Nếu không có thời gian để đến bệnh viện đo mắt thường xuyên thì bạn nên thử các bài kiểm tra mắt tại nhà dưới dây.
Tại sao việc thực hiện các bài kiểm tra mắt lại cần thiết?
Mắt là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, nhưng nhiều vấn đề liên quan đến mắt lại diễn ra trong âm thầm mà không để lại bất kỳ dấu hiệu nào trong thời gian đầu. Về lâu dài, chúng không chỉ làm suy giảm thị lực mà còn có thể dẫn đến nguy cơ mù lòa vĩnh viễn. Vì vậy mà nhiều chuyên gia nhãn khoa khuyến nghị nên thực hiện các bài kiểm tra mắt thường xuyên.
Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên kiểm tra mắt định kỳ:
- Phát hiện sớm những vấn đề về thị lực: Tình trạng nhìn mờ, nhức mỏi hay phải nheo mắt để nhìn rõ có khả năng là dấu hiệu của những tật khúc xạ. Lúc này, các bài kiểm tra mắt giúp bạn đánh giá sơ bộ tình trạng của bản thân, từ đó đi đến quyết định thăm khám chuyên sâu tại các cơ sở y khoa.
- Duy trì thị lực tốt: Thường xuyên thực hiện các bài kiểm tra mắt giúp bạn theo dõi được những thay đổi của thị lực. Bạn có thể cung cấp kết quả cho bác sĩ y khoa để điều chỉnh độ kính phù hợp.
- Tiện lợi và nhanh chóng: Các bài kiểm tra thị lực được thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng ngay tại nhà, phù hợp với những người không có nhiều thời gian để thăm khám chuyên sâu.

6+ bài kiểm tra mắt cần thực hiện định kỳ
Dưới đây là những bài kiểm tra thị lực mà bạn có thể tự thực hiện để đánh giá sức khỏe mắt của mình.
1. Bài kiểm tra mắt tổng quát về thị lực
Có nhiều bài test khác nhau để bạn đánh giá tổng quát tình trạng thị lực của mình:
- Sử dụng các loại bảng đo thị lực phổ biến như Snellen, bảng chữ E hay bảng Landolt C.
- Thực hiện các bài kiểm tra thị lực trên website.
- Sử dụng các app kiểm tra thị lực như Eye Testing, Smart Optometry, Virtual Vision Test,…
Dựa vào những bài kiểm tra thị lực nói trên, bạn có thể xác định khả năng nhìn rõ của mắt ở nhiều khoảng cách khác nhau.

2. Bài kiểm tra mắt loạn thị
Một số bài kiểm tra thị lực bằng hình ảnh giúp bạn biết được liệu mình có đang mắc loạn thị hay không. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Bước 1: Ngồi thẳng lưng, cách 50cm so với màn hình máy tính, giữ nguyên kính (nếu có).
- Bước 2: Che một bên mắt, quan sát các đường thẳng dưới đây xem có độ đậm và độ dày giống nhau hay không.
- Bước 3: Lặp lại với mắt kia và ghi lại kết quả.

Cách ghi nhận kết quả: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhìn rõ các đường thẳng song song hoặc nhận thấy một số đường đậm và dày hơn thì có thể bạn đã mắc loạn thị.
3. Bài kiểm tra mắt viễn thị
Bài kiểm tra viễn thị I
- Bước 1: Ngồi thẳng lưng, cách 40cm so với màn hình máy tính, giữ nguyên kính (nếu có).
- Bước 2: Đọc lần lượt các dòng chữ từ trên xuống dưới.

Kết quả: Nếu bạn đọc các dòng này một cách dễ dàng, tầm nhìn gần của bạn vẫn ổn. Còn nếu việc đọc gặp nhiều khó khăn, có khả năng bạn đã bị viễn thị và cần sử dụng kính điều chỉnh.
Bài kiểm tra viễn thị II
- Bước 1: Ngồi thẳng lưng, cách 40cm so với màn hình máy tính, giữ nguyên kính (nếu có).
- Bước 2: Quan sát hình ảnh xem hình tròn tối/đậm màu hơn ở bên đỏ hay xanh.

