Cận 6 độ là mức độ cận thị nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quan sát và cuộc sống hằng ngày. Vậy mắt cận 6 độ nhìn được bao xa và có nên đeo kính hay không?
MỤC LỤC 1. Cận 6 độ là bao nhiêu diop? 3. Cận 6 độ có nặng không, nguy hiểm không? 4. Cận 6 độ có nên đeo kính thường xuyên không? 5. Cận 6 độ có giảm được không? |
Tất tần tật về mắt cận 6 độ
Để biết cách chăm sóc và bảo vệ mắt cận thị hiệu quả, bạn cần nắm kỹ những thông tin quan trọng sau:
1. Cận 6 độ là bao nhiêu diop?
Cận thị 6 độ tương ứng với 6 diop, tức là bạn phải đeo kính có độ cong -6.00D để nhìn rõ vật ở xa.
Đến ngay Kính Hải Triều để đo mắt cận miễn phí định kỳ và nhận lời khuyên hữu ích từ chuyên gia.
2. Cận 6 độ nhìn được bao xa?
Người cận 6 độ chỉ có thể nhìn rõ vật trong khoảng 16 – 20 cm trước mắt – tương đương với 1 gang tay. Với các vật xa hơn như một người đứng cách bạn vài bước chân, sẽ trở nên mờ nhòe và khó nhận diện chi tiết khi không có sự hỗ trợ từ kính thuốc hoặc kính áp tròng.
3. Cận 6 độ có nặng không, nguy hiểm không?
Cận 6 độ được xếp vào nhóm cận thị nặng. Bạn nên có biện pháp kiểm soát và điều trị kịp thời, tránh để lâu khiến mắt tăng độ nhanh chóng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như bong võng mạc, đục thuỷ tinh thể, thậm chí là mù loà.
4. Cận 6 độ có nên đeo kính thường xuyên không?
Mắt cận 6 độ bắt buộc phải đeo kính gần như liên tục để đảm bảo tầm nhìn rõ ràng và hiệu quả công việc. Ở mức độ này, người bệnh không chỉ gặp khó khăn trong quan sát mà còn dễ bị mỏi mắt và đau đầu khi phải điều tiết quá mức.
Người bệnh cần thường xuyên kiểm tra mắt để đảm bảo kính đeo phù hợp với tình trạng cận thị hiện tại. Việc đeo kính sai độ khiến mắt căng thẳng, đau nhức và tăng độ cận nhanh chóng.
5. Cận 6 độ có giảm được không?
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào để giảm độ cận. Thay vào đó, chúng ta nên kiểm soát cận thị càng sớm càng tốt để tránh tình trạng tăng độ diễn ra nhanh chóng.
Một số phương pháp kiểm soát cận thị hiệu quả:
- Tròng kính kiểm soát cận thị: Có thiết kế đặc biệt gồm một vùng trung tâm rõ nét để hỗ trợ nhìn xa, kết hợp với các vùng ngoại biên có tiêu cự khác nhau giúp giảm nguy cơ tăng độ.
- Kính áp tròng ban đêm (Ortho K): Sau khi đeo qua đêm, Ortho K sẽ giúp điều chỉnh hình dạng của giác mạc và giảm độ cận thị tạm thời.
- Thuốc nhỏ mắt Atropine: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để làm giãn đồng tử và giảm sự điều tiết của mắt, giúp hạn chế mức độ tiến triển của cận thị.
Các phương pháp điều trị cho người cận thị 6 độ
Mắt cận 6 độ có 2 phương pháp điều trị là kính gọng và phẫu thuật khúc xạ. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng mà người bệnh cần nắm để đưa ra lựa chọn phù hợp.
1. Dùng kính gọng
Kính cận là phương pháp điều trị phổ biến và đơn giản nhất. Đối với người cận thị 6 độ, kính sẽ điều chỉnh ánh sáng tập trung chính xác lên võng mạc, giúp hình ảnh truyền đến mắt một cách rõ ràng và sắc nét.
Ưu điểm:
- Đơn giản và dễ sử dụng.
- Dễ dàng điều chỉnh độ cận và thay thế thấu kính khi cần thiết.
- Không xâm lấn, can thiệp vào cấu trúc mắt, giảm biến chứng sau phẫu thuật.
Nhược điểm:
- Vướng víu, khó chịu, đặc biệt là trong các hoạt động thể thao hoặc công việc đòi hỏi vận động nhiều.
- Gây mất thẩm mỹ, khiến người đeo cảm thấy thiếu tự tin.
- Có nguy cơ gãy, vỡ kính, gây nguy hiểm cho mắt.
2. Phẫu thuật khúc xạ
Phẫu thuật khúc xạ là phương pháp sử dụng công nghệ laser để thay đổi hình dạng giác mạc, giúp ánh sáng tập trung chính xác trên võng mạc và cải thiện tầm nhìn. Mổ mắt cận có thể giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào kính cận và kính áp tròng.
Ưu điểm:
- Quy trình thường diễn ra nhanh chóng và không đau.
- Mang lại sự tự do và tiện lợi trong cuộc sống hàng ngày.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt do cận thị nặng gây ra như nhược thị, bong võng mạc,…
Nhược điểm:
- Có nguy cơ tái cận thị nếu không chăm sóc mắt đúng cách.
- Chi phí cao, dao động từ 20 – 90 triệu đồng.
- Gây ra một số biến chứng như: khô mắt, tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể,…
Xem thêm: Có nên mổ mắt cận không, có tốt, đau và nguy hiểm không?
Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết về cận 6 độ là nặng hay nhẹ, nhìn được bao xa và có nên đeo kính không. Người bệnh nên dựa vào nhu cầu và tình trạng cận thị của mình để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Thông tin hữu ích về cận thị:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì? Định nghĩa và cơ chế
Chiều cao khúc xạ: Tầm quan trọng và cách đo chính xác
Cắt kính viễn thị bao nhiêu tiền? Bảng giá, tư vấn chi tiết
Kính viễn và kính lão khác nhau như thế nào? Cách phân biệt
Giác mạc là gì? Cấu tạo, chức năng và bệnh lý nghiêm trọng
Đồng tử là gì? Kích thước, chức năng, các vấn đề rối loạn
Kính 2 tròng và đa tròng là gì? Phân biệt, so sánh giá
Thời gian chuyển màu: Tròng kính đổi màu nhanh đến đâu?
THẢO LUẬN