, mù màu và đưa ra cảnh báo về các bệnh lý có nguy cơ cao.
  • Smart Optometry: Tích hợp nhiều loại hình kiểm tra như chữ, số, hình ảnh,… giúp bạn kiểm tra chính xác độ cận và các vấn đề khác của mắt.
Smart Optometry tích hợp nhiều loại hình kiểm tra
Sử dụng app Smart Optometry là cách để kiểm tra mắt có bị cận hay không

3. Thực hiện các bài kiểm tra mắt trực tuyến

Đây cũng là phương pháp tiện lợi và dễ thực hiện nếu bạn muốn kiểm tra mắt có bị cận hay không. Các bài kiểm tra này thường sử dụng các bảng thị lực, các bài kiểm tra thị lực, độ tương phản, mù màu và loạn thị. Mặc dù không thể thay thế hoàn toàn việc thăm khám tại các cơ sở y tế, nhưng phương pháp này giúp đưa ra đánh giá sơ bộ về tình trạng thị lực của bạn.

Kiểm tra loạn thị:

  • Ngồi thẳng, thoải mái, cách 50cm so với màn hình máy tính, giữ nguyên kính (nếu có).
  • Dùng tay che một mắt, quan sát độ đậm và độ dày của các đường thẳng dưới đây xem có giống nhau hay không.
  • Lặp lại với mắt kia.
Kiểm tra loạn thị bằng đường song song
Cách để kiểm tra mắt có bị cận hay không bằng hình ảnh

Kết quả: Nếu gặp khó khăn trong việc nhìn rõ các đường thẳng hoặc thấy một số đường đậm và dày hơn thì có thể bạn đã mắc loạn thị.

Kiểm tra mù màu

  • Ngồi thẳng, thoải mái, cách 50cm so với màn hình máy tính, giữ nguyên kính (nếu có).
  • Lần lượt đọc số bên trong các hình tròn. Bỏ qua những hình không đọc được.
  • Ghi lại và đối chiếu với kết quả.
Bảng Ishihara dùng kiểm tra mù màu
Cách kiểm tra mắt có bị cận hay không bằng bảng Ishihara

Kết quả: 7, 13, 16, 8, 12, 9. Nếu không nhìn được các số này thì có thể bạn đã mắc mù màu.

Tự kiểm tra mắt tại nhà và đo mắt tại phòng khám: Khác biệt ra sao?

Cách kiểm tra mắt có bị cận hay không tại nhà dù tiện lợi và nhanh chóng nhưng vẫn có một vài hạn chế nhất định so với đo mắt tại phòng khám. Dưới đây là phân tích ưu nhược điểm chi tiết của từng phương pháp.

Tự kiểm tra tại nhàĐo mắt tại phòng khám
Độ chính xácTương đối, phù hợp để sàng lọc ban đầuRất cao, đo bằng thiết bị khúc xạ tự động
Phạm vi kiểm traChỉ kiểm tra thị lực và khúc xạ cơ bảnBao gồm đo thị lực chuyên sâu, phát hiện các bệnh lý về mắt
Tính tiện lợiCao Thấp hơn, cần đặt lịch hẹn và di chuyển đến địa điểm 
Phù hợp với?Người nghi ngờ bị cận nhẹ, cần kiểm tra sơ bộ, người bận rộnNgười có dấu hiệu thị lực giảm rõ rệt, cần đo chính xác hoặc kiểm tra chuyên sâu
Đo mắt tại phòng khám/cửa hàng mắt kính với máy móc hiện đại cung cấp kết quả chính xác và đáng tin cậy hơn
Bạn nên kiểm tra tại phòng khám/cửa hàng mắt kính nếu có dấu hiệu thị lực giảm rõ rệt

Cách kiểm tra mắt có bị cận hay không? Giải đáp các câu hỏi liên quan

Với kinh nghiệm tư vấn cho hàng nghìn khách hàng, Kính Hải Triều sẽ giúp bạn giải đáp một số câu hỏi trong quá trình kiểm tra mắt có bị cận hay không.

1. Làm sao để biết mắt mình bị cận?

Bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu như nhìn mờ ở khoảng cách xa, thường xuyên nheo mắt để nhìn rõ hoặc khó nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc ban đêm. Lúc này, hãy thử kiểm tra bằng bảng thị lực online hoặc ứng dụng kiểm tra mắt trên điện thoại để có đánh giá sơ bộ trước khi đi đo mắt chuyên sâu.

2. Cận nhẹ nhìn như thế nào?

Cận nhẹ thường nằm trong khoảng -0.25 đến -3.00 độ. Ở mức này, nhiều người không cảm nhận rõ rệt sự thay đổi thị lực, nhất là khi chỉ cận một mắt hoặc chưa cần dùng kính thường xuyên.

Một số biểu hiện mà bạn nên chú ý:

  • Nhìn xa bị mờ.
  • Phải nheo mắt khi nhìn xa.
  • Mỏi mắt, nhức đầu.
  • Chớp mắt thường xuyên.

3. Mắt mỏi có phải dấu hiệu của cận thị không?

Câu trả lời là có thể! Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỏi mắt như sử dụng máy tính liên tục, dùng kính sai độ hoặc chưa đeo kính khi cần, nhìn gần hoặc nhìn trong điều kiện thiếu ánh sáng liên tục.

Trong những trường hợp này, bạn nên để mắt nghỉ ngơi sau 20 phút làm việc (quy tắc 20-20-20), hoặc có thể thực hiện các cách kiểm tra mắt có bị cận không.

4. Cách kiểm tra mắt bị cận tại nhà liệu có chính xác?

Kết quả kiểm tra mắt bị cận tại nhà chỉ mang tính chất tham khảo, bởi nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện ánh sáng hay cách thức thực hiện.

Theo Viện Nhãn Khoa Quốc Gia Hoa Kỳ (NEI): “Các bài kiểm tra thị lực tại nhà không thay thế cho khám mắt chuyên sâu – nơi có thể phát hiện tật khúc xạ, các bệnh lý tiềm ẩn và xác định độ chính xác để kê đơn kính mắt”.

Đo mắt miễn phí tại Kính Hải Triều: Đặt lịch chỉ với 3 bước đơn giản

Hiểu rõ nhu cầu của nhiều khách hàng, Kính Hải Triều cung cấp dịch vụ đo mắt cá nhân hóa 12 bước theo tiêu chuẩn quốc tế, cùng với đó là đội ngũ kỹ thuật viên kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng kết quả đo mắt chính xác nhất hoàn toàn miễn phí.

YouTube video
Khám phá quy trình đo mắt cá nhân hóa 12 bước theo tiêu chuẩn quốc tế tại Kính Hải Triều

Để thuận tiện trong việc di chuyển cũng như sắp xếp thời gian, khách hàng có thể đăng ký lịch đo mắt online bằng cách:

  • Bước 1: Nhấp vào link đặt lịch đo mắt
  • Bước 2: Điền đầy đủ thông tin “Họ tên + Số điện thoại”.
  • Bước 3: Bấm vào “Đăng ký ngay”. 

Nhân viên Kính Hải Triều sẽ liên hệ và giúp bạn lựa chọn thời gian phù hợp nhất, đảm bảo quá trình đo mắt diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *