Bạn có bao giờ tự hỏi, đằng sau tròng kính tưởng chừng đơn giản là cả quá trình chế tạo phức tạp? Và hai thuật ngữ then chốt nói về cấu tạo rắc rối này chính là Spherical và Aspheric – tên gọi khi nhắc về thiết kế thấu kính.
Bật mí: Tròng kính Spherical (SPH) và Aspheric (ASP) là gì?
Một cặp tròng lắp trên các loại gọng không gì khác biệt khi nhìn bằng mắt. Dù là khác chiết suất, công nghệ thì chúng vẫn chỉ là thấu kính trong suốt bình thường. Về bản chất, tròng kính cũng sở hữu thiết kế khác nhau mà các nhà sản xuất thường gọi là Spherical Lens (kính hình cầu) và Aspheric Lens (kính phi cầu).
1. Tròng kính Spherical (SPH) là gì?
Tròng kính Spherical (Spherical Lens) hay còn gọi là thấu kính hình cầu. Để dễ hình dung, nếu bạn cắt một phần từ quả cầu, bề mặt cắt đó sẽ là hình dạng của Spherical. Tròng kính này thường được sử dụng để sửa các vấn đề thị giác cơ bản như cận thị hoặc viễn thị.
Bề mặt trước và sau của tròng kính có hình dạng cầu đồng tâm, tạo ra một phần tử quang học đối xứng. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến các sai số hình ảnh như biến dạng và mờ các vùng ngoại vi của trường nhìn.
Ứng dụng của thấu kính cầu: mắt kính, kính hiển vi và máy chiếu, máy đọc mã vạch,…
2. Tròng kính Aspheric (ASP) là gì?
Tròng kính Aspheric được thiết kế với bề mặt không cầu đồng tâm, nghĩa là bề mặt tròng kính không tuân theo một đường cong cầu chính xác. Thay vào đó, nó có một hình dạng phức tạp hơn, giúp tối ưu hóa sự hoàn hảo của ánh sáng khi đi qua tròng kính. Điều này giảm thiểu sai số quang học và cải thiện hình ảnh nhìn rõ ràng và sắc nét hơn, đặc biệt là ở các vùng ngoại vi.
Tròng kính Aspheric thường được sử dụng trong các tròng kính kê đơn, đặc biệt là Multifocal Glasses (kính đa tròng), vì nó mang lại trải nghiệm thị lực tốt hơn và giảm thiểu biến dạng hình ảnh.
Ứng dụng của tròng kính Aspheric: mắt kính, máy ảnh, kính thiên văn, kính hiển vi…
Khác biệt giữa kính phi cầu (Aspheric) và kính hình cầu (Spherical)
Có khi nào bạn cảm thấy khó chịu khi nhìn ra rìa của kính và hình ảnh bị méo mó, lóa mắt? Hay bạn phải điều chỉnh góc nhìn liên tục để nhìn rõ? Những vấn đề này sẽ được giải quyết với kính phi cầu!
1. Thiết kế siêu mỏng
Hầu hết kính phi cầu làm từ tròng có chiết suất cao giúp bẻ cong ánh sáng tốt hơn bởi nó có khả năng điều chỉnh hướng di chuyển của ánh sáng, đảm bảo tập trung ánh sáng vào điểm duy nhất. Điều này giúp đạt được độ rõ nét và chất lượng hình ảnh cao khi sử dụng tròng kính. Vì vậy, tròng phi cầu mỏng và nhẹ hơn nhiều so với tròng kính thông thường.
2. Sở hữu tầm nhìn ngoại vi rộng, không biến dạng hình ảnh
Kính thông thường khiến hình ảnh bị méo mó khi bạn nhìn ra rìa của kính. Kính phi cầu khắc phục hoàn toàn vấn đề này, mang đến cho bạn tầm nhìn rộng và rõ ràng hơn, ngay cả khi nhìn ra rìa.
Đây là lý do chính khiến tròng Aspheric thường đắt hơn kính thường. Ví dụ, ống kính máy ảnh full frame có góc nhìn rộng thường đắt hơn vì chúng cũng sử dụng thiết kế kính phi cầu.
3. Loại tròng ưu việt cho người có độ khúc xạ cao
Đối với người có độ khúc xạ cao, tròng kính thường với độ dày lớn. Nếu sử dụng thấu kính Spheric sẽ xảy ra hiện tượng phóng đại hoặc thu nhỏ không mong muốn, ảnh hưởng đến kích thước thực tế khi nhìn vào.
- Đối với viễn thị, hiện tượng này sẽ khiến cho mắt của người trông to hơn và không tự nhiên, gây mất thẩm mỹ.
- Đối với cận thị, thay vì phóng đại hình ảnh, chúng thu nhỏ hình và khiến mắt nhỏ hơn trông thấy, gây mất cân đối.
Trong trường hợp này, sử dụng kính phi cầu giúp giảm thiểu hiện tượng phóng đại không mong muốn, làm cho mọi vật xung quanh và mắt của người đeo trông tự nhiên hơn rất nhiều.
Các phương pháp sản xuất thấu kính phi cầu đang được áp dụng
Sau khi tìm hiểu về lịch sử phát triển và ưu điểm vượt trội của Aspheric, bạn có tò mò về cách thức chế tạo thấu kính này? Hãy cùng khám phá các phương pháp sản xuất thấu kính phi cầu đang áp dụng phổ biến hiện nay:
- Precision Ground – Phương pháp mài chính xác: là kỹ thuật sử dụng máy mài tốc độ cao để mài kính với độ chính xác, thậm chí đến từng nanomet. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế như mất nhiều thời gian để chế tạo một thấu kính như vậy.
- Precision Mold Glass – Phương pháp đúc chính xác: Đây là phương pháp thứ hai phát triển vào năm 1998 để chế tạo Aspheric. Đây là kỹ thuật sản xuất các thấu kính độ chính xác với số lượng lớn. Phương pháp này tiết kiệm chi phí mà tạo ra kính với độ chính xác, bề mặt thấu kính sau khi đúc mịn và bóng, mang lại hiệu quả tốt.
- Hybrid Aspherical – Phương pháp cấy ghép hình dạng phi cầu: là phương pháp sản xuất được sử dụng cho các dòng ống kính tiêu chuẩn. Cách thức này ra đời nhằm giải quyết vấn đề chi phí sản xuất cao của các phương pháp Precision Ground và Precision Mold Glass, đồng thời đáp ứng nhu cầu đa dạng về chủng loại ống kính.
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp tất cả thông tin về tròng kính Spherical (SPH) và Aspheric (ASP). Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ mắt và chọn cho mình loại tròng kính phù hợp nhất để sở hữu tầm nhìn hoàn hảo.
Một số thuật ngữ về tròng kính bạn có thể tham khảo:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính lão và kính cận khác nhau như thế nào? Tác dụng, cấu tạo
Mất thị lực ngoại vi là gì? Nguyên nhân và vấn đề tiềm ẩn
Tầm nhìn ngoại vi là gì? Định nghĩa và các câu hỏi liên quan
Kính lão là gì, thấu kính gì? Tác dụng chính của kính lão
Ánh sáng xanh là gì, có ở đâu? Tác hại và cách bảo vệ mắt
Photochromic: Công nghệ quang sắc đằng sau tròng đổi màu 1 – 0 – 2
Nguyên lý kính đổi màu: Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng
Kính đổi màu là gì? 7 sự thật bạn cần biết trước khi mua
THẢO LUẬN