Tròng kính có tác dụng điều chỉnh thị lực, giúp chúng ta nhìn rõ hơn xung quanh nhưng mấy ai hiểu về cấu tạo của chúng. Vậy tròng kính là gì, làm bằng gì?
Giải đáp chi tiết: Tròng kính là gì?
Đây là bộ phận quan trọng nhất của một chiếc kính, chịu trách nhiệm chính trong việc điều chỉnh khúc xạ, giúp mắt bạn nhìn rõ ràng hơn. Dù là kính cận, viễn, loạn hay râm, tròng kính đều có vai trò như một thấu kính quang học, bẻ cong ánh sáng để đưa hình ảnh hội tụ chính xác trên võng mạc, từ đó cải thiện tầm nhìn.

Tròng kính làm bằng gì? Bật mí 4 chất liệu phổ biến
Chất liệu làm tròng kính đóng vai trò then chốt trong việc quyết định độ bền, trọng lượng, tính năng quang học và tất nhiên, cả giá thành của tròng. Dưới đây là 4 chất liệu phổ biến nhất trên thị trường hiện nay:
1. Tròng kính thủy tinh
Tròng kính thủy tinh là chất liệu truyền thống và lâu đời nhất.
Ưu điểm:
- Khả năng quang học tốt: Chất liệu có độ trong suốt cao và ít bị hiện tượng méo hình ảnh, mang lại hình ảnh sắc nét và rõ ràng.
- Chống trầy xước: Nhờ vào độ cứng cao, cấu trúc chắc chắn không có các khe hở hay lỗ nhỏ trên bề mặt nên tròng thủy tinh có khả năng chống trầy xước tốt hơn so với các loại khác.
- Dễ dàng thích nghi: Chiết suất của tròng kính thủy tinh gần giống với chiết suất của mắt (1.337) nên người đeo thích nghi dễ dàng mà không bị nhức đầu, hoa mắt,… khi đeo trong thời gian dài.
Nhược điểm:
- Nặng: Trọng lượng nặng khiến người đeo cảm thấy khó chịu khi đeo thời gian lâu.
- Dễ vỡ: Không có khả năng chống va đập, gây nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ em.
- Khó gia công: Thủy tinh là chất liệu giòn và có độ cứng cao. Do đó, việc gia công tròng kính đòi hỏi phải sử dụng các dụng cụ chuyên dụng và kỹ thuật cao để tránh làm nứt vỡ tròng.

2. Tròng kính nhựa Plastic
Tròng kính nhựa Plastic, đặc biệt là chất liệu CR-39 (Columbia Resin 39), đã trở thành một cuộc cách mạng trong ngành mắt kính. Được phát triển vào những năm 1947.
Ưu điểm:
- Nhẹ: Chất liệu nhẹ hơn 50% tròng thủy tinh nên tạo cảm giác thoải mái.
- Nhiều chiết suất (1.50, 1.56, 1.60, 1.67, 1.74): Có nhiều sự lựa chọn từ chiết suất thấp đến cao nên phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.
- An toàn: Khả năng chống va đập tốt, không lo về vấn đề rơi vỡ khi sử dụng.
Nhược điểm:
Dễ bị trầy xước: Chất liệu có độ cứng thấp nên tròng kính nhựa dễ bị trầy xước hơn khi tiếp xúc với các vật dụng cứng hoặc bị va đập. Tuy nhiên, tròng có thể phủ thêm nhiều lớp bảo vệ để đảm bảo độ bền.

3. Tròng kính Polycarbonate
Polycarbonate được phát triển và trở nên phổ biến những năm 1970, thấu kính này sử dụng nhiều trong hàng không vũ trụ. Với đặc tính siêu nhẹ và khả năng chống va đập.
Ưu điểm:
- Độ bền cao: Polycarbonate là vật liệu có độ dẻo dai và chịu lực tốt, có khả năng chống va đập, nứt vỡ hiệu quả. Điều này mang đến độ an toàn cao cho người dùng, đặc biệt những ai thích hoạt động mạnh.
- Nhẹ: Chất liệu nhẹ hơn 50% so với tròng kính thủy tinh, đem lại cảm giác thoải mái khi sử dụng.
Nhược điểm:
Khả năng quang học kém: Chỉ số tán sắc thấp dẫn đến hiện tượng sai sắc và bị mờ khi nhìn qua rìa kính. Nhưng bạn có thể sử dụng tròng kính phi cầu để cải thiện vấn đề này.

