Photochromic: Công nghệ quang sắc đằng sau tròng đổi màu 1 – 0 – 2

Photochromic: Công nghệ quang sắc đằng sau tròng đổi màu 1 - 0 - 2

Có giả thuyết cho rằng, công nghệ Photochromic ra đời từ Chiến tranh Lạnh để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng của vũ khí hạt nhân. Vậy công nghệ này là gì và được ứng dụng để sản xuất tròng kính hiện nay ra sao?

MỤC LỤC

› Photochromic là gì?

› Khám phá công nghệ quang sắc thông minh hàng đầu

1. Nguyên lý hoạt động

2. Sự phát triển của Photochromic trên tròng kính

3. Ưu và nhược điểm của công nghệ quang sắc

› Lời kết

Photochromic là gì?

Photochromic là công nghệ quang sắc cho phép vật liệu thay đổi màu sắc nếu tiếp xúc với tia UV. Khi để dưới ánh sáng mặt trời hoặc đèn cực tím, vật liệu sẽ chuyển từ trong suốt sang một màu tối hơn, tạo hiệu ứng thị giác độc đáo.

Có 2 dạng là Photochromic có thể và không thể đảo ngược. Photochromic đảo ngược được ứng dụng rộng rãi để sản xuất tròng kính đổi màu, giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia cực tím, đồng thời mang lại sự tiện dụng cao khi người dùng không cần thay đổi giữa kính cận và kính mát.

Khám phá các thuật ngữ mắt kính hay:

Khám phá công nghệ quang sắc thông minh hàng đầu

Công nghệ quang sắc thông minh đã và đang trở thành xu hướng mới trong thế giới kính mắt, mang lại sự kết hợp hoàn hảo giữa thời trang và tính năng bảo vệ thị lực.

1. Nguyên lý hoạt động

Công nghệ Photochromic hoạt động dựa trên các phân tử nhạy sáng được tích hợp vào tròng kính. Khi tiếp xúc với tia UV, các phân tử này sẽ thay đổi cấu trúc, giúp tròng kính hấp thụ nhiều ánh sáng hơn và tối màu lại. Ngược lại, khi mức độ UV giảm, các phân tử sẽ trở về trạng thái ban đầu và tròng kính dần trong suốt.

Photochromic hoạt động dựa trên các phân tử nhạy sáng được tích hợp vào tròng kính.
Nguyên lý hoạt động của kính đổi màu

Tuy vậy có sự khác nhau đáng kể giữa chất liệu thuỷ tinh và nhựa. Tròng thủy tinh chứa lượng nhỏ tinh thể bạc halide, phản ứng với tia UV bằng cách tối đi và có khả năng trở về trạng thái trong ban đầu. Trong khi đó, tròng nhựa được nhuộm bằng các loại hợp chất gốc carbon, có khả năng phản ứng với tia UV nhanh hơn so với thủy tinh.

Tốc độ đổi màu phần lớn phụ thuộc vào cường độ tia UV và nhiệt độ. Thông thường, kính mất khoảng 30 giây đến 3 phút để tối lại và từ 2 – 5 phút để trở về trong suốt. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu cách cải thiện độ nhạy của kính và rút ngắn thời gian hoạt động.

Xem thêm: Nguyên lý kính đổi màu: Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng

2. Sự phát triển của Photochromic trên tròng kính

Công nghệ Photochromic có lịch sử phát triển lâu đời từ những năm 1960. Ban đầu, công nghệ đổi màu được sử dụng chủ yếu trên tròng thủy tinh. Sau đó, vào thập niên 1980 và 1990, tròng kính nhựa Photochromic ra đời và nhanh chóng trở nên phổ biến nhờ ưu điểm nhẹ và khả năng chống va đập tốt hơn.

Corning Glass Works sản xuất kính đổi màu đầu tiên vào năm 1964
Kính đổi màu đầu tiên do hãng Corning Glass Works sản xuất

3. Ưu và nhược điểm của công nghệ quang sắc

Ưu điểm:

  • Tiện lợi và tiết kiệm chi phí: Với tròng Photochromic, bạn sẽ không cần thay đổi giữa kính mát và kính cận khi di chuyển qua nhiều môi trường ánh sáng. Từ đó giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và hạn chế tình trạng quên hoặc thất lạc kính.
  • Bảo vệ mắt khỏi tia cực tím: Tròng kính đổi màu có khả năng chống tia UVA và UVB vượt trội, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng hay tổn thương võng mạc,…
  • Lọc ánh sáng xanh hiệu quả: Nhiều loại kính Photochromic có tính năng bảo vệ kép, giúp lọc ánh sáng xanh có hại phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,… Nhờ đó giảm các tác động tiêu cực như khô, nhức mỏi mắt hay rối loạn giấc ngủ.
  • Phù hợp với nhiều phong cách: Tròng Photochromic gồm nhiều lựa chọn màu sắc như xanh, xám, nâu,… kết hợp được với đa dạng kiểu gọng để tạo nên nhiều phong cách thời trang, từ cổ điển, thanh lịch đến năng động, hiện đại. Nhờ vậy, người dùng có thể dễ dàng chọn một cặp kính phù hợp với gu thẩm mỹ cá nhân và nhu cầu sử dụng hằng ngày.

Nhược điểm:

  • Thời gian kích hoạt lâu: Một số tròng Photochromic sẽ mất thời gian khá lâu (từ 3 đến 5 phút) để chuyển màu hoàn toàn, ảnh hưởng đến tầm nhìn và khả năng bảo vệ mắt.
  • Không hoạt động trong xe hơi: Hầu hết các kính chắn gió ôtô hiện đại có khả năng chặn tia UV, khiến tròng Photochromic không thể đổi màu ở trong xe. Điều này làm giảm hiệu quả bảo vệ mắt khi lái xe dưới trời nắng.
YouTube video
Giải đáp: Liệu có nên sử dụng kính đổi màu?

Lời kết

Trên đây là tất tần tật thông tin chi tiết về Photochromic. Với nhiều lợi ích nổi bật, công nghệ này ngày càng được ứng dụng rộng rãi để mang lại trải nghiệm thị giác tối ưu cho người sử dụng.

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *