Theo WHO, một nửa dân số thế giới sẽ bị cận vào năm 2050. Vì vậy, việc nắm rõ cách tính độ cận thị và các phương pháp đo mắt là rất cần thiết để kịp thời phát hiện và thực hiện biện pháp bảo vệ thị lực.
Các thuật ngữ cần biết trước khi học cách tính độ cận
Để kết quả tính độ cận chính xác và dễ hiểu, bạn cần nắm các thuật ngữ sau:
1. Diop (Đi ốp) là gì? 1 Diop bằng bao nhiêu độ?
Diop (ký hiệu D) là đơn vị đo độ khúc xạ của mắt, với diop âm biểu thị mức độ cận thị, còn diop dương biểu thị mức độ viễn thị. Diop càng lớn thì độ cận hoặc viễn càng cao và đòi hỏi thấu kính dày để điều chỉnh tầm nhìn.
2. Cận thị là gì?
Cận thị (Myopia) là tình trạng mắt không thể nhìn rõ những vật ở xa. Điều này xảy ra khi mắt có trục quá dài hoặc giác mạc quá cong, khiến hình ảnh hội tụ ở trước thay vì trên võng mạc. Người bị cận thị cần đeo kính gọng hoặc kính áp tròng để nhìn rõ.
3. Phân loại các mức cận thị
Cận thị có thể chia thành bốn mức độ chính:
- Cận thị nhẹ: < 2 độ
- Cận thị trung bình: 2 – 4 độ
- Cận thị nặng: 4 – 6 độ
- Cận thị rất nặng: > 6 độ
Cách tính độ cận thị của mắt chi tiết từ A-Z
Sau khi đã hiểu các thuật ngữ, bạn có thể sử dụng cách tính độ cận sau:
1. Công thức tính độ cận thị
Độ cận thị được tính dựa trên tiêu cự của mắt: P = 1/f
- P: độ cận thị (diop)
- f: tiêu cự của mắt (m)
Ngoài ra, có một công thức tính độ cận mà bạn có thể dùng để đo mắt tại nhà là: 100/khoảng cách (cm). Ví dụ, nếu người bệnh nhìn rõ trong khoảng 50cm thì sẽ cận khoảng 2 độ.
2. Cách quy đổi độ cận thị
Kết quả khi đo mắt bằng bảng đo thường được ghi dưới dạng x/10, tương ứng với từng mức độ cận. Cụ thể:
- 10/10: Thị lực bình thường.
- 6 – 7/10: Cận khoảng 0.5 độ.
- 4 – 5/10: Cận khoảng 1.5 – 2 độ.
- Dưới 3/10: Cận trên 2 độ.
Một số cách đo độ mắt phổ biến
Để xác định chính xác độ cận thị và tìm ra giải pháp điều chỉnh phù hợp, đo độ mắt là việc không thể thiếu. Hiện nay, có nhiều cách kiểm tra mắt cận bao nhiêu độ mà bạn có thể áp dụng:
1. Đo độ mắt cận bằng máy chuyên dụng
Máy đo độ mắt sẽ chiếu tia sáng vào mắt để đo độ phản xạ, từ đó tính toán và đưa ra kết quả một cách nhanh chóng. Đây là cách tính độ cận thị của mắt chính xác và thường có mặt tại nhiều bệnh viện, phòng khám hoặc cửa hàng kính.
2. Đo độ mắt cần bằng bảng đo thị lực
Bảng đo thị lực gồm nhiều hàng chữ cái hoặc ký tự với kích cỡ khác nhau. Người đo sẽ đứng cách bảng khoảng 5-6 mét, sau đó đọc các ký tự từ lớn đến nhỏ dần. Dựa vào số hàng bạn đọc được, bác sĩ sẽ tính toán và ước lượng độ cận thị.
3. Đo độ mắt cận bằng ứng dụng điện thoại
Hiện nay có nhiều app đo mắt cận như Eye Test, Virtual Vision Test, Smart Optometry,… cung cấp nhiều bài kiểm tra để người dùng đo độ mắt tại nhà. Bạn chỉ cần tải ứng dụng và làm theo hướng dẫn là sẽ nhận kết quả một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, kết quả từ ứng dụng điện thoại chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế việc thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế.
Lời kết
Trên đây là thông tin chi tiết về cách tính độ cận thị của mắt mà bạn nên biết. Nếu vẫn còn băn khoăn về đo độ mắt thì hãy đến với Kính Hải Triều để được tư vấn và trải nghiệm quy trình 12 bước chuẩn quốc tế.
Kiến thức thị giác liên quan:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính lão và kính cận khác nhau như thế nào? Tác dụng, cấu tạo
Mất thị lực ngoại vi là gì? Nguyên nhân và vấn đề tiềm ẩn
Tầm nhìn ngoại vi là gì? Định nghĩa và các câu hỏi liên quan
Kính lão là gì, thấu kính gì? Tác dụng chính của kính lão
Ánh sáng xanh là gì, có ở đâu? Tác hại và cách bảo vệ mắt
Photochromic: Công nghệ quang sắc đằng sau tròng đổi màu 1 – 0 – 2
Nguyên lý kính đổi màu: Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng
Kính đổi màu là gì? 7 sự thật bạn cần biết trước khi mua
THẢO LUẬN