4. Tròng kính Trivex
Trivex là chất liệu tương đối mới, được giới thiệu vào đầu những năm 2001, nhằm khắc phục một số nhược điểm của Polycarbonate.
Ưu điểm:
- Nhẹ: Nhẹ hơn 20% so với tròng Polycarbonate, giúp người có gọng kính nặng dễ chịu khi đeo.
- Chống va đập: Khả năng chống va đập gấp 5 lần so với tròng Polycarbonate, thích hợp cho gọng bắt ốc và gọng xẻ cước.
- Trong suốt: Trong hơn so với tròng Polycarbonate, mang đến tầm nhìn rõ ràng hơn.
- Chống xước: Điều này giúp tròng đẹp và bền hơn.
Nhược điểm: Chiết suất thấp (1,53): Tròng kính dày nếu số độ cao, làm người đeo khó chịu và bị nặng.
TOP 5 các loại tròng kính đáng chú ý trên thị trường
Ngoài chất liệu, các loại tròng kính còn được phân loại dựa trên công nghệ và chức năng đặc biệt. Để bạn dễ hình dung và chọn lựa, Kính Hải Triều giới thiệu TOP 5 loại tròng kính “hot” nhất mà bạn nên biết trên thị trường hiện nay:
1. Tròng kính phân cực (polarized lenses)
Là loại tròng được thiết kế để loại bỏ ánh sáng chói gây ra bởi sự phản xạ từ các bề mặt phẳng như mặt nước, đường nhựa, hoặc tuyết. Công nghệ phân cực hoạt động bằng cách lọc các tia sáng ngang, chỉ cho phép các tia sáng thẳng đứng đi qua, giúp giảm chói và tăng cường độ tương phản.
2. Tròng kính tráng gương (mirror-coated lenses)
Đây là loại tròng có lớp phủ phản chiếu mỏng ở mặt ngoài, tạo ra hiệu ứng như một tấm gương. Lớp phủ này không chỉ mang lại vẻ ngoài thời trang, cá tính mà còn giúp phản xạ một lượng lớn ánh sáng mặt trời, giảm lượng ánh sáng đi vào mắt.

3. Tròng kính gradient (gradient lenses)
Sở hữu hiệu ứng màu sắc chuyển dần từ đậm ở phía trên xuống nhạt hơn ở phía dưới. Loại tròng này thường được sử dụng trong kính râm thời trang. Phần đậm ở phía trên giúp che chắn ánh nắng mặt trời trực tiếp từ trên cao, trong khi phần nhạt hơn ở phía dưới cho phép bạn nhìn rõ hơn các vật thể gần, ví dụ như đọc sách hoặc bảng điều khiển ô tô.

4. Tròng kính đổi màu (photochromic lenses hoặc transitions lenses)
Hay còn gọi là tròng Transitions, có khả năng tự động thay đổi độ đậm nhạt tùy theo cường độ tia UV. Khi ra ngoài trời nắng, tròng kính sẽ tự động tối màu lại như kính râm, và khi vào trong nhà hoặc nơi có ít tia UV, chúng sẽ trở lại trạng thái trong suốt.

