Cách đo độ cận tại nhà chính xác, lưu ý khi tự test mắt cận

Cách đo độ cận tại nhà chính xác, lưu ý khi tự test mắt cận

Theo WHO, hơn 1 tỷ người không phát hiện và điều trị cận thị đúng cách, dẫn đến suy giảm thị lực nghiêm trọng. Vì vậy, nên thường xuyên thực hiện các cách đo độ cận tại nhà để sớm phát hiện vấn đề về mắt và can thiệp kịp thời.

MỤC LỤC

› TOP 5 cách đo độ cận tại nhà nhanh chóng, dễ làm

1. Cách đo mắt cận tại nhà bằng bảng đo Snellen

2. Cách đo độ cận tại nhà bằng bảng đo chữ E

3. Cách đo độ cận tại nhà bằng bảng đo Landolt

4. Cách đo mắt cận tại nhà bằng ứng dụng điện thoại

5. Cách đo mắt cận tại nhà bằng bài kiểm tra trực tuyến

› Cách tính độ cận và cách đọc kết quả đo chi tiết

› Cách test độ cận an toàn, hiệu quả và chính xác

› Lời kết

Nhận ngay kết quả đo mắt chính xác hoàn toàn miễn phí tại Kính Hải Triều

TOP 5 cách đo độ cận tại nhà nhanh chóng, dễ làm

Tuy không thay thế được việc đo mắt tại bệnh viện hay tiệm kính, các cách đo độ cận tại nhà sau đây sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về tình trạng thị lực hiện tại.

1. Cách đo mắt cận tại nhà bằng bảng đo Snellen

Bảng đo thị lực Snellen gồm các hàng chữ cái có kích thước khác nhau, được xếp từ lớn đến nhỏ, giúp xác định khả năng nhìn rõ của mắt ở các khoảng cách khác nhau. Mỗi hàng đại diện cho một mức độ thị lực nhất định, thường được đánh dấu bằng một con số như 20/20, 20/40, 20/60,… Đây là cách đo độ cận tại nhà quen thuộc và được nhiều người sử dụng.

Snellen gồm các hàng chữ cái có kích thước khác nhau
Bảng Snellen thường sử dụng để kiểm tra mắt cận

Cách đo độ cận tại nhà bằng bảng Snellen:

  • Đảm bảo không gian đủ sáng để nhìn rõ chữ và giữ nguyên kính (nếu có).
  • Ngồi cách màn hình máy tính khoảng 1m, giữ thẳng đầu.
  • Che một bên mắt bằng tay hoặc bảng, giấy,… Không nên nhắm mắt lại hoàn toàn để tránh gây áp lực lên mắt đang mở.
  • Đọc các chữ cái theo thứ tự từ trên xuống dưới và dừng lại khi mắt không nhìn rõ chữ được nữa.
  • Ghi lại kết quả và lặp lại với mắt kia.

Xem thêm:

2. Cách đo độ cận tại nhà bằng bảng đo chữ E

Bảng Tumble E sử dụng duy nhất ký tự “E” với nhiều kích thước và xoay theo bốn hướng: lên, xuống, trái, phải. Nhiệm vụ của người được kiểm tra là xác định chữ E đang xoay về hướng nào. Cách đo độ cận tại nhà này là công cụ kiểm tra phổ biến cho trẻ em, người không biết chữ hoặc người gặp khó khăn trong việc nhận dạng chữ cái thông thường.

Tumble E sử dụng duy nhất ký tự "E" với nhiều kích thước
Test độ cận với bảng đo mắt Tumble E

Cách đo độ cận tại nhà bằng bảng chữ E:

  • Đảm bảo không gian đủ sáng để nhìn rõ chữ và giữ nguyên kính (nếu có).
  • Ngồi cách màn hình máy tính khoảng 1m, giữ thẳng đầu.
  • Che một bên mắt bằng tay hoặc bảng, giấy,… Không nên nhắm mắt lại hoàn toàn để tránh gây áp lực lên mắt đang mở.
  • Đọc hướng của chữ E (trên, dưới, trái, phải) theo thứ tự từ trên xuống dưới và dừng lại khi mắt không nhìn rõ chữ được nữa.
  • Ghi lại kết quả và lặp lại với mắt kia.

3. Cách đo độ cận tại nhà bằng bảng đo Landolt

Bảng Landolt cũng sử dụng các vòng hở thay vì chữ cái hoặc ký tự. Các vòng này giống như hình chữ “C” và xoay theo bốn hướng (trên, dưới, trái, phải). Người được kiểm tra sẽ xác định hướng của chữ C để đo lường độ cận.

Bảng Landolt cũng sử dụng các vòng hở thay vì chữ cái
Bảng chữ C dùng đo mắt cận tại nhà cho trẻ chưa biết chữ

Cách đo độ cận tại nhà bằng bảng chữ C:

  • Đảm bảo không gian đủ sáng để nhìn rõ chữ và giữ nguyên kính (nếu có).
  • Ngồi cách màn hình máy tính khoảng 1m, giữ thẳng đầu.
  • Che một bên mắt bằng tay hoặc bảng, giấy,… Không nên nhắm mắt lại hoàn toàn để tránh gây áp lực lên mắt đang mở.
  • Đọc hướng của chữ C (trên, dưới, trái, phải) theo thứ tự từ trên xuống dưới và dừng lại khi mắt không nhìn rõ chữ được nữa.
  • Ghi lại kết quả và lặp lại với mắt kia.

4. Cách đo mắt cận tại nhà bằng ứng dụng điện thoại

App đo mắt cận được phát triển với nhiều bài kiểm tra đa dạng, giúp đưa ra kết quả thị lực sơ bộ và cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về mắt một cách nhanh chóng. Một số app test độ cận phổ biến:

  • Eye Testing | Eye Care: Kiểm tra đa dạng từ cơ bản đến chuyên sâu để đưa ra kết quả đo mắt chi tiết.
  • Virtual Vision Test: Sử dụng bảng chữ E, C, hình ảnh,… để đo mắt và gửi kết quả đến bác sĩ nhãn khoa.
  • Tumbling E Chart: Cung cấp nhiều bài kiểm tra thị lực giúp phát hiện dấu hiệu cận thị hoặc cận thị giả.
Tumbling E Chart cung cấp nhiều bài kiểm tra thị lực
Sử dụng app Tumbling E Chart là cách đo độ cận tại nhà tiện lợi

Các cách kiểm tra độ cận tại nhà này rất đơn giản. Bạn chỉ cần tải ứng dụng, thực hiện các bước kiểm tra theo hướng dẫn và nhận ngay kết quả sau vài phút.

5. Cách đo mắt cận tại nhà bằng bài kiểm tra trực tuyến

Cách đo độ cận tại nhà này thường được sử dụng vì tính đa dạng, tiện lợi và nhanh chóng. Qua các bài kiểm tra, bạn sẽ biết liệu mắt có đang gặp vấn đề thị lực nào không để tiến hành thăm khám chuyên sâu.

Kiểm tra độ nhạy tương phản

  • Đảm bảo không gian đủ sáng để nhìn rõ chữ và giữ nguyên kính (nếu có).
  • Ngồi cách màn hình máy tính khoảng 1m, giữ thẳng đầu.
  • Che một bên mắt bằng tay hoặc bảng, giấy,… Không nên nhắm mắt lại hoàn toàn để tránh gây áp lực lên mắt đang mở.
  • Đọc cái chữ lần lượt từ trái sang phải, từ trên xuống dưới cho đến khi không nhìn được nữa.
  • Ghi lại kết quả và lặp lại với mắt kia.
Kiểm tra độ nhạy tương phản bằng biểu đồ Pelli-Robson
Cách kiểm tra độ cận tại nhà bằng biểu đồ Pelli-Robson

Kết quả: Nếu không nhìn rõ được hết các chữ thì có thể bạn đang mắc vấn đề về độ nhạy tương phản.

Kiểm tra loạn thị

  • Đảm bảo không gian đủ sáng để nhìn rõ chữ và giữ nguyên kính (nếu có).
  • Ngồi cách màn hình máy tính khoảng 1m, giữ thẳng đầu.
  • Che một bên mắt bằng tay hoặc bảng, giấy,… Không nên nhắm mắt lại hoàn toàn để tránh gây áp lực lên mắt đang mở.
  • Quan sát xem độ đậm và độ dày của các đường thẳng dưới đây có giống nhau hay không.
  • Ghi lại kết quả và lặp lại với mắt kia.
Bảng kiểm tra loạn thị mắt
Cách đo cận tại nhà bằng hình ảnh

Kết quả: Nếu thấy một số đường đậm hoặc dày hơn thì có thể bạn đã mắc loạn thị.

Kiểm tra thoái hóa điểm vàng (AMD)

  • Đảm bảo không gian đủ sáng để nhìn rõ chữ và giữ nguyên kính (nếu có).
  • Ngồi cách màn hình máy tính khoảng 1m, giữ thẳng đầu.
  • Che một bên mắt bằng tay hoặc bảng, giấy,… Không nên nhắm mắt lại hoàn toàn để tránh gây áp lực lên mắt đang mở.
  • Tập trung nhìn vào chấm tròn chính giữa của hình, xem thử các đường thẳng xung quanh có bị biến dạng không.
  • Ghi lại kết quả và lặp lại với mắt kia.
Kiểm tra thoái hóa điểm vàng (AMD) với lưới Amsler
Cách kiểm tra độ cận tại nhà bằng lưới Amsler

Kết quả: Nếu các đường thẳng trở nên méo mó và biến dạng thì rất có thể bạn đã bị thoái hoá điểm vàng.

Cách tính độ cận và cách đọc kết quả đo chi tiết

Sau thực hiện cách kiểm tra mắt cận tại nhà, bạn hãy đối chiếu kết quả với thông số dưới đây để tính độ cận:

  • Thị lực 10/10: Mắt không bị cận thị.
  • Thị lực 8 – 9/10: Mắt cận khoảng 0,25 độ.
  • Thị lực 6 – 7/10: Mắt cận khoảng 0,5 độ.
  • Thị lực 4 – 5/10: Mắt cận từ 1 đến 1,5 độ.
  • Thị lực 0 – 3/10: Mắt cận trên 2 độ.

Cách test độ cận an toàn, hiệu quả và chính xác

Kết quả từ cách tự đo độ cận tại nhà chỉ mang tính tham khảo, bạn vẫn cần đến chuyên gia nhãn khoa để được đo khám sâu hơn bằng các loại máy móc chuyên dụng. Chuyên gia cũng sẽ tư vấn và cung cấp liệu pháp điều trị phù hợp cho tình trạng cận thị của bạn.

Kính Hải Triều tự hào được hàng trăm khách hàng tin yêu lựa chọn là địa chỉ đo mắt uy tín. Với quy trình 12 bước chuẩn quốc tế, chuyên gia nhãn khoa giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc nhập khẩu hiện đại, khách hàng luôn có thể yên tâm về độ chính xác và chi tiết của kết quả.

YouTube video
Kiểm tra mắt cận với quy trình 12 bước quốc tế

Lời kết

Trên đây là chi tiết các cách đo độ cận tại nhà dễ thực hiện. Bạn nên thường xuyên kiểm tra độ cận của mắt để phát hiện, điều trị sớm các vấn đề thị lực và bảo vệ mắt lâu dài.

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *