Bệnh nhược thị: Tất tần tật kiến thức cơ bản cần biết

nhuoc thi la gi nguyen nhan dau hieu nhan biet phan loai anh bia

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có 12 triệu trẻ em bị suy giảm thị lực do nhược thị. Đáng nguy hơn, không phải cha mẹ nào cũng biết nhược thị là gì?

MỤC LỤC

Bệnh nhược thị là gì? Phân loại mức độ

1. Nhược thị nhẹ

2. Nhược thị trung bình

3. Nhược thị nặng

Dấu hiệu của nhược thị thường gặp

1. Mờ mắt

2. Mỏi mắt thường xuyên

3. Lác mắt

4. Sụp mi mắt

5. Nheo mắt

6. Nghiêng đầu, cổ khi nhìn

Nguyên nhân gây nên nhược thị

1. Lác mắt

2. Bất thường khúc xạ

3. Tắc nghẽn của trục thị giác

Đối tượng thường mắc nhược thị

1. Nhược thị ở trẻ em

2. Nhược thị ở người lớn

Lời kết

Bệnh nhược thị là gì? Phân loại mức độ

Nhược thị (mắt lười) là tình trạng một bên mắt bị giảm chức năng nhìn (hiếm gặp ở 2 bên) do mắt và não hoạt động không đồng bộ, nghĩa là não không thể nhận diện thị lực của mắt.

Để nhận diện mắt bị nhược thị, phương pháp dễ nhất là đến tìm bác sĩ nhãn khoa. Ở đây, chuyên gia sẽ có những phương pháp điều trị khoa học giúp điều chỉnh mắt và não hoạt động hài hòa, cải thiện và hồi phục thị lực cho bệnh nhân.

Phân biệt mắt nhược thị và mắt khỏe mạnh
Thế nào là nhược thị? Hãy xem sự khác nhau giữa bệnh nhược thị mắt (trái) và mắt khỏe (phải)

Phân loại các mức độ nhược thị:

1. Nhược thị nhẹ

Nếu mắt có tầm nhìn từ 20/40 đến dưới 20/30 sẽ chẩn đoán là nhược thị nhẹ. Những người này có thể nhìn rõ các chữ cái ở dòng thứ 5 và 6 trong bảng đo thị lực.

2. Nhược thị trung bình

Nếu mắt có tầm nhìn từ 20/200 đến 20/50, sẽ chẩn đoán là nhược thị trung bình. Khi đó, người bệnh chỉ nhìn được 4 dòng đầu trên cùng của bảng đo mắt.

3. Nhược thị nặng

Trong trường hợp, tầm nhìn của mắt dưới 20/200, sẽ chẩn đoán là nhược thị nặng. Lúc này, thị lực của người bệnh rất kém và không thể nhìn thấy các dòng trên bảng đo thị lực.

Bảng đo nhược thị Snellen
Bảng đo thị lực Snellen là loại bảng đo phổ biến thường dùng trong quy trình đo khúc xạ mắt

Dấu hiệu của nhược thị thường gặp

Hiện tượng nhược thị thường xuất hiện các triệu chứng phổ biến sau đây:

YouTube video
Cha mẹ hãy cận thận với bệnh nhược thị dễ gặp ở bé

1. Mờ mắt

Tình trạng này xảy ra khi một bên mắt mờ hơn bên còn lại. Từ đó, xuất hiện các triệu chứng nhức đầu, khó nhìn rõ vật và cản trở quá trình sinh hoạt trong cuộc sống, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thị lực.

2. Mỏi mắt thường xuyên

Việc để mắt hoạt động thường xuyên với cường độ cao cùng một chế độ nghỉ ngơi không hợp lý sẽ gây ra tình trạng mỏi, đỏ và chói mắt. Điều này khiến trẻ thường xuyên dụi mắt hoặc nhắm mắt lại để giảm bớt khó chịu.

3. Lác mắt

Khi hai mắt không thể hướng về cùng một điểm hoặc nhìn theo những điểm hoặc vật khác nhau dẫn đến việc khó quan sát mọi vật xung quanh. Khi đó, một bên mắt phải hoạt động nhiều hơn bên còn lại.

4. Sụp mi mắt

Khi 1 hoặc cả 2 bên mí mắt sụp xuống cản trở tầm nhìn, đôi khi sẽ khiến trẻ dễ bị vướng tầm nhìn, gây té ngã. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài, tầm nhìn của mắt sẽ bị giảm, cuối cùng là suy giảm thị lực dẫn đến nhược thị.

5. Nheo mắt

Trẻ có xu hướng nhắm một bên mắt hay nheo mắt khi nhìn bất cứ thứ gì, đây là biểu hiện của thị lực có vấn đề và mắt đang cố gắng điều tiết để nhìn rõ vật.