Kết quả: Nếu các hình tròn có độ đậm đều nhau, khả năng cao là bạn không bị viễn thị hoặc đã đeo kính phù hợp. Còn nếu hình tròn xuất hiện đậm hơn trên nền xanh hoặc đỏ thì khả năng bạn đã mắc viễn thị.
4. Bài kiểm tra mắt mù màu
- Bước 1: Ngồi thẳng lưng, cách 50cm so với màn hình máy tính.
- Bước 2: Lần lượt đọc số bên trong các hình tròn. Hình nào không đọc được thì bỏ qua.
- Bước 3: Ghi lại và đối chiếu với kết quả bên dưới.

Kết quả: 7, 13, 16, 8, 12, 9. Nếu không nhìn được các số này thì có nguy cơ bạn đã mắc mù màu và cần đến bác sĩ để kiểm tra chuyên sâu.
5. Bài kiểm tra về độ nhạy tương phản
- Bước 1: Ngồi thẳng lưng, cách 50cm so với màn hình máy tính.
- Bước 2: Che một bên mắt, lần lượt đọc cái chữ theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới cho đến khi không nhìn được nữa.
- Bước 3: Lặp lại với mắt kia.

Kết quả: Nếu không thể nhìn rõ hết các chữ thì bạn có vấn đề về độ nhạy tương phản. Độ nhạy tương phản thấp có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hoặc võng mạc, tiểu đường,…
6. Bài kiểm tra thoái hóa điểm vàng (AMD)
- Bước 1: Ngồi thẳng lưng, cách 50cm so với màn hình máy tính, giữ nguyên kính (nếu có).
- Bước 2: Che một bên mắt, tập trung nhìn vào điểm chính giữa trong hình vuông.
- Bước 3: Xem thử có dòng nào bị biến dạng không.
- Bước 4: Lặp lại với mắt kia.

Kết quả: Nếu các đường thẳng bị méo mó và biến dạng thì không loại trừ khả năng bạn đã bị thoái hoá điểm vàng và cần đến bệnh viện kiểm tra.
Những lưu ý khi thực hiện các bài kiểm tra mắt tại nhà
Để kết quả kiểm tra mắt tại nhà được chính xác nhất, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
1. Đảm bảo không gian đủ ánh sáng
Đây là yếu tố quan trọng khi thực hiện các bài kiểm tra mắt tại nhà, bởi ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh đều ảnh hưởng đến độ rõ nét của hình ảnh hoặc văn bản mà bạn đang đọc. Một số điều bạn cần lưu ý về ánh sáng:
- Chọn không gian có ánh sáng tự nhiên tốt, hoặc đèn chiếu sáng từ trên xuống. Tránh để ánh sáng trực tiếp chiếu vào mắt bạn hoặc màn hình (nếu kiểm tra bằng các thiết bị điện tử).
- Kiểm tra ánh sáng trước khi bắt đầu và điều chỉnh sao cho lan tỏa đều khắp không gian kiểm tra.
2. Thực hiện theo đúng chỉ dẫn
Trước khi bắt đầu thực hiện bài kiểm tra, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn chi tiết đi kèm với các công cụ kiểm tra hoặc phần mềm kiểm tra online (nếu có). Bạn cần tuân thủ những yếu tố như tư thế, khoảng cách đứng, độ cao của bảng kiểm tra để đảm bảo kết quả không bị sai lệch.

3. Tránh sử dụng thiết bị điện tử ngay trước và sau khi đo mắt
Bạn không nên sử dụng máy tính hoặc smartphone trước khi thực hiện bài kiểm tra mắt từ 30 phút – 1 tiếng. Điều này giúp giảm căng thẳng cho mắt, đồng thời giúp kết quả được chính xác nhất. Sau khi hoàn thành bài kiểm tra, nên để mắt nghỉ ngơi trước khi sử dụng các thiết bị điện tử.
4. Lặp lại kiểm tra nếu kết quả không rõ ràng hoặc có sự thay đổi
Kết quả đo lần đầu có thể không ổn định, đặc biệt nếu mắt bạn vừa phải làm việc nhiều hoặc bị mỏi. Tốt nhất là bạn nên đo nhiều lần và lấy giá trị trung bình của các lần đo.
Nếu vẫn gặp khó khăn trong việc kiểm tra mắt hoặc có sự thay đổi lớn về kết quả, hãy đi khám mắt tại các cơ sở chuyên khoa để có kết quả chính xác hơn.
Câu hỏi thường gặp khi thực hiện bài kiểm tra mắt: Giải đáp nhanh cùng chuyên gia
Với kinh nghiệm tư vấn cho hàng nghìn khách hàng, Kính Hải Triều sẽ giúp bạn giải đáp một số câu hỏi thường gặp trong quá trình thực hiện các bài kiểm tra mắt.
1. Có mất nhiều thời gian để làm bài kiểm tra mắt không?
Chỉ mất khoảng từ 5 – 15 phút để bạn thực hiện các bài kiểm tra thị lực tại nhà. Thời gian cũng sẽ phụ thuộc vào bài kiểm tra mà bạn lựa chọn, cũng như số lần lặp lại để có kết quả chính xác hơn.
2. Kết quả kiểm tra mắt có chính xác 100% không?
Những bài kiểm tra thị lực tại nhà chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế hoàn toàn có quá trình đo mắt chuyên sâu tại các cơ sở y khoa. Các chuyên gia nhãn khoa cũng khuyến nghị rằng kiểm tra thị lực tại nhà chỉ nên sử dụng như một công cụ hỗ trợ và theo dõi định kỳ.

3. Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện bài kiểm tra mắt?
Trước khi thực hiện, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như bảng đo, giấy và bút để ghi lại kết quả và vật dụng che mắt. Ngoài ra, đảm bảo không gian có đủ ánh sáng, và khoảng cách từ mắt đến bảng đo đúng theo hướng dẫn.
Đặt lịch đo mắt miễn phí tại Kính Hải Triều chỉ với 3 bước đơn giản
Hiểu rõ nhu cầu của nhiều khách hàng, Kính Hải Triều cung cấp dịch vụ đo mắt cá nhân hóa 12 bước theo tiêu chuẩn quốc tế, cùng với đó là đội ngũ kỹ thuật viên kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng kết quả đo mắt chính xác nhất hoàn toàn miễn phí.
Để thuận tiện trong việc di chuyển cũng như sắp xếp thời gian, khách hàng có thể đăng ký lịch đo mắt online bằng cách:
- Bước 1: Nhấp vào link đặt lịch đo mắt.
- Bước 2: Điền đầy đủ thông tin “Họ tên + Số điện thoại”.
- Bước 3: Bấm vào “Đăng ký ngay”.
Nhân viên Kính Hải Triều sẽ liên hệ và giúp bạn lựa chọn thời gian phù hợp nhất, đảm bảo quá trình đo mắt diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chiết suất tròng kính là gì? Lợi ích và cách chọn phù hợp
Tròng kính là gì? Có bao nhiêu loại và cách chọn tròng kính
15+ các loại tròng kính tốt nhất hiện nay và giá bán 2025
6+ bài kiểm tra mắt bạn cần biết: Cách đo, hướng dẫn, lưu ý
3 Cách kiểm tra mắt có bị cận hay không? Hướng dẫn từ chuyên gia
Hướng dẫn 5 cách đo độ cận tại nhà chuẩn xác
Hiểu đúng bảng đo thị lực trẻ em: Phân loại, hướng dẫn cách đọc
Cách tính độ cận thị: Công thức, bảng quy đổi, hướng dẫn A-Z
THẢO LUẬN