Chắc hẳn bảng đo thị lực là công cụ rất quen thuộc mỗi khi đi đo mắt. Vậy bạn đã biết có những loại bảng nào và đâu là quy trình kiểm tra chính xác?
MỤC LỤC › Các loại bảng kiểm tra thị lực phổ biến hiện nay › Quy trình đo thị lực cá nhân hoá 12 bước quốc tế với máy đo mắt công nghệ cao |
Các loại bảng kiểm tra thị lực phổ biến hiện nay
Bảng đo mắt là phương pháp kiểm tra thị lực phổ biến nhất hiện nay. Không khó để bắt gặp loại bảng này trong bệnh viện hay tiệm kính để xác định tầm nhìn của mắt.
1. Bảng thị lực Landolt-C
Các nước Châu Âu chuộng sử dụng bảng đo thị lực chữ C trong việc đo khúc xạ cho trẻ em hoặc người không biết chữ. Đây là phát minh vĩ đại của bác sĩ nhãn khoa người Thụy Sĩ Edmund Landolt.
Landolt-C bao gồm nhiều vòng tròn hở giống như chữ C, đặt theo nhiều hướng và góc độ khác nhau. Bảng đo tiêu chuẩn sẽ có 11 dòng với kích thước chữ từng dòng giảm dần từ trên xuống dưới.
Cách dùng:
- Người đọc đứng cách xa 5m và nhìn thẳng.
- Lần lượt xác định xem chữ C đang quay về hướng nào theo thứ tự từ trên xuống dưới.
- Khi không thể xác định chính xác hướng của chữ C nữa thì đó là mức thị lực của bạn.
2. Bảng thị lực Snellen
Snellen là loại bảng vô cùng quen thuộc với chúng ta, phù hợp cho những người biết chữ. Đây là dạng bảng gồm nhiều chữ cái khác nhau, sắp xếp theo thứ tự lớn dần từ dưới lên.
Thông thường, bảng đo chuẩn sẽ có 11 dòng bao gồm các chữ cái in hoa và ở dòng đầu tiên chỉ có duy nhất 1 chữ cái với kích thước lớn nhất.
Bệnh nhân đứng cách bảng khoảng 5 mét và đọc tên các chữ cái lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới cho đến khi không xác định rõ hình dạng của chữ nữa thì dừng lại.
Cách dùng:
- Đứng hoặc ngồi cách bảng Snellen khoảng 5m. Đảm bảo đủ ánh sáng để có thể nhìn thấy rõ các chữ cái.
- Che một mắt và đọc chữ từ trái sang phải và từ trên xuống dưới.
- Dừng lại khi không thể nhìn rõ chữ cái trên bảng, đây là kết quả thị lực của bạn.
- Lặp lại với mắt bên kia.
3. Bảng thị lực Tumble E
Bảng đo thị lực trẻ em chữ E (hay còn gọi là Armaignac) gồm một ký tự E xoay về các phía trên, dưới, trái, phải. Giống với bảng chữ C, Armaignac có hình dạng đơn giản để sử dụng cho trẻ nhỏ và người không biết chữ.
Cách dùng:
- Người đọc đứng cách xa 5m và nhìn thẳng.
- Lần lượt xác định xem chữ E đang quay về hướng nào theo thứ tự từ trên xuống dưới.
- Khi không thể xác định chính xác hướng của chữ E nữa thì đó là mức thị lực của bạn.
4. Bảng thị lực HOTV
Bảng kiểm tra thị lực mắt HOTV bao gồm 4 chữ cái H, O, T, V sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé và theo hướng từ trên xuống dưới. HOTV không quá phổ biến tại thị trường Việt Nam vì chỉ sử dụng chủ yếu cho bé nhỏ khoảng từ 3 – 4 tuổi biết sơ qua về bảng chữ cái.
Cách dùng:
- Đặt bảng ở vị trí đầy đủ ánh sáng.
- Đứng hoặc ngồi thẳng, cách bảng khoảng 5m.
- Che một mắt và bắt đầu đọc các dòng chữ H, O, T, V từ trên xuống dưới.
- Dừng lại khi không thể nhìn rõ chữ nữa và ghi lại kết quả thị lực.
- Lặp lại với mắt bên kia.
5. Bảng đo thị lực hình
Thiết kế bảng gồm nhiều hình ảnh như ngôi nhà, cây cối, động vật… có kích thước nhỏ dần từ trên xuống dưới, thích hợp sử dụng cho trẻ em.
Cách dùng:
- Cho trẻ đứng thẳng và cách bảng 5m.
- Hướng dẫn trẻ che 1 bên mắt và đọc tên các con thú với kích thước giảm dần từ trên xuống.
- Dòng nào trẻ bắt đầu không nhìn rõ sẽ là kết quả thị lực của trẻ.
- Đổi sang kiểm tra mắt còn lại.
6. Bảng đo thị lực Parinaud
Bảng gồm các đoạn văn bản ngắn với kích thước khác nhau, giúp xác định mức độ thị lực gần của người kiểm tra.
Cách dùng:
- Đứng hoặc ngồi cách bảng Parinaud từ 35cm đến 40cm (khoảng một sải tay).
- Che một mắt và đọc các đoạn văn, bắt đầu từ đoạn lớn nhất (P14) và dần dần di chuyển xuống các đoạn nhỏ hơn (P1).
- Kiểm tra từng mắt riêng lẻ, sau đó đọc bằng cả hai mắt.
- Dừng và ghi lại kết quả khi không đọc được nữa.
7. Bảng đo thị lực màu
Bảng đo thị lực màu sử dụng để kiểm tra khả năng phân biệt màu sắc, đặc biệt là với người nghi ngờ mắc chứng mù màu. Bảng gồm các vòng tròn nhỏ chứa nhiều chấm màu, trong đó có chữ số hoặc hình được ẩn giấu mà chỉ người phân biệt màu sắc tốt mới nhìn thấy.
Cách dùng:
- Để bảng cách mắt một sải tay (35 – 40cm).
- Nhìn và xác định số được ẩn trong các hình tròn.
- Nếu không thể nhận diện hoặc nhận diện sai nhiều hình, có thể bạn đã mắc mù màu.
Kết quả: 7, 8, 9, 12, 14, 15
8. Bảng đo thị lực ZU
ZU gồm nhiều cỡ chữ khác nhau và rải đều thành nhiều hàng, tương tự như biểu đồ Snellen.
Cách dùng:
- Đứng hoặc ngồi cách bảng Snellen khoảng 5m. Đảm bảo đủ ánh sáng để có thể nhìn thấy rõ các chữ cái.
- Che một mắt và đọc chữ từ trái sang phải và từ trên xuống dưới.
- Dừng lại khi không thể nhìn rõ chữ cái trên bảng, đây là kết quả thị lực của bạn.
- Lặp lại với mắt bên kia.
9. Bảng đo thị lực A4
Bảng đo thị lực A4 là dạng bảng cầm tay, chứa các ký tự hoặc hình ảnh tương tự như Snellen nhưng có kích thước nhỏ gọn hơn, dễ mang theo và sử dụng linh hoạt. Loại bảng này thường dùng trong chương trình kiểm tra nhanh hoặc tại phòng khám nhỏ.
Cách dùng:
- Cầm bảng cách mắt khoảng 35cm.
- Che một mắt và lần lượt đọc các ký tự trên bảng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Dừng lại khi không thể nhìn rõ chữ cái trên bảng, đây là kết quả thị lực của bạn.
- Lặp lại với mắt kia.
10. Bảng đo thị lực điện tử
Với các bảng đo thị lực điện tử, các ký tự và hình ảnh sẽ hiển thị trên màn hình và có thể điều chỉnh dễ dàng theo mức độ khó của bài kiểm tra. Đây là giải pháp hiện đại thay thế bảng đo truyền thống.
Cách dùng:
- Người đọc ngồi cách màn hình khoảng 5m.
- Bệnh nhân che một mắt và đọc từng ký tự hoặc ký hiệu mà bảng hiển thị theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.
- Lặp lại quy trình với mắt còn lại.
Quy trình đo thị lực cá nhân hoá 12 bước quốc tế với máy đo mắt công nghệ cao
Kính Hải Triều sử dụng bảng đo thị lực đời mới (System Chart) được nhập khẩu từ Nhật Bản, giúp cung cấp nhiều chế độ kiểm tra khác nhau. Thêm vào đó là sự kết hợp của nhiều thiết bị đo mắt tự động khác, đem đến quy trình đo thị lực cá nhân hoá 12 bước chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo kết quả chính xác và đáng tin cậy cho khách hàng.
Sau khi đặt lịch đo mắt trên website, nhân viên Kính Hải Triều sẽ chủ động liên hệ và sắp xếp sao cho phù hợp nhất với lịch trình của bạn, giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi tại cửa hàng.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại bảng đo thị lực mắt chuẩn. Để biết chính xác về tình trạng thị lực, bạn hãy đến Kính Hải Triều để được kỹ thuật viên thăm khám và tư vấn kỹ càng hơn nhé.
Kiến thức thị giác hữu ích:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chiều cao khúc xạ: Tầm quan trọng và cách đo chính xác
Cắt kính viễn thị bao nhiêu tiền? Bảng giá, tư vấn chi tiết
Kính viễn và kính lão khác nhau như thế nào? Cách phân biệt
Giác mạc là gì? Cấu tạo, chức năng và bệnh lý nghiêm trọng
Đồng tử là gì? Kích thước, chức năng, các vấn đề rối loạn
Kính 2 tròng và đa tròng là gì? Phân biệt, so sánh giá
Thời gian chuyển màu: Tròng kính đổi màu nhanh đến đâu?
Kỳ 5: Series “Những đôi mắt bị bỏ quên” – Thiện nguyện Kính Hải Triều
THẢO LUẬN