Mắt bị đục thủy tinh thể: Tất tần tật kiến thức cơ bản về bệnh

Đục thủy tinh thể là gì? Nguyên nhân bị và phân loại bệnh

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân chính gây ra mù lòa trên thế giới và ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng bệnh lý về mắt này thường xảy ra ở người già nhưng trên thực tế, trẻ em sau sinh cũng có thể mắc phải.

MỤC LỤC

Đục thủy tinh thể là gì?

Nguyên nhân đục thủy tinh thể ở mắt

1. Nguyên nhân nguyên phát

2. Nguyên nhân thứ phát

3. Các yếu tố khác

Phân loại đục thủy tinh thể theo vị trí và mức độ

1. Theo hình thái, vị trí

2. Theo mức độ

Giải đáp một số câu hỏi liên quan

1. Làm sao biết mình bị đục thủy tinh thể mắt?

2. Đục thủy tinh thể mắt có chữa được không?

3. Cận thị có dẫn đến đục thủy tinh thể không?

Lời kết

Đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể có hình dạng trông giống một thấu kính trong suốt, nằm ngay sau mống mắt (lòng đen). Vai trò của chúng là điều tiết và giúp con người quan sát vật rõ ràng hơn. 

Tóm lại, mắt đục thủy tinh thể là gì? Trong thuật ngữ chuyên khoa, bệnh đục thủy tinh thể hay gọi là bệnh cườm khô (cườm đá), đục nhân mắt. Hiện tượng này xuất hiện khi mắt có cườm hạt, dẫn đến thủy tinh thể đục dần và không còn trong suốt nữa. Về lâu dài khiến bệnh nhân suy giảm thị lực, tệ hơn là mù lòa vĩnh viễn.

Phân biệt cấu tạo mắt thường và mắt đục thủy tinh thể
Cấu tạo của mắt thủy tinh thể – Bệnh đục thủy tinh thể

Nguyên nhân đục thủy tinh thể ở mắt

Nguyên nhân đục thủy tinh thể mắt xuất phát từ nhiều khía cạnh, từ bẩm sinh hoặc có những hành vi gây tổn hại sức khỏe mắt mà chúng ta không hề biết. Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân khó tránh khỏi khi mắc bệnh:

YouTube video
Nỗi lo của các bậc cha mẹ khi con có vấn đề về thị giác

1. Nguyên nhân nguyên phát

Bẩm sinh: Trẻ em vừa sinh ra cũng có tỷ lệ mắc bệnh. Lý do xuất phát từ rối loạn di truyền hay dị tật bẩm sinh nếu trong gia đình có tiền sử hoặc mẹ mắc bệnh trong giai đoạn mang thai bé.

Tuổi già: Quá trình lão hóa thường khó tránh khỏi những nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là thị lực của người già thường bị suy giảm theo thời gian. Theo báo cáo đến từ Hoa Kỳ, có đến 20% người từ 65 -74 và gần 50% người trên 75 mắc bệnh.

Trẻ em và người già bị đục thủy tinh thể
Trẻ em và người già là hai đối tượng dễ gặp bệnh lý về mắt

2. Nguyên nhân thứ phát

Thiếu lượng oxy và không cung cấp đủ protein: Thường xuyên để mắt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc các ánh sáng nhân tạo có cường độ ánh sáng mạnh. Tệ hơn, mắt của người bệnh có thể đã tiếp xúc với virus, khí, chất độc hại từ môi trường (như khói thuốc lá, xe máy, khó bụi từ nhà máy…).

Chế độ dinh dưỡng: Xu hướng của người bị đục thủy tinh thể là thường thiếu các thành phần trong bữa ăn như: Vitamin C, đồng, kẽm,… Một chế độ ăn giàu chất chống Oxy hóa sẽ có hỗ trợ phòng ngừa bệnh. 

Tiếp xúc với ánh sáng xanh: Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, tia X,… có thể gây ra những tổn hại về mắt nếu người bạn tương tác quá lâu.

Các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mắt
Một chế độ ăn uống dinh dưỡng bổ trợ cho sức khỏe mắt và ngăn ngừa bệnh

3. Các yếu tố khác

Sử dụng chất kích thích: Lạm dụng rượu bia, thuốc lá,… là một trong những nguyên nhân gây hại đến cơ thể, đặc biệt là mắt cũng bị ảnh hưởng.

Chấn thương mắt: Xảy ra khi người bệnh ảnh hưởng bởi di chứng sau các cuộc phẫu thuật nhãn khoa.Một số yếu tố khác: Béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, thường xuyên stress, tiếp xúc trong môi trường có nhiều khói bụi.

Phân loại đục thủy tinh thể theo vị trí và mức độ

Có 2 yếu tố giúp bệnh nhân dễ dàng phân loại bệnh: Bao gồm theo hình thái mắt và mức độ bệnh.

1. Theo hình thái, vị trí

Đục nhân mắt: Thường xảy ra ở một bên mắt. Để dễ hiểu thì hãy xem thủy tinh thể của mắt giống như một chiếc ống kính trong suốt, khi đã sử dụng một thời gian dài, phần lõi của chiếc ống kính (gọi là nhân) bắt đầu bị mờ đục và chuyển sang màu vàng. Quá trình này diễn ra từ từ và có thể kéo dài nhiều năm.

