Nghiên cứu cho thấy, 50 – 90% người làm việc máy tính đều gặp phải hội chứng thị giác màn hình, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sinh hoạt. Vậy hội chứng thị giác màn hình là gì và làm sao để phòng ngừa?
MỤC LỤC › Hội chứng thị giác màn hình là gì? › Cách chữa hội chứng thị giác màn hình › Cách phòng ngừa hội chứng thị giác màn hình |
Hội chứng thị giác màn hình là gì?
Hội chứng thị giác màn hình, hay còn gọi là hội chứng CVS (Computer Vision Syndrome), là thuật ngữ chỉ tình trạng phổ biến liên quan đến mắt và thị lực do sử dụng các thiết bị kỹ thuật số như máy tính, điện thoại di động,… quá mức trong thời gian dài.
1. Nguyên nhân
Bản chất của hội chứng thị giác CVS là do mắt phải làm việc vất vả để tập trung nhìn vào màn hình điện tử, cụ thể:
- Văn bản và hình ảnh trên màn hình được tạo từ các điểm ảnh (pixel), khiến mắt khó duy trì trạng thái tập trung ổn định.
- Ánh sáng chói và độ tương phản thấp của màn hình điện tử khiến mắt phải hoạt động nhiều hơn so với đọc trên giấy.
- Nghiên cứu của đại học Lowa cho thấy, chúng ta chớp mắt ít hơn đến 66% khi nhìn màn hình, khiến mắt dễ bị khô, kích ứng và nhìn mờ.
Thêm vào đó, người dùng màn hình điện tử thường có nhiều thói quen xấu, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng CVS như:
- Sử dụng màn hình trong thời gian dài khiến mắt luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
- Làm việc trong môi trường quá sáng hoặc quá tối, cộng với ánh sáng mạnh từ màn hình khiến mắt phải điều tiết liên tục để thích nghi.
- Tư thế, góc nhìn không phù hợp hoặc đặt màn hình quá gần làm tăng áp lực lên mắt.
- Không đeo kính hoặc đeo kính sai độ khi làm việc và học tập.
2. Triệu chứng
Người gặp hội chứng thị giác màn hình có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Mỏi, khô mắt.
- Nhìn mờ hoặc khó tập trung.
- Nhức đầu, đau cổ và vai gáy.
- Cảm giác nóng rát hoặc ngứa mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
Các triệu chứng của hội chứng thị giác màn hình thường nặng hơn vào cuối ngày hoặc sau nhiều giờ làm việc liên tục.
3. Đối tượng dễ gặp phải
Những người tiếp xúc với các thiết bị kỹ thuật số liên tục từ 2 giờ trở lên mỗi ngày đều có nguy cơ cao mắc hội chứng thị lực máy tính, kể cả trẻ em và người lớn.
Cách chữa hội chứng thị giác màn hình
Sau khi biết hội chứng thị giác màn hình là gì và các nguyên nhân chủ yếu, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau để cải thiện tình trạng này:
1. Sử dụng kính máy tính
Đây là loại kính được thiết kế để tối ưu hóa việc nhìn gần và giảm tình trạng mờ hoặc mỏi mắt do tiếp xúc với màn hình trong thời gian dài. Kính máy tính được tùy chỉnh để phù hợp với khoảng cách giữa mắt và màn hình, nhờ đó bạn dễ dàng nhìn rõ mà không cần thường xuyên thay đổi tư thế ngồi hay ngửa đầu ra sau.
Thêm vào đó, loại kính này thường có các lớp phủ chống chói và lọc ánh sáng xanh phát ra từ màn hình, giúp giảm bảo vệ tối đa sức khoẻ mắt và hạn chế hội chứng thị giác màn hình.
2. Áp dụng liệu pháp thị giác
Liệu pháp thị giác là phương pháp cải thiện khả năng hội tụ mắt (khả năng tập trung cả hai mắt vào một điểm), giảm tình trạng nhìn đôi và nâng cao độ linh hoạt của mắt. Liệu pháp bao gồm việc sử dụng thiết bị hỗ trợ như kính lăng kính, bộ lọc ánh sáng và các bài tập tập trung mắt, giúp mắt tự điều chỉnh và phối hợp tốt hơn khi làm việc trước màn hình điện tử.
Cách phòng ngừa hội chứng thị giác màn hình
Hội chứng thị lực máy tính tuy không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến khả năng tập trung và hiệu suất làm việc của người bệnh, vậy nên cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa từ sớm.
1. Điều chỉnh vị trí làm việc
Tư thế làm việc đúng là yếu tố quan trọng nhất giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng thị lực máy tính. Bạn nên:
- Giữ khoảng cách từ mắt đến màn hình trong khoảng 50 – 70 cm, tương đương với một cánh tay.
- Đặt màn hình thấp hơn tầm mắt một chút, khoảng 10 – 15 độ. Màn hình không nên quá cao hoặc quá thấp vì sẽ gây áp lực lên cơ cổ và mắt.
- Chỉnh ghế ngồi sao cho bàn chân chạm đất và lưng tựa vào ghế. Lưng thẳng và vai thả lỏng khi làm việc sẽ giảm nguy cơ đau lưng hoặc cổ.
2. Chỉnh ánh sáng môi trường và màn hình
Tránh ánh sáng chói từ cửa sổ hoặc đèn chiếu trực tiếp vào màn hình. Sử dụng rèm hoặc điều chỉnh vị trí đèn để ánh sáng trong phòng phân bố đều và không gây lóa mắt. Bạn có thể sử dụng thêm màn hình và các loại tròng kính chống chói để giảm tác động của ánh sáng mạnh.
Cài đặt độ sáng màn hình ở mức phù hợp, không quá mạnh hoặc quá yếu. Độ sáng nên tương đương với ánh sáng xung quanh để tránh khiến mắt điều tiết quá mức. Ngoài ra, tăng độ tương phản giữa chữ và nền để giúp mắt dễ dàng nhận diện ký tự và giảm áp lực khi làm việc.
3. Nghỉ ngơi mắt hợp lý
Một trong những cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc hội chứng thị giác CVS là tuân thủ quy tắc 20 – 20 – 20: sau mỗi 20 phút làm việc, hãy dành ít nhất 20 giây nhìn vào một vật ở khoảng cách 6 mét (20 feet) hoặc xa hơn.
Việc này giúp mắt thư giãn và giảm áp lực sau khi tập trung nhìn vào một điểm gần trong thời gian dài, giúp ngăn ngừa tình trạng mỏi và khô mắt.
4. Khám mắt định kỳ
Duy trì thói quen khám mắt ít nhất 6 – 12 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện và điều chỉnh kịp thời các vấn đề thị lực, đặc biệt là người đang mắc tật khúc xạ như cận thị hay viễn thị.
Lời kết
Đây là tất tần tật thông tin về hội chứng thị giác màn hình mà bạn nên biết. Hãy sớm áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ thị lực và sức khoẻ mắt lâu dài.
Xem thêm các thuật ngữ hay:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chiều cao khúc xạ: Tầm quan trọng và cách đo chính xác
Cắt kính viễn thị bao nhiêu tiền? Bảng giá, tư vấn chi tiết
Kính viễn và kính lão khác nhau như thế nào? Cách phân biệt
Giác mạc là gì? Cấu tạo, chức năng và bệnh lý nghiêm trọng
Đồng tử là gì? Kích thước, chức năng, các vấn đề rối loạn
Kính 2 tròng và đa tròng là gì? Phân biệt, so sánh giá
Thời gian chuyển màu: Tròng kính đổi màu nhanh đến đâu?
Kỳ 5: Series “Những đôi mắt bị bỏ quên” – Thiện nguyện Kính Hải Triều
THẢO LUẬN