Bạn có bao giờ thắc mắc rằng, tại sao con người lại có thể nhìn thấy thế giới đầy màu sắc và chi tiết? Câu trả lời nằm ở đôi mắt. Tuy bề ngoài có vẻ đơn giản, nhưng để nói về cấu tạo của mắt lại vô cùng phức tạp.
Giải đáp: Cấu tạo quang học của mắt
Sức khỏe mắt là nền tảng cho khả năng nhìn. Mắt thu nhận ánh sáng từ các vật khi nhìn vào và gửi hình ảnh đến não.
Mắt có thể quan sát góc rộng lên đến 200 độ và cao 135 độ, bao gồm cả phía trước và hai bên (tầm nhìn ngoại vi). Tất cả các bộ phận trong cấu tạo của mắt cùng nhau hoạt động để có thể nhìn thấy các hình ảnh, chuyển động và chiều sâu của vật thể. Hơn thế, mắt còn có khả năng nhận biết hàng triệu màu sắc và các sắc thái khác nhau.
1. Tìm hiểu về cấu tạo mắt người
Về mặt sinh học, cấu tạo của mắt người rất phức tạp, bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, song với đó là đảm nhiệm chức năng riêng biệt để tạo nên quá trình nhìn.
1.1 Cấu tạo bên ngoài của mắt
Lông mi: Bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo mắt như rào chắn đầu tiên, bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, côn trùng và các dị vật nhỏ. Lông mi trên thường dài và cong hơn so với lông mi dưới, giúp che chắn mắt tốt hơn. Khi có dị vật bay vào mắt, phản xạ chớp mắt sẽ kích hoạt, giúp loại bỏ chúng ra khỏi mắt một cách nhanh chóng.
Mí mắt: Những nếp da mỏng che phủ toàn bộ bề mặt mắt. Chúng có chức năng giữ cho mắt luôn ẩm bằng cách phân phối đều nước mắt, giúp mắt không bị khô và khó chịu. Ngoài ra, mí còn giúp điều tiết lượng ánh sáng đi vào mắt, bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mạnh và tia UV.
Củng mạc: Phần màu trắng của mắt, bao phủ phần lớn nhãn cầu. Nó là một mô dày, dai, giúp bảo vệ các bộ phận bên trong của mắt khỏi bị tổn thương và giúp duy trì hình dạng của nhãn cầu.
Giác mạc: Phần trong suốt ở phía trước của mắt. Bộ phận có hình dạng giống như một chỏm cầu và nhô ra một chút so với bề mặt mắt. Nó giống như một thấu kính có công suất cao (+40D), tập trung hình ảnh vào võng mạc ở phía sau mắt, từ đó giúp nhìn thấy các vật xung quanh.
Kết mạc: Lớp mô mỏng và trong suốt, bao phủ bề mặt của củng mạc và phía bên trong của mí mắt. Lớp này có nhiệm vụ giữ cho lớp nước mắt ổn định và tiết ra các chất trong nước mắt để bảo vệ giác mạc khỏi các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài.
Mống mắt: Bộ phận nằm sau giác mạc và là yếu tố quyết định màu của đôi mắt, có thể là đen, xanh dương, xanh lục, nâu nhạt hoặc nâu.
Đồng tử: Hay còn gọi con ngươi hoặc tròng đen, là một vòng tròn màu đen nằm ở trung tâm của mống mắt. Nó có chức năng điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt. Tùy vào điều kiện ánh sáng, đồng tử sẽ giãn nở hoặc co lại. Cơ chế này giúp ánh sáng đi vào nhiều hơn khi gặp môi trường ánh sáng yếu (giãn ra) và ngược lại.
1.2 Cấu tạo bên trong của mắt
Thủy dịch: Là một loại chất lỏng trong suốt do thể mi tiết ra và nằm trong hai khoang của mắt: khoang tiền phòng (ở giữa giác mạc và thể thủy tinh) và khoang hậu phòng (ở phía sau mống mắt).
Chức năng chính của thủy dịch là tạo ra áp lực nhất định trong mắt, gọi là nhãn áp, giúp mắt giữ được hình dạng cầu căng và không bị lõm hay biến dạng. Ngoài ra, thủy dịch còn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho giác mạc và thể thủy tinh, giúp chúng hoạt động tốt và duy trì sức khỏe cho mắt.