6. Nghiêng đầu, cổ khi nhìn

Trẻ thương có xu hướng nghiêng đầu và cổ về bên mắt có thị lực tốt để nhìn rõ mọi vật. Hậu quả là một bên mắt hoạt động nhiều hơn và dẫn đến nhược thị nghiêm trọng.

Trẻ em nhược thị phải đeo bịt mắt để điều trị
Trẻ em nhược thị phải đeo băng bịt mắt để cân bằng thị lực hai mắt

Nguyên nhân gây nên nhược thị

Có thể phát hiện nhiều yếu tố gây ra nhược thị nhưng hầu hết nằm ở 3 nguyên nhân chính sau đây:

YouTube video
Trẻ em ngày càng gặp nhiều bệnh lý về mắt nhưng cha mẹ chưa biết cách khắc phục

1. Lác mắt

Tình trạng này xảy ra khi cả hai mắt đều phối hợp không đồng đều khi chúng không cùng nhìn vào một hướng. Tất nhiên, vì tình trạng một bên mắt lác lâu dần sẽ bị não loại bỏ những hình ảnh tiếp nhận từ đó. Hậu quả là tình trạng nhược thị diễn ra ở bên mắt lác và thị lực ngày càng kém.

2. Bất thường khúc xạ

Bất thường khúc xạ hay thường gọi với cái tên quen thuộc là mắc tật khúc xạ. Khi đó, tầm nhìn mắt bị mờ đi và không thể nhìn rõ như bình thường. Nếu để lâu và không đi điều trị sớm có thể dẫn đến nhược thị. Các bất thường khúc xạ bao gồm:

  • Cận thị: khó nhìn các vật ở xa.
  • Viễn thị: khó nhìn thấy các vật ở gần, xa.
  • Loạn thị (giác mạc hình bầu dục): tầm nhìn bị mờ, nhòe khiến người bệnh khó nhìn thấy các vật cả ở gần lẫn ở xa.
Các tật khúc xạ phổ biến: Cận thị, viễn thị, loạn thị.
Các tật khúc xạ phổ biến hiện nay

3. Tắc nghẽn của trục thị giác

Hãy nhớ rằng, bất kỳ bệnh lý nào liên quan đến chức năng của mắt đều có thể dẫn đến nhược thị. Bao gồm:

  • Mí mắt sụp: một bên mí mắt rủ xuống che mất một phần mắt.
  • Đục thủy tinh thể: tình trạng thủy tinh thể vẩn đục làm mắt mờ dần.
  • Các vấn đề về giác mạc, đồng tử.
Mắt thủy tinh thể bình thường (trái) và mắt thủy tinh thể bị đục (phải)
Bệnh đục thủy tinh thể ảnh hưởng xấu đến mắt và gây ra nhược thị

Đối tượng thường mắc nhược thị

Trẻ em là nhóm rất dễ mắc phải nhược thị. Điều này không có nghĩa tình trạng này không xuất hiện người lớn. Ngược lại, nhược thị ở người lớn còn nguy hiểm hơn rất nhiều.

1. Nhược thị ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ nhận biết khi gặp chứng nhược thị. Hiện nay, tỉ lệ nhược thị ở trẻ em dưới 6 tuổi chiếm 3%. Nếu ba mẹ phát hiện sớm có thể điều trị bằng cách tập cho trẻ những cách như nhìn, quan sát. 

Một đứa bé từ khi chào đời cho đến lúc lớn lên, đường truyền thị giác từ mắt đến não luôn phát triển song song và tiến triển đến lúc chúng hình thành một cách đầy đủ, và ổn định khi bé 7 – 8 tuổi. Tuy nhiên đến một thời điểm nào đó, chức năng thị giác của não không thể tiếp nhận hình ảnh và khả năng nhìn giảm sút sẽ dẫn đến nhược thị. Vì thế, bản chất của nhược thị diễn ra bất thường ở não hơn là ở mắt.

Trẻ em nhược thị đeo bịt mắt để cân bằng thị lực
Trẻ em là đối tượng dễ mắc chứng nhược thị

2. Nhược thị ở người lớn

Điều trị nhược thị ở người trưởng thành thường khó khăn hơn trẻ em vì đã qua thời gian vàng (nhỏ hơn 7 tuổi). Vì vậy, cần phải tích cực thông báo với gia đình đến ngay các phòng khám để được bác sĩ theo dõi và đưa ra tiến trình cải thiện. 

Người lớn phải thường xuyên đi khám mắt để tránh nhược thị
Người lớn nên thường xuyên đi khám mắt để kịp thời phát các bệnh lý về mắt

*Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Người đọc nên tự chịu trách nhiệm kiểm tra và xác minh thông tin trước khi sử dụng, thực hiện.

Lời kết

Trên đây, Kính Hải Triều đã cùng bạn tìm hiểu về mắt nhược thị, nguyên nhân và đối tượng mắc bệnh. Đọc thêm nhiều bài viết khác để nắm rõ các thông tin về các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em.

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *