Võng mạc là gì? Phân loại các bệnh lý về võng mạc thường gặp

Võng mạc là gì? Phân loại các bệnh lý về võng mạc thường gặp

Theo hội thảo khoa học mới từ Bệnh viện Mắt Quốc tế cho rằng: “Tỷ lệ mắc bệnh dịch kính võng mạc tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Các loại bệnh khác liên quan đến võng mạc mắt đang xếp thứ hai, sau đục thủy tinh thể trong các bệnh gây mù lòa vĩnh viễn”.

MỤC LỤC

Tìm hiểu về võng mạc là gì và các bệnh thường gặp

1. Võng mạc là gì?

2. Phân loại các bệnh võng mạc

3. Các hướng điều trị bệnh võng mạc

Bệnh võng mạc có phòng ngừa được không?

1. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

2. Tầm soát sức khỏe mắt định kỳ

Lời kết

Tìm hiểu về võng mạc là gì và các bệnh thường gặp

Dù là một lớp màng mỏng nhưng lại có vai trò rất quan trọng. Chỉ với một tổn thương rất nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến thị lực. Nguy hiểm nhất là bệnh nhân có thể sẽ mất thị lực một phần hoặc hoàn nếu nếu không chữa trị kịp thời.

Tin tức liên quan đến sức khỏe mắt:

1. Võng mạc là gì?

Võng mạc (màng thần kinh) là lớp nằm trong cùng của cấu trúc mắt và là cầu nối quan trọng cho phép ánh sáng đi vào mắt. Các tế bào đặc biệt trong lớp màng tiếp nhận ánh sáng và truyền tín hiệu đến não cho phép bạn nhìn thế giới xung quanh.

Cấu trúc của võng mạc
Võng mạc mắt là gì? Là bộ phận nằm bên trong của nhãn cầu

Chức năng

Võng mạc mắt có vai trò tiếp nhận ánh sáng và truyền hình ảnh từ môi trường bên ngoài. Tín hiệu từ lớp màng đã tiếp thu sẽ được truyền đến khu vực thị giác ở vỏ não để phân tích và tạo hình ảnh. Có 2 loại tế bào quan trọng nhất khi nói về cấu trúc của bộ phận này:

  • Tế bào nón: Chức năng của tế bào là cho phép tầm nhìn rõ nét và chi tiết trong điều kiện ánh sáng mạnh.
  • Tế bào que: Ngược lại, đây là tế bào cho phép nhìn rõ hình ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu.

2. Phân loại các bệnh võng mạc

Thuật ngữ chung để nói về các bệnh lý trong võng mạc mắt là viêm võng mạc. Xếp thứ hai sau đục thủy tinh thể, một bệnh lý về mắt rất nguy hiểm sẽ dẫn đến mất thị giác vĩnh viễn nếu không phát hiện sớm.

Có hai loại bệnh phổ biến có thể kể đến như: bệnh cấp tính (có thể nhận biết sớm), bệnh diễn ra từ từ (khó phát hiện).

Rách võng mạc

Là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến bong màng thần kinh, xảy ra mắt bị lão hóa. Khi đó, một loại mô trong suốt và kết dính có trong trong mắt được gọi là dịch kính. Sau một thời gian, dịch kính này bị lão hóa và chuyển sang thể lỏng. Trong lúc quá trình diễn ra, hai bộ phận dịch kính và màng thần kinh tách ra. Cuối cùng là gây ra hiện tượng bong dịch kính và rách.

Hiện tượng bong và rách võng mạc trong cấu trúc võng mạc
Tình trạng rách màng thần kinh khi mắt bị lão hóa

Bong võng mạc

Tình trạng này xảy ra có sự xuất hiện của vết rách và bong ra khỏi vị trí đáy mắt. Lúc này, chất dịch kính đã nhắc đến sẽ chảy tràn xuống võng mạc làm cho nó tách ra khỏi vị trí ban đầu.

Sau một thời gian không kịp thời điều trị, phần màng thần kinh bị tách ra và không được nuôi dưỡng. Kết quả xấu nhất là mắt bị mù lòa vĩnh viễn.

Bệnh võng mạc tiểu đường

Đây là một trong những bệnh lý về mắt diễn ra chậm. Vì người bệnh thường không cảm nhận hay thấy nhận biết các dấu hiệu rõ ràng của bệnh. Con số những người mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, rất ít ai biết rằng biến chứng mạnh nhất của bệnh lý này liên quan đến màng thần kinh.

Khi bệnh võng mạc tiểu đường chuyển biến xấu, thị lực người bệnh trở nên mờ. Kết quả, dẫn đến mất thị lực do xuất huyết mắt. Các giai đoạn của bệnh bao gồm: (1) Bệnh đơn thuần -> (2) Bệnh tiền tăng sinh -> (3) Bệnh tăng sinh.

Phương pháp phẫu thuật dịch kính trong võng mạc
Biến chứng của bệnh đái tháo đường gây tổn thương

Tắc tĩnh mạch võng mạc

Thường xuất hiện ở người lớn tuổi, liên hệ với bệnh huyết áp cao và xơ vữa động mạch. Đúng với tên gọi của bệnh lý, khi tình trạng huyết áp tăng cao diễn ra ở bệnh nhân sẽ gây ra sự chèn ép gây ra tắc nghẽn máu. Cuối cùng, máu bị tràn ra ngoài gây xuất huyết đáy mắt.

Có hai loại tắc tĩnh mạch ở màng thần kinh:

  • Tắc tĩnh mạch nhánh.
  • Tắc tĩnh mạch trung tâm.

Thoái hóa võng mạc sắc tố

Bệnh lý xảy ra khi các tế bào cảm thụ ánh sáng (cơ quan cảm nhận ánh sáng) bị thoái hóa và mất chức năng. Khi tế bào này dừng hoạt động, sẽ xuất hiện tình trạng không thể cảm nhận được ánh sáng và hình ảnh không thể truyền đến não bộ.

3. Các hướng điều trị bệnh võng mạc

Khi đến thăm khám và tư vấn tại các phòng khám hay bệnh viện, các bác sĩ sẽ đo lường việc điều trị của bệnh nhân và đưa ra những phương pháp sau:

Tiêm nội nhãn Anti-VEGF

Nếu mắt bệnh đang nằm trong giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiêm nội nhãn chất ức chế nhằm chống tăng sinh tân mạch. Điều này giúp cải thiện thị lực, phòng ngừa tình trạng bong hoặc rách.

Laser quang đông võng mạc

Khi bệnh tiến triển, màng thần kinh có nguy cơ dễ rách, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kỹ thuật laser quang đông. Giải pháp này giúp hàn gắn chắc chắn hơn nhằm hạn chế bong tróc và rách.

Đối với, võng mạc xuất hiện vết rách, bong tróc. Ngay lập tức, bệnh nhân cần thực hiện laser quang đông để kịp thời hàn gắn các vết rách. Nếu để lâu, phạm vi này bị bong sẽ lan rộng hơn và gây ra mất thị lực hoàn toàn.

Phẫu thuật cắt dịch kính

Nếu ở hai bước trên không thể cải thiện bênh. Việc áp dụng phẫu thuật dịch kính để điều trị bong hoặc xuất huyết là phương pháp tiên quyết.

Phẫu thuật cắt dịch kính là làm loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dịch kính trong mắt bằng việc phẫu thuật, nhằm phục vụ việc điều trị bệnh lý trên màng thần kinh.

Cấu tạo võng mạc thường và võng mạc của người đái tháo đường
Điều trị các bệnh lý về mắt hiệu quả bằng phẫu thuật

Bệnh võng mạc có phòng ngừa được không?

Đối với bệnh nhân mắc bệnh lý này, điều quan trọng nhất là phải có một kế hoạch cụ thể để ngăn ngừa bệnh.

1. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Một chế độ sinh hoạt lành mạnh có thể giúp đẩy lùi bệnh tật. Đặc biệt, các bệnh lý về mắt đang trở nên phổ biến và nguy hiểm hơn. Vì vậy, các phương pháp điều trị cũng sẽ rất tốn kém. Do đó, bạn nên có những biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh:

  • Ăn uống đầy đủ chất. Sử dụng các thực phẩm giàu Vitamin, khoáng chất và Axit béo.
  • Luôn sinh hoạt trong điều kiện đủ ánh sáng. Không để mắt tiếp xúc trong thời gian quá lâu với thiết bị điện tử.
  • Đeo kính bảo vệ mắt, kính râm để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mặt trời.
  • Không sử dụng chất kích thích, thuốc lá: Hút thuốc lá sẽ dễ dàng gây làm tăng nguy cơ các bệnh tiểu đường.
  • Không nên dụi mắt và các thói quen xấu ảnh hưởng đến mắt.
  • Thường xuyên dọn dẹp phòng ở, đặc biệt là giặt ga, gối nệm thường xuyên để loại bỏ bụi tích tụ.
YouTube video
Đeo kính chống ánh sáng xanh giúp bảo vệ mắt bạn sau một ngày dài làm việc

2. Tầm soát sức khỏe mắt định kỳ

Phát hiện sớm bệnh có thể giúp bạn bảo vệ thị lực của mình. Hãy chủ động kiểm tra mắt định kỳ, đặc biệt nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao. Tại Hải Triều, chúng tôi cung cấp quy trình đo mắt 12 bước đạt chuẩn quốc tế, được thực hiện bởi các chuyên gia và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm:

Gói 1: Đo mắt chuẩn quốc tế 12 bước – Đo tật khúc xạ – 30 phút:

Quy trình đo mắt bao gồm các bước kiểm tra và đánh giá độ chính xác các tật khúc xạ như kính cận, kính viễn và kính lão. Từ đó, giúp khách hàng lựa chọn kính phù hợp với nhu cầu và sở thích.

Gói 2: Đo mắt chuẩn quốc tế 12 bước – Đo tật khúc xạ và khám tầm soát sơ bộ – 1 tiếng:

Trong gói dịch vụ, bạn sẽ được thực hiện kiểm tra tổng quát về mắt, đáy mắt và mi mắt. Bằng cách này, các chuyên viên sẽ giúp bạn chuẩn đoán nhanh các bệnh lý nhãn khoa. Sau đó, họ sẽ đưa ra lời khuyên và giải pháp hỗ trợ bạn bảo vệ sức khỏe thị lực.

Đừng lo lắng về chi phí, vì tất cả các dịch vụ đo mắt tại Hải Triều đều hoàn toàn miễn phí. Đến đây, chúng tôi hy vọng bạn sẽ trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe mắt một cách dễ dàng và tiết kiệm.

YouTube video
Quy trình đạt chuẩn chất lượng và uy tín chỉ có tại Kính Hải Triều

* Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Người đọc nên tự chịu trách nhiệm kiểm tra và xác minh thông tin trước khi sử dụng, thực hiện.

Lời kết

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về võng mạc và các bệnh lý nguy hiểm liên quan có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Hy vọng những thông tin và lời khuyên hữu ích trên sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa bệnh.

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *