Bạn có bao giờ cảm thấy khó chịu khi phải cần 2 loại tròng kính khác nhau để có thể nhìn xa và nhìn gần? Nếu câu trả lời là “có”, thì kính hai tròng chính là giải pháp thay thế tiết kiệm dành cho bạn!
Kính hai tròng là gì và chúng có phù hợp với bạn không?
Kính hai tròng (kính lưỡng tiêu hay kính 2 tầm nhìn) là loại kính thuốc có thể giúp người đeo nhìn rõ cả vật ở xa và gần. Loại kính này được thiết kế với hai vùng nhìn riêng biệt. Thuật ngữ kính hai tròng trong tiếng anh thông thường được gọi là Bifocals Lenses.
Một số thuật ngữ về tròng kính:
- Tròng kính là gì, làm bằng gì? Các chất liệu tròng phổ biến
- Kính đa tròng là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm và cách sử dụng
- Kính đổi màu là gì? 7 sự thật về kính đổi màu cần biết
1. Cấu tạo kính hai tròng
Tròng kính có 2 vùng nhìn khác biệt:
- Vùng nhìn xa: Nằm ở phần trên của tròng kính, có độ cong nhất định để giúp mắt nhìn rõ các vật ở xa.
- Vùng nhìn gần: Nằm ở phần dưới của tròng kính, có độ cong lớn hơn vùng nhìn xa để giúp mắt nhìn rõ các vật ở gần.
- Đường phân giới: Giữa hai vùng nhìn có một đường phân giới rõ ràng, thường là đường kẻ ngang hoặc đường cong chữ A.
2. Ưu nhược điểm của kính hai tròng
Ưu điểm:
- Tiện lợi: Chỉ cần đeo một cặp kính mà có thể nhìn rõ cả vật ở xa và gần, không cần thay đổi kính thường xuyên như kính gập hoặc mang theo hai kính riêng biệt.
- Tầm nhìn rõ ràng: Kính với hai vùng nhìn giúp cho người đeo nhìn rõ cả vật ở xa và gần.
- Tiết kiệm chi phí: Không cần phải mua hai cặp kính cùng lúc khi kính hai tròng giúp bạn giải quyết vấn đề đó. Điều này, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí một cách tối đa mà không cần chi trả thêm bất cứ một khoản chi nào (như mua thêm gọng để sử dụng).
Nhược điểm:
- Mất thẩm mỹ: Đường phân cách giữa hai vùng tiêu cự trên kính gây mất tính thẩm mỹ.
- Mất thời gian thích nghi: Người sử dụng cần thời gian để làm quen với việc sử dụng kính mắt hai tròng, do phải di chuyển đầu và mắt để nhìn rõ ở các khoảng cách khác nhau.
- Có thể gây nhức mỏi mắt: Việc di chuyển mắt liên tục để nhìn hai vùng tiêu cự trên kính có thể gây nhức mỏi mắt, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài.
- Không có vùng nhìn trung gian: Kính hai tròng chỉ có hai vùng nhìn xa và gần, do đó không phù hợp cho các hoạt động đòi hỏi nhìn ở khoảng cách trung gian như sử dụng máy tính.
- Biến dạng hình ảnh: Khi nhìn ra rìa kính, hình ảnh có thể bị cong hoặc méo mó do sự khác biệt về độ cong giữa hai vùng nhìn xa và gần.
3. Ai nên sử dụng kính hai tròng?
Đối tượng nên sử dụng kính hai tròng:
- Người bị lão thị: Đây là nhóm đối tượng chính nên sử dụng kính mắt hai tròng. Lão thị là tình trạng mất khả năng điều tiết của mắt do tuổi tác, thường bắt đầu xuất hiện từ sau 40 tuổi.
- Người có hai tật khúc xạ trở lên: Kính hai tròng có thể giúp điều chỉnh đồng thời hai tật khúc xạ khác nhau, chẳng hạn như cận thị và viễn thị.
- Muốn nhìn rõ mọi khoảng cách: Kính hai tròng giúp người đeo nhìn rõ ở mọi khoảng cách, từ gần (đọc sách, sử dụng điện thoại) đến xa (lái xe, nhìn đường).
4. Cách sử dụng kính hai tròng
Đeo kính đúng cách:
- Nên đeo kính sát vào khuôn mặt để đảm bảo tầm nhìn rộng và tốt hơn.
- Hãy lựa chọn gọng kính chắc chắn, vựa vặn để kính không bị xê dịch khi di chuyển.
- Khi đeo cần cân chỉnh gọng kính sao cho mắt nhìn ngang qua tâm điểm của tròng kính.
Tập làm quen với kính:
- Khi mới đeo kính hai tròng, bạn có thể cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt do chưa quen với vùng nhìn mới. Hãy kiên nhẫn tập luyện, tình trạng này sẽ dần cải thiện sau 1-2 tuần.
- Nên tập nhìn các vật ở các khoảng cách khác nhau để làm quen với việc chuyển đổi tầm nhìn.
- Tránh nhìn vào vật thể di chuyển nhanh, ví dụ như ô tô đang chạy.
Sử dụng kính đúng mục đích:
- Kính hai tròng được thiết kế để nhìn xa và nhìn gần.
- Khi nhìn xa (lái xe, nhìn đường), hãy nhìn thẳng qua phần trên của tròng kính.
- Khi nhìn gần (đọc sách, sử dụng điện thoại), hãy nhìn nghiêng xuống qua phần dưới của tròng kính.
- Tránh nhìn đường phân cách trên tròng kính vì có thể gây nhức mắt và hoa mắt.
Vệ sinh và bảo quản kính:
- Vệ sinh kính thường xuyên bằng dung dịch chuyên dụng và khăn mềm.
- Bảo quản kính trong hộp đựng khi không sử dụng.
- Tránh để kính tiếp xúc với nhiệt độ cao và hóa chất.
Đi đo mắt định kỳ:
- Nên đi đo mắt định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng mắt và điều chỉnh độ kính nếu cần thiết.
5. So sánh sự khác nhau giữa các loại tròng kính
Để lựa chọn tròng kính phù hợp với bản thân, bạn có thể tham khảo các loại tròng dưới đây:
Kính hai tròng | Kính đa tròng | Kính đơn tròng | |
Thiết kế | Có đường phân chia: phần trên (nhìn xa) và phần dưới (nhìn gần) | Thiết kế với nhiều vùng nhìn rõ ràng trải dài từ xa đến gần | Tròng kính phẳng, chỉ có một độ cong duy nhất. |
Vùng nhìn | 2 vùng nhìn riêng biệt: xa và gần | Có 4 vùng nhìn: gần, trung gian, xa và vùng rìa kính | Có 1 vùng nhìn: xa hoặc gần |
Tính thẩm mỹ | Đường kẻ phân chia khiến kính mất thẩm mỹ | Cao | Cao |
Đánh giá | Khi nhìn ở rìa kính hình ảnh bị méo mó, biến dạng | Chuyển đổi giữa các vùng nhìn linh hoạt | Chỉ có một vùng nhìn |
Một số câu hỏi thường gặp về kính hai tròng
– Thương hiệu: Các thương hiệu nổi tiếng như Essilor, Zeiss,… có giá cao hơn
– Tính năng trên tròng: Có thể tích hợp thêm các tính năng như chống tia UV, lọc ánh sáng xanh, bám hơi nước, phân cực,….nên giá của tròng cũng khác nhau
– Chiết suất: Chiết suất kính càng cao kính càng mỏng, nhẹ nên chi phí cũng tăng.
– Kính hai tròng: Phù hợp cho những ai chỉ cần hỗ trợ nhìn xa và nhìn gần cơ bản, ít quan tâm đến thẩm mỹ và muốn tiết kiệm chi phí.
– Kính đa tròng: Mang đến tầm nhìn rõ ràng ở mọi khoảng cách, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng, đề cao tính thẩm mỹ nhưng giá thành cao hơn.
Lời kết
Bài viết trên đã chia sẻ kiến thức về kính hai tròng: khái niệm, ưu và nhược điểm, loại kính này phù hợp với ai. Hãy đến Kính Hải Triều để sở hữu ngay kính hai tròng từ các thương hiệu nổi tiếng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính lão và kính cận khác nhau như thế nào? Tác dụng, cấu tạo
Mất thị lực ngoại vi là gì? Nguyên nhân và vấn đề tiềm ẩn
Tầm nhìn ngoại vi là gì? Định nghĩa và các câu hỏi liên quan
Kính lão là gì, thấu kính gì? Tác dụng chính của kính lão
Ánh sáng xanh là gì, có ở đâu? Tác hại và cách bảo vệ mắt
Photochromic: Công nghệ quang sắc đằng sau tròng đổi màu 1 – 0 – 2
Nguyên lý kính đổi màu: Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng
Kính đổi màu là gì? 7 sự thật bạn cần biết trước khi mua
THẢO LUẬN