5. Tròng kính đa tiêu cự, thường gọi kính đa tròng (multifocal sunglasses)
Hay còn gọi là (progressive lenses) là giải pháp tối ưu cho những người mắc tật lão thị hoặc cần nhiều hơn một độ khúc xạ (ví dụ: cận thị kết hợp lão thị). Thay vì có các vùng nhìn riêng biệt cho xa và gần như kính hai tròng truyền thống, tròng kính đa tiêu cự có sự chuyển đổi mượt mà giữa các vùng nhìn xa, trung gian và gần trên cùng một bề mặt tròng.
Một số thông tin cần nhớ khi chọn tròng kính tốt
Để lựa chọn loại tròng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ngoài chất liệu bạn cần cân nhắc đến các yếu tố như chiết suất hay chức năng của tròng để đem đến hiệu quả tối ưu và có tính thẩm mỹ cho kính mắt của bạn.
1. Chiết suất tròng kính sẽ quyết định độ dày, mỏng của tròng
Chiết suất tròng kính là gì? Chiết suất đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định độ dày, mỏng của tròng. Chiết suất càng cao, khả năng bẻ cong ánh sáng qua vật liệu càng mạnh, dẫn đến việc tròng có thể mỏng hơn để đạt được hiệu quả khúc xạ như tròng kính có chiết suất thấp.
- 1.50 – 1.56: Thích hợp với người cận thị/ viễn thị có độ thấp (dưới 2.00), giá thành hợp lý.
- 1.60 – 1.67: Phù hợp với người cận thị/ viễn thị có độ trung bình (từ 2.00 đến 4.00), tròng vừa mỏng và nhẹ.
- 1.70 – 1.74: Tròng kính siêu mỏng, mang đến sự thoải mái và tính thẩm mỹ, dành cho người có độ viễn thị/ cận thị cao (trên 4.00).
Tiến sĩ Bùi Thị Thu Hiền, chuyên gia khúc xạ tại Bệnh viện Mắt TP.HCM, khuyên rằng: “Với những người có độ cận/viễn cao, việc lựa chọn tròng kính chiết suất cao không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà còn giảm trọng lượng kính, giúp người đeo cảm thấy thoải mái hơn đáng kể.”
2. Tròng kính ngày nay có đa dạng chức năng
Tròng kính ngày nay đã vượt xa chức năng cơ bản, trở thành người bạn đồng hành bảo vệ mắt của bạn. Hiểu được điều đó, Kính Hải Triều mang đến đa dạng các dòng sản phẩm tích hợp nhiều tính năng vượt trội, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như đổi màu, lọc ánh sáng xanh, chống tia tử ngoại, bám bụi, trầy xước, hơi nước, vân tay,…
Điểm danh một số tính năng tròng kính quan trọng:
- Tròng kính đổi màu (Thấu kính quang điện): Là loại tròng có khả năng tự động chuyển đổi màu sắc khi tiếp xúc với tia UV xuất phát từ ánh nắng mặt trời. Khi vào trong nhà, tròng bắt đầu nhả màu và trở về trong suốt. Một số loại tròng sản xuất từ công nghệ cao có khả năng đổi màu trong cả ô tô (hay còn gọi là kính đổi màu đi ngày và đêm)
- Tròng kính chống ánh sáng xanh: Là thấu kính có khả năng lọc ánh sáng xanh có hại từ các thiết bị điện tử, đèn LED và ánh sáng mặt trời, giúp giảm bớt mỏi mắt và cải thiện giấc ngủ cho người đeo.
- Tròng kính váng dầu: Là tròng phủ thêm một lớp đặc biệt bên ngoài để tăng cường khả năng chống bám dầu mỡ, nước, bụi bẩn và vân tay. Lớp phủ này giúp cho tròng luôn sáng rõ, dễ dàng lau chùi và bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại môi trường.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm được thông tin về tròng kính là gì và chất liệu tròng kính để đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân mình. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay với Kính Hải Triều để được giải đáp chi tiết.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kiểm tra mắt cho bé: Dấu hiệu cảnh báo, cách đo tại nhà
Cách đọc bảng kiểm tra thị lực chuẩn nhất 2025 – tránh sai lầm khi tự đo mắt
5+ app đo mắt cận chính xác, cách dùng đúng cho người mới
7+ cách kiểm tra độ cận của mắt online bằng điện thoại
Cắt kính cận bao nhiêu tiền, ở đâu tốt? Bảng giá và tư vấn mua
Review 6 loại bảng chữ cái đo mắt, đo thị lực 10/10
Kính không độ là gì, tác dụng gì? Bảng giá và nơi thay uy tín
Bỏ túi 5 cách nhận biết tròng kính chính hãng siêu đơn giản
THẢO LUẬN