Váng phủ (Lớp phủ) tròng kính là gì, tác dụng gì, mấy loại?

Váng phủ (Lớp phủ) tròng kính là gì, tác dụng gì, mấy loại?

Bạn có biết rằng, chỉ cần thêm một lớp váng phủ mỏng lên tròng kính, bạn có thể loại bỏ hoàn toàn những phiền toái như chói lóa, mờ mịt, trầy xước và mỏi mắt?

MỤC LỤC

› Váng phủ (Lớp phủ): Thuật ngữ cần biết khi mua tròng

1. Váng phủ tròng kính là gì?

2. Tác dụng của váng phủ tròng kính

› Các loại lớp phủ tròng kính chức năng được ưa chuộng

1. Lớp phủ chống chói (phản chiếu)

2. Lớp phủ chống tia UV

3. Lớp phủ lọc ánh sáng xanh

4. Lớp phủ đổi màu

5. Lớp phủ chống trầy xước, bám nước

› Lời kết

Váng phủ (Lớp phủ): Thuật ngữ cần biết khi mua tròng

Bạn đang có ý định mua tròng kính và được nhân viên tư vấn về loại tròng tích hợp váng phủ giúp bảo vệ mắt. Tuy nhiên, bạn lại cảm thấy bối rối vì không biết thuật ngữ “váng phủ” là gì?

1. Váng phủ tròng kính là gì?

Váng phủ tròng kính (lớp phủ tròng kính) là lớp mỏng phủ lên bề mặt tròng mang lại nhiều lợi ích khác nhau như nâng cao hiệu suất, độ bền, tính thẩm mỹ cho người sử dụng.

Lớp phủ tròng kính
Lớp phủ tròng kính giúp cải thiện hiệu suất và bảo vệ mắt

Một số thuật ngữ về tròng kính:

2. Tác dụng của váng phủ tròng kính

Tròng kính tích hợp thêm lớp phủ mục đích chính là bảo vệ đôi mắt của người sử dụng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng, nhà sản xuất đã nghiên cứu và phát triển nhiều loại váng phủ khác nhau mang đến sản phẩm với nhiều ưu điểm về chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ.

Các loại lớp phủ tròng kính chức năng được ưa chuộng

Hiện nay, các thương hiệu mắt kính đã tích hợp nhiều lớp phủ lên sản phẩm để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Sau đây là một số loại lớp phủ thường sử dụng trên tròng kính.

YouTube video
Khám phá ngay tròng kính tốt nhất cho dân văn phòng

1. Lớp phủ chống chói (phản chiếu)

Bạn thường xuyên lái xe ban đêm và bị chói bởi đèn pha xe đối diện hay mắt mỏi khi đi dưới trời nắng gắt là những vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Lớp phủ chống chói là giải pháp hiệu quả cho trường hợp này.

Lớp phủ chống chói (váng phủ AR hay phản chiếu) là lớp mỏng lên bề mặt tròng kính để giảm thiểu phản xạ ánh sáng.

Ưu điểm:

  • Cải thiện tầm nhìn: Lớp phủ giúp giảm lượng ánh sáng phản xạ, đem đến tầm nhìn rõ ràng và sắc nét hơn, đặc biệt khi di chuyển ngoài trời nắng hay lái xe ban đêm.
  • Giảm mỏi mắt: Ánh sáng chói có thể khiến mắt bị mỏi và căng thẳng. Váng phủ giúp giảm bớt tình trạng này, cho phép bạn sử dụng kính trong thời gian dài không cảm thấy khó chịu.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Váng phủ AR loại bỏ ánh sáng phản xạ từ tròng kính, khiến cho mắt bạn trông rõ ràng và đẹp hơn.

Nhược điểm:

  • Dễ bong tróc nếu không bảo quản đúng cách: Sản phẩm có thể bị bong tróc nếu bạn thường xuyên lau kính bằng khăn thô ráp hoặc sử dụng dung dịch tẩy rửa mạnh.
  • Gây lóa mắt trong điều kiện ánh sáng nhất định: Lớp phủ tròng kính chống chói có thể khiến bạn nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn pha xe vào ban đêm.

Một số lớp phủ chống chói nổi tiếng: Lotutec (Zeiss), DriveSafe (Zeiss)….

Lớp phủ chống chói
Lớp phủ phản chiếu giúp bảo vệ mắt khi lái xe vào ban đêm

2. Lớp phủ chống tia UV

Tia UV có trong ánh nắng mặt trời với bước sóng từ 400nm trở lên. Khi tiếp xúc với tia tử ngoại, mắt sẽ có cảm giác chói, khó chịu, buộc ta phải nheo mắt để giảm cường độ ánh sáng. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho mắt, đặc biệt là đục thủy tinh thể.