Đục vỏ mắt: Phần vỏ cứng bao bọc bên ngoài nhân mắt bị đục. Vài vết đục nhỏ ban đầu có thể xuất hiện. Sau một thời gian, các vết này sẽ lớn dần và nhập vào nhau tạo thành những vùng đục lớn hơn. Tệ hơn, là tình trạng đục hoàn toàn từ vỏ tới nhân.

Đục bao mắt: Xuất hiện các vết đục nhỏ ở biểu mô và bao trước thủy tinh thể.

Phân loại đục thủy tinh thể (đục nhân, đục vỏ, đục bao sau)
Các vị trí phổ biến của đục thủy tinh thể

Trong các hình thái và vị trí, hầu hết đục vị trí nhân mắt xuất hiện phổ biến nhất. Nhưng dù ở vị trí nào, bệnh lý khiến cuộc sống người bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

2. Theo mức độ

Bệnh đục tinh thể diễn biến từ từ và thường được chia làm 4 mức độ tăng dần: 

  • Bắt đầu đục (1): Ở giai đoạn này, tình trạng đục vẫn nhẹ, thị lực người bệnh vẫn đủ để sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, ánh sáng từ đèn pha hay đèn led vẫn khiến họ thấy khó chịu
  • Đục một phần (2): Khi thiếu hụt lượng protein, thủy tinh thể bị mờ và đục tại nhân mắt (vùng trung tâm). Lúc này, nhân mắt xuất hiện màu xám nhạt hoặc xám vàng. Lúc này, tầm nhìn đã bắt đầu yếu đi, có thể bị “quáng gà” nhìn 1 ra 2.
  • Đục gần hoàn toàn (3): Lúc này, phần nhân mắt đã đông đặc và trở nên cứng hơn. Màu vàng hoặc nâu đen bắt đầu xuất hiện. Bệnh nhân hầu như không thể thấy rõ cảnh vật nhưng vẫn có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
  • Đục hoàn toàn (4): Là giai đoạn cuối cùng của đục thủy tinh thể. Lúc này, nhân mắt trở nên rất cứng, thủy tinh thể chuyển sang màu vàng. Mắt dễ đối mặt với các bệnh lý khác vì đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy vẫn điều trị phẫu thuật được nhưng sẽ khó khăn hơn và thị lực của người bệnh sau phẫu thuật cũng đi xuống nhiều.

Giải đáp một số câu hỏi liên quan

Thấu hiểu được tình trạng của bệnh lý xuất hiện ngày càng nhiều, Kính Hải Triều sẽ giải đáp các câu hỏi mà bạn còn thắc mắc.

1. Làm sao biết mình bị đục thủy tinh thể mắt?

Ban đầu, bệnh thường phát triển chậm nên không gây đau đớn hay khó chịu. Hầu như, ở thời điểm đầu thường chưa phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào. Hãy đọc qua một số biểu hiện sau đây để hiểu rõ hơn:

  • Thị lực giảm: Tình trạng mắt mờ, khó nhìn hay mỏi mắt là triệu chứng điển hình của đục thủy tinh thể.
  • Nhạy cảm với tia sáng: Khi tiếp xúc với ánh nắng, mắt khó chịu và không nhìn được
  • Song thị : Đôi khi, bạn có thể mắc chứng nhìn một vật ra hai hoặc nhiều hơn.

2. Đục thủy tinh thể mắt có chữa được không?

Hai biện pháp chính thường được sử dụng để điều trị mắt bị đục thủy tinh thể:

  • Kính hỗ trợ: Khi còn phát hiện kịp thời bệnh, người bệnh sẽ được đeo kính. Hoặc sử dụng kính hỗ trợ cung cấp dưỡng chất thiết yếu được các bác sĩ khuyến nghị.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật Phaco (thay thế thủy tinh thể nhân tạo) là phương pháp an toàn để cải thiện thị lực mắt. Trường hợp này xảy ra chỉ khi người bệnh không thể sử dụng thuốc hoặc đeo kính.
Kính hỗ trợ mắt và phẫu thuật Phaco là 2 phương pháp phòng ngừa đục thủy tinh thể phổ biến
Hai phương pháp điều trị mắt đục hiện nay

3. Cận thị có dẫn đến đục thủy tinh thể không?

Cận thị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, đặc biệt là ở những người cận thị nặng. Nguyên nhân là vì cấu trúc mắt người cận thị thường lồi hơn mắt thường. Điều này làm cho thủy tinh thể bị thay đổi vị trí. Sau một thời gian, thủy tinh thể dày lên và khiến ánh sáng khó đi qua và không hội tụ được tại võng mạc. Cuối cùng, là nguy cơ mắc đục thủy tinh thể tăng cao.

YouTube video
Vì sao trẻ em tăng độ cận thị quá nhanh?

* Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Người đọc nên tự chịu trách nhiệm kiểm tra và xác minh thông tin trước khi sử dụng, thực hiện

Lời kết

Bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về bệnh lý đục thủy tinh thể ở mắt, nguyên nhân gây bệnh và cùng bạn giải đáp một số câu hỏi. Ngoài ra, nếu là người bị cận thị nặng, bạn nên tìm đến các phòng khám hoặc bệnh viện để kiểm tra mắt định kỳ và kịp thời phát hiện bệnh lý.

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *