Bạn có đang gặp phải dấu hiệu của cận thị nhẹ mà không hề hay biết? Hơn 70% người bị cận đều bỏ lỡ giai đoạn vàng để can thiệp sớm!
10 dấu hiệu của cận thị nhẹ không nên bỏ qua
Cận thị nhẹ thường khó nhận biết vì các triệu chứng ban đầu rất mơ hồ. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ những dấu hiệu của cận thị nhẹ dưới đây, bạn có thể phát hiện cận thị sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.
1. Nhìn xa không rõ, hình ảnh mờ, nhòe
Đây là dấu hiệu bị cận nhẹ và dễ nhận thấy nhất. Do nhãn cầu dài bất thường, người cận thị không thể hội tụ hình ảnh vật xa đúng trên võng mạc. Kết quả là, mọi vật ở xa như biển báo giao thông, chữ trên bảng, hay khuôn mặt người ở phía đối diện đều trở nên mất nét, mờ ảo.
2. Thường xuyên phải nheo mắt
Khi bạn nheo mắt, bạn đang vô thức thực hiện một nguyên lý vật lý gọi là “hiệu ứng lỗ kim” (pinhole effect). Việc nheo mắt làm hẹp khe mi, giúp chắn bớt các tia sáng phân kỳ từ vật ở xa, chỉ cho phép luồng sáng trung tâm đi vào mắt. Điều này tạm thời giúp hình ảnh hội tụ đúng vào võng mạc hơn, làm vật thể sắc nét hơn trong giây lát. Nếu bạn thấy mình hay con trẻ thường xuyên phải nheo mắt để nhìn rõ, đây là một dấu hiệu của cận thị nhẹ rất đáng lưu tâm.
3. Hay mỏi, dụi mắt
Mắt phải liên tục điều tiết để cố gắng lấy nét những hình ảnh bị mờ, đặc biệt là cơ thể mi (ciliary muscle). Sự gắng sức kéo dài này gây ra tình trạng mỏi mắt, căng tức và dẫn đến hành động dụi mắt thường xuyên để giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, hành động này diễn ra thường xuyên sẽ rất gây hại cho giác mạc.

4. Thị lực giảm rõ khi nhìn vào nơi có ánh sáng kém
Trong môi trường thiếu sáng (như lúc chạng vạng, trong phòng tối), đồng tử của mắt sẽ giãn ra để thu nhận nhiều ánh sáng hơn. Ở người bị cận thị, việc đồng tử giãn to càng làm tăng lượng tia sáng phân kỳ đi vào mắt, khiến hình ảnh càng trở nên mờ nhòe hơn. Đây là lý do vì sao người cận nhẹ thường cảm thấy khó khăn hơn khi lái xe vào ban đêm.
5. Đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng mạnh
Tình trạng này trong y khoa gọi là “chứng sợ ánh sáng” (Photophobia). Ở người có tật khúc xạ chưa được điều chỉnh, ánh sáng chói hoặc cường độ cao có thể gây khó chịu, chói mắt, thậm chí là đau nhức. Nguyên nhân là do mắt phải gắng sức điều tiết để xử lý hình ảnh không hoàn hảo, khiến hệ thống thị giác trở nên quá tải và nhạy cảm hơn.
6. Bị đau đầu
Những cơn đau đầu âm ỉ, thường xuất hiện ở vùng trán và thái dương sau khi tập trung nhìn xa hoặc làm việc với máy tính một thời gian, có thể là hệ quả trực tiếp của cận thị. Như đã đề cập, cơ mắt phải làm việc quá sức để bù trừ cho thị lực kém. Sự căng cơ kéo dài này chính là nguyên nhân gây ra các cơn đau đầu do thị giác (visual-related headaches).

7. Dùng tay dò chữ mới dễ đọc tài liệu
Đây dấu hiệu bị cận nhẹ ở trẻ em. Khi đọc sách, trẻ có xu hướng dùng ngón tay chỉ vào từng chữ. Đây có thể là một cơ chế bù trừ khi các ký tự trên trang giấy không đủ sắc nét, việc dùng tay giúp mắt tập trung vào một điểm duy nhất, giảm bớt sự “nhiễu” của các chữ xung quanh.
8. Chớp và chảy nước mắt thường xuyên
Chớp mắt là một phản xạ tự nhiên để làm sạch và bôi trơn bề mặt nhãn cầu. Tuy nhiên, khi mắt phải làm việc căng thẳng do cận thị, nó có thể bị kích ứng và khô nhanh hơn, buộc cơ thể phải phản ứng bằng cách chớp mắt nhiều hơn và tiết nước mắt để bù đắp.
Tuy nhiên, dấu hiệu của cận thị nhẹ đây không phải tình trạng xảy ra với riêng tật khúc xạ này mà còn nhiều lý do khác. Nên khi nghi ngờ mình bị cận thị, bạn cần quan sát thêm các dấu hiệu khác xoay quanh việc chớp và chảy nước mắt.
9. Mắt dễ bị khô
Mắt có dấu hiệu của cận thị nhẹ sẽ rất dễ khô. Đặc biệt, đối với người có dấu hiệu cận đã lâu thì tình trạng này sẽ kéo dài, khiến hiệu suất hoạt động của suy giảm. Nhưng cũng giống với tình trạng chảy nước mắt, nếu bạn nghi ngờ mình bị cận thì cần phải xuất hiện thêm một vài biểu hiện khác như mờ, nhòe mắt,…

10. Một số dấu hiệu khác
Ngoài các dấu hiệu bị cận thị kể trên, bạn cần chú ý đến một số biểu hiện khác. Có thể kể đến như:
- Dễ chóng mặt, buồn nôn khi đứng lên hoặc trong lúc vận động.
- Khi nhìn vào một vật thể, vết bóng râm từ đâu xuất hiện và đi theo chuyển động của mắt. Mắt dao động ở điểm nào, vết đen nhỏ sẽ đi theo đến đấy.
- Đối với trẻ em, khó nhìn thấy bảng, thường xuyên phải nhìn sang bạn để chép bài.
- Các bậc phụ huynh cần lưu ý, chúng ta cần quan sát trẻ nhỏ thường xuyên để nhận biết dấu hiệu của cận thị nhẹ và đưa ra cách điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây cận thị nhẹ ở từng độ tuổi
Cận thị có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng nguyên nhân lại có sự khác biệt rõ rệt giữa trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa và can thiệp phù hợp.
- Trẻ em (6 – 15 tuổi): Đây là giai đoạn cận thị tiến triển nhanh nhất. Nguyên nhân chính là do gen di truyền và thói quen sinh hoạt không khoa học. Trẻ dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động nhìn gần như xem điện thoại, máy tính bảng, chơi game, học bài sai tư thế, thiếu ánh sáng tự nhiên.
- Thanh thiếu niên và người trưởng thành: Áp lực học tập và công việc tăng cao khiến mắt phải làm việc liên tục với máy tính, tài liệu. Ngoài ra, việc thức khuya, thiếu ngủ, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ cũng là yếu tố thúc đẩy cận thị phát triển.
Bác sĩ Trần Văn Long, chuyên gia nhãn khoa tại Bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết: “Dù là trẻ nhỏ hay người lớn, việc dành thời gian nhìn gần quá nhiều, đặc biệt là nhìn vào màn hình điện tử, đều là nguyên nhân hàng đầu gây ra cận thị. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này làm mắt phải điều tiết mạnh mẽ, dẫn đến mỏi mắt và tăng độ cận,”
Chuyên gia nhãn khoa hướng dẫn cách phòng ngừa và cải thiện cận nhẹ hiệu quả
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thay vì chờ đợi độ cận tăng cao, bạn hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ đôi mắt ngay từ hôm nay. Chuyên gia nhãn khoa tại Kính Hải Triều chia sẻ 4 phương pháp phòng ngừa và cải thiện cận thị nhẹ đã được khoa học chứng minh hiệu quả.
1. Tăng cường hoạt động ngoài trời (trẻ em)
Một nghiên cứu quy mô lớn tại Úc đã chỉ ra rằng trẻ em dành ít nhất 2 giờ mỗi ngày cho các hoạt động ngoài trời có thể làm giảm 2% nguy cơ mắc cận thị.
Ánh sáng tự nhiên giúp kích thích võng mạc, giải phóng dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh giúp ức chế sự phát triển của nhãn cầu, từ đó làm chậm quá trình tăng độ cận.
2. Giảm thời gian nhìn gần, dùng thiết bị điện tử
- Tuân thủ quy tắc 20-20-20: Cứ sau 20 phút làm việc hoặc học tập, hãy nhìn ra xa 20 feet (khoảng 6 mét) trong vòng 20 giây.
- Điều chỉnh khoảng cách an toàn: Duy trì khoảng cách từ mắt đến sách, màn hình điện thoại, máy tính là 30-40cm.
- Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

3. Dưỡng mắt bằng dinh dưỡng, ngủ đủ
Bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin A, C, E, Omega-3, Lutein và Zeaxanthin như: cá hồi, cà rốt, cải bó xôi, trứng… Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp mắt được thư giãn và phục hồi sau một ngày làm việc.
4. Đo mắt định kỳ mỗi 6 tháng
Đối với người trưởng thành, việc khám mắt định kỳ từ 1–2 năm/lần là khuyến nghị phổ biến. Riêng với trẻ em và thanh thiếu niên – nhóm đối tượng có nguy cơ tiến triển độ nhanh – tần suất kiểm tra nên được rút ngắn, khoảng 6 –12 tháng/lần. Dù ở độ tuổi nào, điều quan trọng là lựa chọn được cơ sở thăm khám đáng tin cậy với quy trình rõ ràng và đội ngũ chuyên môn vững vàng.
Kính Hải Triều là một trong những địa chỉ được đánh giá cao trong lĩnh vực chăm sóc và đo khám thị lực chuyên sâu. Khách hàng tại đây sẽ được kiểm tra mắt theo quy trình 12 bước chuẩn quốc tế, do các chuyên viên khúc xạ và bác sĩ nhãn khoa đào tạo bài bản trực tiếp thực hiện.
Toàn bộ hệ thống máy móc, như máy đo khúc xạ tự động, máy soi bóng đồng tử, đều được nhập khẩu từ những quốc gia đi đầu trong ngành nhãn khoa như Nhật Bản, Pháp… nhằm đảm bảo độ chính xác cao và giảm thiểu tối đa sai số trong quá trình xác định độ cận, loạn hay viễn.
Giải đáp một số câu hỏi liên quan về dấu hiệu của cận thị nhẹ
Cận thị nhẹ tuy không gây ảnh hưởng nhiều, nhưng sẽ khiến người mắc khá hoang mang và chưa tìm được cách khắc phục. Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề về dấu hiệu của cận thị nhẹ.
1. Mắt cận thị nhẹ là gì? Bao nhiêu độ?
Cận thị nhẹ là mức độ cận thị thấp nhất, thường xuất hiện ở giai đoạn đầu khi mắt bắt đầu có hiện tượng nhìn xa không rõ. Người bị cận nhẹ vẫn có thể nhìn gần bình thường nhưng gặp khó khăn khi nhìn các vật ở khoảng cách xa như biển báo, bảng viết, màn hình chiếu…
Về chỉ số, cận nhẹ thường được xác định trong khoảng từ -0.25 đến -1.00 độ (diop). Cụ thể:
- Từ -0.25 đến -0.75 độ: thường được xem là rất nhẹ, nhiều người chưa cần đeo kính thường xuyên.
- Từ -1.00 đến -3.00 độ: được xếp vào mức cận thị trung bình.
- Từ -3.25 độ trở lên: là cận thị nặng.
Tuy mức độ thấp, nhưng cận thị nhẹ nếu không được theo dõi và điều chỉnh sớm có thể tiến triển nhanh, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên đang trong độ tuổi học đường.
2. Có chữa khỏi cận nhẹ được không?
Sự thật là không. Cận thị là tật khúc xạ, không phải bệnh lý có thể chữa khỏi. Các phương pháp như đeo kính gọng, kính áp tròng, phẫu thuật Lasik, ReLEx SMILE… chỉ là những giải pháp giúp điều chỉnh tật khúc xạ, giúp bạn nhìn rõ hơn, không thể làm mắt trở về trạng thái bình thường.

Cận thị nhẹ tuy không nguy hiểm ngay lập tức, nhưng lại là “nấc thang đầu tiên” dẫn đến nhiều rối loạn thị giác nếu không được quan tâm đúng mức. Hãy chủ động lắng nghe cơ thể, nhận diện sớm các dấu hiệu cận thị nhẹ và áp dụng các phương pháp chăm sóc mắt hiệu quả để giữ gìn thị lực trọn đời. Nếu bạn đang nghi ngờ mình hoặc người thân bị cận nhẹ, hãy đến ngay Kính Hải Triều để được kiểm tra và tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ chuyên gia uy tín.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
3 Cách kiểm tra mắt có bị cận hay không? Hướng dẫn từ chuyên gia
Hướng dẫn 5 cách đo độ cận tại nhà chuẩn xác
Hiểu đúng bảng đo thị lực trẻ em: Phân loại, hướng dẫn cách đọc
Cách tính độ cận thị: Công thức, bảng quy đổi, hướng dẫn A-Z
Kiểm tra mắt cho bé: Dấu hiệu cảnh báo, cách đo tại nhà
Cách đọc bảng kiểm tra thị lực chuẩn nhất 2025 – tránh sai lầm khi tự đo mắt
5+ app đo mắt cận chính xác, cách dùng đúng cho người mới
7+ cách kiểm tra độ cận của mắt online bằng điện thoại
THẢO LUẬN