Lớp phủ chống tia UV giúp ngăn chặn tia UV từ mặt trời tác động đến mắt và bảo vệ mắt khỏi bệnh.

Ưu điểm:

  • Bảo vệ mắt khỏi: Lớp phủ giúp ngăn chặn tia UV này xâm nhập vào mắt, giúp bảo vệ mắt khỏi bệnh lý nguy hiểm.
  • Giảm nguy cơ nếp nhăn và lão hóa da: Lớp mỏng chống tia tử ngoại trên kính giúp bảo vệ da vùng quanh mắt khỏi tác hại của tia UV, giúp da trẻ trung và khỏe mạnh hơn.
  • Cải thiện tầm nhìn: Tia UV có thể gây ra hiện tượng chói mắt, khiến bạn khó nhìn rõ, đặc biệt là khi lái xe hoặc tham gia hoạt động ngoài trời. Lớp phủ giúp giảm thiểu hiện tượng chói mắt, cho bạn tầm nhìn rõ ràng và thoải mái hơn.
  • Tăng tuổi thọ cho tròng kính: Tia UV có thể làm hỏng và phai màu vật liệu như nhựa, polycarbonate và thủy tinh theo thời gian. Váng phủ tròng kính chống tia UV giúp bảo vệ chất liệu này khỏi tác hại của tia UV, giúp tăng tuổi thọ cho tròng kính

Nhược điểm:

  • Có thể ảnh hưởng đến màu sắc: Lớp váng phủ có thể làm thay đổi màu sắc của tròng kính, khiến cho màu sắc của vật thể bạn nhìn thấy có thể hơi khác so với thực tế.
  • Cần được bảo quản cẩn thận: Lớp phủ mỏng có thể bị trầy xước hoặc bong tróc nếu không bảo quản cẩn thận.

Một số lớp phủ chống tia UV nổi tiếng: Crizal Sapphire HR (Essilor), Pal Advance (Rodenstock), SV Lifestyle (Rodenstock)…

Lớp phủ chống tia UV
Tròng kính trang bị lớp mỏng chống tia UV giúp bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời

3. Lớp phủ lọc ánh sáng xanh

Nguồn ánh sáng xanh phát ra chủ yếu từ ánh sáng mặt trời. Ngoài còn có trong thiết bị khác: đèn huỳnh quang, đèn compact, đèn LED, TV màn hình phẳng, điện thoại thông minh, máy tính bảng, màn hình máy tính,…

Việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh khiến bạn khó ngủ hoặc ngủ không ngon dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu tỉnh táo. Ánh sáng này khiến mắt phải hoạt động nhiều làm cho mắt khô, mỏi hay nhức.

Tròng kính trang bị lớp phủ lọc ánh sáng xanh giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh về mắt và giảm tình trạng mỏi mắt, khô hay nhức mắt.

Ưu điểm:

  • Giảm mỏi mắt, đau nhức và khô mắt: Lớp lọc ánh sáng xanh giúp giảm bớt tình trạng mỏi mắt, khô mắt, nhức mắt và khó tập trung khi sử dụng thiết bị điện tử.
  • Hạn chế tăng độ: Tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể góp phần làm tăng độ cận thị ở trẻ em, lớp phủ giúp giảm nguy cơ này bằng cách chặn một số ánh sáng xanh vào mắt.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Ánh sáng xanh có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất melatonin – hormone điều hòa giấc ngủ. Váng phủ lọc ánh sáng xanh giúp giảm thiểu tác động này, giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt: Tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Tròng kính có lớp mỏng này giúp giảm tình trạng mắc bệnh về mắt.

Nhược điểm:

  • Thay đổi nhận thức về màu sắc: Kính chống ánh sáng xanh có thể khiến mọi thứ bạn nhìn thấy có màu vàng nhạt. Điều này có thể mất thời gian để làm quen và không lý tưởng cho người làm việc với màu sắc như nhà thiết kế đồ họa hoặc nghệ sĩ.

