Cận thị là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị mắt cận

Cận thị là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị mắt cận

Theo một ước tính, hơn 80% trẻ em Việt Nam sẽ bị cận thị. Các chuyên gia về sức khỏe mắt tin rằng, nếu không biết khái niệm và cách điều trị, nguy cơ bị mắc bệnh của mỗi người sẽ tăng cao.

MỤC LỤC

› Tật cận thị là gì?

› Tổng quan về mắt cận thị từ A-Z

1. Nguyên nhân bị cận thị phổ biến

2. Các dấu hiệu bị cận thị thường gặp

3. Các mức độ cận thị cần chú ý

4. Cách điều trị cận thị hiệu quả

› Bảng so sánh các loại tật khúc xạ phổ biến hiện nay

› Giải đáp một số câu hỏi thường gặp

Đặt lịch đo mắt chuẩn 12 bước tại Kính Hải Triều

Tật cận thị là gì?

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến, thường được chẩn đoán trước 20 tuổi (nhất là từ 8 – 12 tuổi). Nó ảnh hưởng đến tầm nhìn xa. Nghĩa là, nhìn gần thì rõ nhưng nhìn xa lại khó khăn.

  • Từ 0 – 18 tuổi: Đây là giai đoạn phát triển cận thị nhanh chóng. Trung bình mỗi năm có thể tăng từ 0.75 – 1.00 Diop.
  • Từ 18 – 40 tuổi: Đây là giai đoạn ổn định nên độ cận thị tăng rất ít, thậm chí là không thay đổi nếu có sự can thiệp của phương pháp điều trị (đeo kính cận, kính áp tròng cận, mổ mắt cận,…)
Cận thị là tật khúc xạ phổ biến khiến mắt gặp khó khăn khi nhìn xa
Hình ảnh người cận thị nhìn thấy sẽ không rõ khi nhìn xa, cụ thể là mờ nhòe

Tổng quan về mắt cận thị từ A-Z

Sau khi đã biết thế nào là cận thị, người bệnh cần theo dõi một số thông tin về nguyên nhân và triệu chứng để tìm cách phòng ngừa phù hợp.

Kiến thức thị giác quan trọng về cận thị:

1. Nguyên nhân bị cận thị phổ biến

Theo một ước tính, cứ 4 bậc cha mẹ, thì có một người có con bị cận thị. Vậy nguyên nhân cận thị đến từ đâu?

Theo lý thuyết về sức khỏe mắt: khi bị cận thị, tia sáng đi qua mắt không thể hội tụ ngay tại võng mạc. Một phần do trục nhãn cầu quá dài hoặc thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu.

Một số nguyên nhân khác có thể đến từ cận thị di truyền, bẩm sinh hoặc bạn đang có lối sống không phù hợp (nhìn điện thoại tivi quá gần hoặc xem trong điều kiện ánh sáng yếu).

Cấu tạo mắt cũng thay đổi khi con người bị cận thị
Cấu tạo của mắt thay đổi khi con người bị cận thị

2. Các dấu hiệu bị cận thị thường gặp

Thông thường, tật cận thị phát hiện sớm ở lứa tuổi học sinh (gọi là cận thị học đường hay cận thị bẩm sinh). Do trẻ không ý thức được bệnh cận thị là gì? Nên phụ huynh cần chú ý đến những dấu hiệu nhận biết cận thị ở trẻ em như sau:

  • Khi xem TV, phải lại gần mới xem được.
  • Đọc sách hay bị đọc nhảy hàng hoặc phải dò theo các chữ khi đọc.
  • Trên lớp trẻ gặp khó khăn khi nhìn lên bảng.
  • Hay cúi gần đọc sách.
  • Nheo mắt hay nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa.
  • Dụi mắt thường xuyên mặc dù không buồn ngủ hay mắt có dị vật.
  • Hay bị chói mắt, không thích hoạt động phải nhìn xa….
Trẻ em là đối tượng gặp phải cận thị nhiều nhất
Triệu chứng bị cận ở các bạn nhỏ thường gặp là hay dụi mắt hoặc khó nhìn thấy bảng

3. Các mức độ cận thị cần chú ý

Về phân loại, cận thị chia thành 5 loại thường gặp sau:

  • Cận đơn thuần: Là trường hợp bệnh nhân bị độ cận dưới 6.00 Diop và đôi khi kèm theo tật loạn thị. Nguyên nhân gây ra dạng cận thị này thường là do di truyền hoặc làm việc với chế độ thiếu khoa học.
  • Cận ban đêm: Ban ngày nhìn bình thường nhưng ban đêm người bệnh nhìn kém ở những nơi có ánh sáng yếu vì đồng tử sẽ phải tăng điều tiết để quan sát rõ sự vật.
  • Cận bẩm sinh (di truyền): Là tật cận thị xuất phát từ yếu tố di truyền của ba hoặc mẹ. Theo nghiên cứu, nếu gia đình có ba và mẹ mắc tật cận thị, con sinh ra sẽ gặp tỷ lệ cao về tật khúc xạ này.
  • Cận thứ phát: Bắt nguồn từ hiện tượng thủy tinh thể bị xơ hóa hoặc do biến chứng của bệnh tiểu đường, hay do tác dụng phụ khi dùng thuốc và một số nguyên nhân khác dẫn đến trường hợp này.
  • Cận thoái hóa: Là trường hợp khi bệnh nhân bị cận trên 6 diop kết hợp bị thoái hóa võng mạc nửa phần sau của nhãn cầu. Dạng này độ cận sẽ ngày càng tăng. Nếu không phát hiện và xử lý sớm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực của người bệnh.
  • Cận thị giả: Đây là tình trạng co quắp chức năng điều tiết nhãn cầu dẫn đến tình trạng suy giảm tầm nhìn tạm thời. Chỉ cần để mắt nghỉ ngơi điều độ một thời gian sau sẽ cải thiện tình trạng này.
YouTube video
Trẻ em bị cận thị có nên đeo kính không?

Về mức độ, cận thị chia thành 4 cấp độ chính:

  • Cận nhẹ: Từ 0.25 – 3.00 Diop
  • Cận trung bình: Từ 3.25 – 6.00 Diop
  • Cận nặng: Từ 6.25 – 10.00 Diop
  • Cận cực đoan: Trên 10.25 Diop

4. Cách điều trị cận thị hiệu quả

Người bị cận thị thường khuyên điều trị theo nhiều cách:

  • Phương pháp dân gian: Ăn uống thực phẩm tốt cho mắt, bổ sung vitamin hoặc thực hiện bài tập giảm cận thị. Tuy nhiên, đây không hẳn là điều trị, nó chỉ là cách giúp hỗ trợ và giảm biến chứng nặng của bệnh về dài lâu.
  • Phương pháp khoa học: Sử dụng kính thuốc, kính áp tròng cận hoặc thực hiện xóa cận (mổ mắt cận) theo lời khuyên từ chuyên gia. Lưu ý, các biện pháp này cần thực hiện dưới sự đo khám và tư vấn từ kỹ thuật viên hoặc bác sĩ nhãn khoa dày dặn kinh nghiệm.

Đo mắt cận trước khi điều trị cận thị:

Sử dụng kính thuốc là phương pháp điều trị cận thị hiệu quả
Mắt kính điều trị cận thị là phương pháp hiệu quả được khuyên áp dụng

Bảng so sánh các loại tật khúc xạ phổ biến hiện nay

Cận thị, loạn thị và viễn thị là tật khúc xạ về mắt phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn hay nhầm lẫn. Sau đây, là bảng so sánh tổng quan giúp khách hàng có cái nhìn rõ hơn về kiến thức thị giác quan trọng cần biết.

Cận thịLoạn thịViễn thị
Khái niệmXảy ra khi hình ảnh nhìn thấy không hội tụ vào trước võng mạc.Xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể biến dạng so với bình thường.Xảy ra khi hình ảnh nhìn thấy không hội tụ vào sau võng mạc.
Triệu chứngNhìn xa mờ, nhìn gần rõNhìn hình ảnh mờ nhòe ở mọi khoảng cáchNhìn xa rõ, nhìn gần mờ

YouTube video
Nên đeo kính thấp hay cao hơn độ mới đúng?

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp

Cận thị không phải là một bệnh mà là một tình trạng khúc xạ của mắt. Cận thị (còn gọi là Near-sightedness hoặc Myopia) là khi người bị tình trạng này có khó khăn trong việc nhìn rõ vật thể ở xa mà rõ hơn khi nhìn vật thể ở gần.
Viêm loét giác mạc, lẹo mắt, đục thủy tinh thể,… mới gọi là bệnh về mắt. Tất nhiên, lão thị không gọi là tật khúc xạ mà lão thị là bệnh suy giảm thị lực ở mắt khi về già.

Cận thị xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người lớn. Căn bệnh này phát hiện sớm ở độ tuổi trước 20, và gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn từ 8-12 tuổi.
Cận thị không gây ra mù, tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến một số trường hợp như:
– Thoái hóa hoàng điểm: Làm giảm thị lực trung tâm.
– Đục thủy tinh thể sớm: Gây khó khăn trong việc nhìn rõ.
– Tách võng mạc: Có thể dẫn đến mất thị lực nếu không điều trị kịp thời.

Cận thị không gây nguy hiểm, nếu bạn có phương pháp điều trị đúng cách. Việc tuân thủ lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp người bệnh tránh biến chứng nguy hiểm.

Cận thị không coi là một khuyết tật, mà là một tình trạng khúc xạ bất thường của mắt. Cận thị là một tình trạng rất phổ biến và có thể điều trị hiệu quả.

Không, cận thị thường không hết hoặc giảm đi khi người bị cận thị già đi.
Trên thực tế, nhiều người bị cận thị thậm chí còn có thể trở nên nặng hơn khi về già. Cũng có một số trường hợp, khi tuổi tác cao, người bị cận thị có thể giảm độ do sự thay đổi của thủy tinh thể. Nhưng nói chung, cận thị không tự động hết đi khi người bệnh về già.

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *