Tròng kính bị ố vàng trong một thời gian ngắn sử dụng đã gây ra cản trở tầm nhìn và ảnh hưởng thẩm mỹ rất lớn. Liệu lớp phủ chống bẩn có thật sự là giải pháp cho vấn đề này?
MỤC LỤC › Cơ chế hoạt động của lớp phủ chống bẩn 2. Bề mặt trơn mịn ngăn ngừa bụi bám tối đa › Khám phá 3 lợi ích của lớp phủ chống bẩn |
Lớp phủ chống bẩn là gì?
Lớp phủ chống bẩn (Anti Smudge Coating) trên tròng kính là một lớp phủ được ứng dụng trên bề mặt tròng kính nhằm giảm khả năng bám dính của bụi bẩn, dầu mỡ, dấu vân tay hoặc các chất bẩn khác. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ trong suốt của tròng kính và tối ưu thị lực của người đeo.
Cơ chế hoạt động của lớp phủ chống bẩn
Có 2 cơ chế hoạt động của lớp phủ chống bẩn đó là: cơ chế đẩy lùi nước, dầu và cơ chế bề mặt siêu trơn mịn nhằm giảm tối đa diện tích tiếp xúc giữa tròng kính và bụi mịn. Nhờ có sự kết hợp của 2 cơ chế này mà lớp phủ hạn chế bẩn chống được 3 dạng tạp chất: nước, dầu và bụi mịn.
1. Đẩy lùi nước và dầu
Dựa trên tính chất kỵ nước và kỵ dầu của lớp phủ hạn chế bẩn. Nó được thiết kế để khi nước tiếp xúc với bề mặt, thay vì lan rộng ra thì sẽ co lại thành các giọt cầu nhỏ (góc tiếp xúc là 150 độ).
2. Bề mặt trơn mịn ngăn ngừa bụi bám tối đa
Lớp phủ hạn chế bám bụi được cấu thành từ các hạt phân tử nano siêu nhỏ, do đó nó có bề mặt cực kỳ mịn và phẳng đồng đều. Các phân tử nano lấp đầy các lỗ hở trên bề mặt khiến cho bụi không có đủ diện tích để bám vào. Hơn nữa nếu như trên bề mặt thông thường, bụi và các hạt nhỏ dễ bị giữ lại nhờ lực hút tĩnh điện nhưng trên bề mặt siêu mịn.
Khám phá 3 lợi ích của lớp phủ chống bẩn
Chỉ cần với 1 lớp phủ, mọi vấn đề liên quan đến nỗi bất cập do tròng kính bị bẩn đều được giải quyết. Sau đây là 3 lợi ích quan trọng nhất khi bạn sở hữu 1 cặp tròng kính có phủ lớp phủ hạn chế bẩn:
1. Dễ dàng vệ sinh
Nếu như chất bẩn có dính trên tròng kính, bạn cũng có thể dễ dàng lau sạch chỉ với khăn mềm mà không cần tốn nhiều sức và thời gian. Vết bẩn cũng dễ dàng được loại bỏ mà không dùng đến chất tẩy rửa mạnh, bảo vệ được các lớp phủ phía sau.
2. Cải thiện tầm nhìn và giữ màu tròng kính
Lớp phủ này đặc biệt hữu ích với người có cơ địa mồ hôi muối, mồ hôi dầu và bị phong thấp vì tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ gây ra ố vàng kính. Nhưng nhờ có tính chất kỵ nước và kỵ dầu của lớp phủ hạn chế bẩn, dấu vân tay hoặc mồ hôi khi tiếp xúc với mặt kính sẽ không bám chắc mà chỉ dính trên bề mặt.
3. Giảm cọ xát do bụi cát gây ra
Ngoài ra, lớp phủ chống bẩn cũng được bổ sung thêm tính năng chống tĩnh điện hay còn gọi là lớp phủ hạn chế bụi. Lớp chống tĩnh điện này trung hòa các ion điện trong môi trường không khí, khiến cho lực hút bụi từ môi trường được giảm đáng kể và tròng kính ít bám bụi bẩn hơn.
Như vậy có thể thấy rằng chỉ với một lớp phủ chống bụi nhưng đã giải quyết được nỗi phiền toái là giữ vệ sinh cho tròng kính. Để luôn duy trì được lớp phủ chống bẩn bền vững, bạn chỉ nên lau nhẹ kính với khăn và nước chuyên dụng nhé.
Các thuật ngữ về tròng kính bạn có thể quan tâm:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lớp phủ chống sương mù là gì? Tất cả những gì bạn nên biết
Essilor Crizal là gì? Hiểu đúng về tấm khiên chống lóa đỉnh cao
Lớp phủ chống bẩn – Trợ thủ đắc lực cho tròng sạch đẹp
Lớp phủ chống nước và 4 ưu điểm khó tin trên tròng kính
Lớp phủ chống trầy xước – “Áo giáp” hoàn hảo cho tròng kính
Khuyết thị trường là gì? Chuyên gia nói về 3 điều cần chú ý
Phương pháp và bảng giá mổ mắt lão thị tại các bệnh viện lớn
Mắt cận 3 độ nhưng lại đeo kính 6 độ? Sai sót không tưởng khi đi đo mắt
THẢO LUẬN