Một số lớp phủ chống ánh sáng xanh nổi tiếng: Eyezen (Essilor), Nano Blue 1.60 (TOG), Crizal Prevencia (Essilor)…

YouTube video
Xem video để biết thêm về kính chống ánh sáng xanh

4. Lớp phủ đổi màu

Bạn là người nhạy cảm với ánh sáng và mong muốn có chiếc kính vừa giải quyết vấn đề này vừa thời trang. Tròng kính với lớp phủ đổi màu (hay còn gọi là thấu kính quang điện) sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Khi tròng tiếp xúc với tia UV chuyển từ trạng thái trong suốt sang màu đậm hơn. Khi vào trong nhà, kính trở lại trạng thái ban đầu.

Lớp phủ đổi màu giúp chống tia UV độc hại có trong ánh sáng mặt trời và tăng tính thẩm mỹ cho người đeo.

Ưu điểm:

  • Tiện lợi: Váng phủ đổi màu giúp bạn chỉ cần sử dụng một cặp kính cho cả trong nhà và ngoài trời. Kính sẽ tự động chuyển sang màu tối khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và trong suốt khi ở trong nhà.
  • Bảo vệ mắt: Tròng kính chặn tia UV gây hại từ mặt trời, giúp giảm bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
  • An toàn khi lái xe vào ban đêm: Kính đổi màu giúp chống chói đèn pha từ xe đi ngược chiều, tăng cường an toàn khi lái xe vào ban đêm.
  • Thời trang: Lớp phủ đổi màu có nhiều màu sắc khác nhau như xám khói, xanh dương, xanh lá,…để bạn lựa chọn, giúp bạn thể hiện phong cách của bản thân.

Nhược điểm:

  • Mất thời gian đổi màu: Tròng kính cần 30 – 60 giây để chuyển từ trong suốt sang màu tối hay ngược lại mất khoảng 5 phút để trở lại trạng thái như đầu.
  • Thời gian thích nghi: Với người mới sử dụng, ban đầu tính năng của tròng kính sẽ khiến bạn khó chịu. Nên cần thời gian ngắn để mắt làm quen với việc chuyển màu.

Một số lớp phủ đổi màu nổi tiếng: Transitions (Essilor), Photofusion X (Zessi)…

YouTube video
Tròng kính ánh sáng xanh giúp bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời

5. Lớp phủ chống trầy xước, bám nước

Sử dụng kính lâu ngày, bạn có bao giờ gặp phải tình trạng kính bị trầy xước do va chạm hoặc bám nước mưa khiến tầm nhìn bị hạn chế.

Lớp phủ chống trầy xước, bám nước giúp kính tạo lớp màng chắn siêu mỏng bảo vệ tròng kính khỏi trầy xước do va chạm, bụi bẩn hay tác động từ môi trường. Lớp mỏng này mang lại hiệu ứng lá sen, giúp nước mưa dễ dàng lăn khỏi bề mặt kính, hạn chế bám nước và giữ cho tầm nhìn luôn rõ ràng.

Ưu điểm:

  • Bảo vệ kính khỏi trầy xước: Lớp mỏng tạo ra rào cản bảo vệ, giúp giảm thiểu trầy xước do va chạm, bụi bẩn, chìa khóa hoặc vật dụng khác.
  • Chống bám nước: Nước mưa, mồ hôi và chất lỏng khác sẽ dễ dàng lăn khỏi bề mặt kính, giúp tầm nhìn luôn rõ ràng, đặc biệt khi đi trời mưa hoặc lái xe.
  • Dễ dàng lau chùi: Bề mặt kính trơn láng giúp bạn dễ dàng lau chùi bụi bẩn, dấu vân tay và chất bẩn khác, tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Tăng độ bền cho kính: Lớp phủ giúp bảo vệ kính khỏi yếu tố môi trường, giúp kéo dài tuổi thọ của kính.
  • Cải thiện tầm nhìn: Khi kính không bị trầy xước và bám nước, tầm nhìn của bạn sẽ luôn rõ ràng và sắc nét, giúp bạn lái xe an toàn hơn.

Nhược điểm:

  • Độ bền: Cách bạn sử dụng và bảo quản kính cũng ảnh hưởng đến độ bền của lớp phủ. Nếu bạn thường xuyên lau chùi kính bằng khăn thô hoặc sử dụng chất tẩy rửa mạnh, váng phủ có thể bị mòn nhanh hơn.

Một số lớp phủ chống trầy xước nổi tiếng: Crizal Rock (Essilor), Nano Blue 1.60 (TOG),…

Lời kết

Hy vọng bài viết trên giúp bạn giải đáp thắc mắc váng phủ là gì và tính năng lớp mỏng trên tròng kính. Hãy đến ngay với Kính Hải Triều để tham khảo tròng kính tích hợp sẵn váng phủ cơ bản của các thương hiệu nổi tiếng.

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *