Là một trong những dấu hiệu phổ biến giúp cảnh báo bệnh lý nguy hiểm liên quan đến mắt và não bộ, nhưng nhiều người vẫn chưa biết và hiểu rõ về tình trạng biến dạng thị giác.
MỤC LỤC › Biến dạng thị giác: Định nghĩa và nguyên nhân gây ra 2. Nguyên nhân gây rối loạn thị giác › Mọi người bị biến dạng thị giác vì các triệu chứng quen thuộc |
Biến dạng thị giác: Định nghĩa và nguyên nhân gây ra
Nắm rõ kiến thức về định nghĩa và nguyên nhân gây ra biến dạng thị giác là rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ mắt lâu dài.
Đăng ký tầm soát và đo mắt cá nhân hoá chuẩn quốc tế tại Kính Hải Triều
1. Biến dạng thị giác là gì?
Thuật ngữ biến dạng thị giác (rối loạn thị giác) chỉ tình trạng mắt không thể truyền tải tín hiệu chính xác đến não bộ, khiến mọi hình ảnh chúng ta nhìn thấy đều trở nên méo mó, biến dạng so với thực tế.
2. Nguyên nhân gây rối loạn thị giác
Biến dạng hình ảnh không phải bệnh lý cụ thể, mà là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
- Thoái hóa điểm vàng (AMD): AMD xảy ra khi điểm vàng trong võng mạc – khu vực chịu trách nhiệm cho tầm nhìn sắc nét – bị thoái hóa khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đọc chữ, nhận diện khuôn mặt hoặc nhìn rõ các chi tiết.
- Màng trước võng mạc (ERM): Tình trạng xuất hiện một lớp màng mỏng bất thường trên bề mặt võng mạc, thường ở khu vực hoàng điểm. Lớp màng này có thể co rút, làm biến dạng hoặc kéo căng võng mạc, dẫn đến hiện tượng méo hình.
- Phù hoàng điểm: Hiện tượng tích tụ dịch trong hoàng điểm, gây sưng và làm biến dạng cấu trúc võng mạc. Đây là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng nhìn chi tiết và nhận biết màu sắc.
- Bong võng mạc: Bệnh lý nguy hiểm khi võng mạc bị tách rời khỏi lớp màng mạch máu bên dưới, làm gián đoạn việc cung cấp oxy và dinh dưỡng cho võng mạc.
- Viêm võng mạc hoặc viêm màng bồ đào: Các bệnh lý viêm nhiễm trong mắt, xảy ra do virus, vi khuẩn,… và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực nếu không được điều trị đúng cách.
- Co giật, đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA): Những tình trạng này thường do lưu lượng máu lên não bị gián đoạn hoặc tổn thương các vùng não điều khiển thị giác, gây ra hiện tượng méo hình.
Ngoài ra, những thói quen sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc, ăn uống không đủ chất, ít vận động,… cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ mắt và làm tăng nguy cơ biến dạng thị giác.
Mọi người bị biến dạng thị giác vì các triệu chứng quen thuộc
Biến dạng hình ảnh gồm rất nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:
1. Song thị
Song thị (Diplopia) là hiện tượng nhìn thấy hai hình ảnh của một vật duy nhất, gây cảm giác mất cân bằng và khó chịu. Song thị xảy ra do các nguyên nhân như loạn cơ mắt, tổn thương thần kinh thị giác, đột quỵ hoặc chấn thương,… Thời gian kéo dài triệu chứng sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân, nhưng người bệnh vẫn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám.
2. Điểm mù
Điểm mù (Scotoma) là những vùng mờ tối trong tầm nhìn do tổn thương võng mạc, bệnh lý thần kinh thị giác, hoặc thoái hóa điểm vàng gây ra. Chứng biến dạng thị giác này khiến người bệnh khó khăn trong việc đọc sách, lái xe, hoặc nhận biết chi tiết trong môi trường xung quanh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, tình trạng này có thể tiến triển nặng hơn.
3. Hình ảnh lượn sóng
Hình ảnh lượn sóng (Wavy lines) là triệu chứng nhìn thấy các hình ảnh, đặc biệt là đường thẳng bị cong vặn, biến dạng giống như sóng nước. Hiện tượng méo hình này thường xảy ra khi một phần võng mạc hoặc các cấu trúc trong mắt không hoạt động đúng cách.
4. Ruồi bay
Ruồi bay (Floaters) là hiện tượng xuất hiện các đốm đen, vệt mờ hoặc sợi chỉ lơ lửng trong tầm nhìn, thường rõ hơn khi nhìn vào nền sáng (ví dụ như bức tường trắng hoặc màn hình máy tính). Hiện tượng này xảy ra do sự thay đổi trong dịch kính mắt, bong võng mạc hoặc viêm nội nhãn. Mặc dù ruồi bay thường không gây nguy hiểm, nhưng nếu kèm theo những tia sáng nhấp nháy hoặc suy giảm thị lực đột ngột thì bạn cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức.
5. Tia sáng nhấp nháy
Tia sáng nhấp nháy (Flashes of light) là hiện tượng người bệnh cảm thấy như có tia sáng chớp lóe đột ngột trong tầm nhìn, ngay cả khi không có nguồn sáng thực sự. Đây là triệu chứng phổ biến khi dịch kính bị kéo căng hoặc bong võng mạc. Hiện tượng này thường xuất hiện cùng với ruồi bay và là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng cần được can thiệp y khoa ngay lập tức.
6. Mù màu
Mù màu (Color Blindness) là tình trạng mắt không phân biệt được một số màu sắc nhất định, thường là đỏ, xanh lá cây, xanh dương hoặc vàng. Mù màu xảy ra chủ yếu do di truyền, tổn thương võng mạc, bệnh lý thần kinh thị giác, hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tình trạng này không ảnh hưởng đến tầm nhìn tổng thể nhưng có thể gây khó khăn trong các hoạt động cần nhận diện màu sắc chính xác như lái xe hay thiết kế đồ họa.
7. Quầng sáng
Quầng sáng (Halos) là hiện tượng nhìn thấy các vòng ánh sáng bao quanh nguồn sáng (đèn, màn hình điện thoại,…), đặc biệt vào ban đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu. Tình trạng này thường gặp ở người bị cận thị, loạn thị, hoặc đục thủy tinh thể. Trong một số trường hợp, quầng sáng cũng có thể là dấu hiệu của tăng nhãn áp, một bệnh lý cần được điều trị sớm để tránh rủi ro mất thị lực.
Đôi khi những triệu chứng của biến dạng thị giác chỉ xảy ra rất nhanh và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt nhưng lại ẩn chứa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy bạn cần chú ý cũng như thăm khám bác sĩ thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, giúp bảo vệ đôi mắt luôn sáng khỏe nhé.
Xem thêm các kiến thức thị giác liên quan:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Viễn thị là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, đối tượng thường gặp
Tròng kính G15 là gì? Người khổng lồ “Xanh” của RayBan
Viễn thị có chữa được không? Cách điều trị hiệu quả tại nhà
Viễn thị có mổ được không? Điều kiện, phương pháp phổ biến
Thị trường mắt là gì? Phân loại và mức giới hạn thông thường
Cận thị và viễn thị khác nhau thế nào? Nguyên nhân, điều trị
Phân biệt cận thị và lão thị: Có thể bị cùng lúc không?
Viễn loạn thị ở trẻ em: Triệu chứng và phương pháp điều trị
THẢO LUẬN