Thủy tinh thể: Nằm ở vị trí sau đồng tử và hoạt động giống như một thấu kính. Nó giúp hội tụ ánh sáng vào võng mạc, nơi hình ảnh được tạo ra. Nhờ có thủy tinh thể, mắt có thể nhìn thấy mọi thứ một cách rõ ràng và sắc nét.
Võng mạc: Lớp màng mỏng nằm bên trong mắt, bao gồm những tế bào tiếp nhận ánh sáng.
Dịch kính: Cấu trúc trong mắt giống như thạch, trong suốt, nằm giữa thể thủy tinh và võng mạc, đóng vai trò như lớp đệm giúp mắt giữ hình dạng ổn định. Để có thể nhìn thấy rõ các vật, cả giác mạc, thể thủy tinh và dịch kính phải luôn trong suốt để ánh sáng có thể đi xuyên qua chúng và đến được võng mạc.
Hắc mạc: Lớp mỏng nằm giữa hai lớp khác của mắt: củng mạc ở ngoài và võng mạc ở trong. Phía trước của hắc mạc gắn liền với mống mắt và nó có nhiều mạch máu, giúp cung cấp dinh dưỡng cho mắt.
2. Cách hoạt động của mắt
Mắt hoạt động như một chiếc máy ảnh sống động, bắt đầu bằng việc ánh sáng đi vào qua giác mạc, làm cong các tia sáng và giúp chúng đi qua đồng tử, lỗ nhỏ có khả năng co và dãn để điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào.
Sau đồng tử, ánh sáng tiếp tục đi qua thủy tinh thể, nơi điều chỉnh để làm cho ánh sáng tập trung chính xác lên võng mạc phía sau mắt. Võng mạc là nơi cảm nhận ánh sáng, chuyển đổi nó thành tín hiệu thần kinh thông qua các tế bào nhạy sáng.
Các tín hiệu này gửi đến não bằng đường dây thần kinh thị giác. Não sẽ xử lý những tín hiệu này để bạn có thể nhìn thấy và hiểu những gì đang xảy ra xung quanh mình. Nhờ vào cách thức hoạt động phức tạp này, có thể nhận thức hình ảnh, màu sắc và chuyển động.
Mắt có khả năng tự điều chỉnh như máy ảnh, tự điều chỉnh độ cong của thủy tinh thể và kích thước của đồng tử để phù hợp với ánh sáng. Ngoài ra, các tuyến lệ luôn hoạt động để tiết ra nước mắt, giúp giữ ẩm và sạch cho mắt, bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và nguy cơ nhiễm khuẩn.
3. Chức năng của cấu trúc mắt người
Đôi mắt là một trong năm giác quan chính của con người, các chức năng của mắt bao gồm:
- Về mặt sinh học: Mắt rất nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài, giúp con người có thể nhận biết và phản ứng kịp thời với môi trường xung quanh.
- Về mặt cấu tạo quang học của mắt: Mắt có nhiệm vụ nhìn và quan sát, thu thập hình ảnh từ mọi thứ xung quanh để gửi lên não, nơi thông tin này được xử lý và lưu trữ.
- Giao tiếp: Mắt cũng là phương tiện giúp con người giao tiếp không cần dùng đến lời nói. Thông qua ánh mắt, chúng ta có thể trao đổi thông tin và biểu hiện cảm xúc với người khác.
4. Hình dạng và màu sắc của mắt
Hình dạng của mắt:
Mắt người không hoàn toàn tròn như quả cầu mà hơi nhọn ở phía trước, giống như quả bóng bị nén lại một chút. Đường kính của mắt người lớn khoảng 2,5 cm.
Màu sắc mắt:
Màu mắt của mỗi người quyết định bởi gen và có nhiều màu khác nhau như đen, nâu đậm, xanh dương, xanh lá cây hay màu hổ phách. Mắt của một số người còn có những đốm hoặc sọc màu khác biệt hoặc có thể có một vòng màu tối hơn bao quanh đồng tử.
Hướng dẫn chăm sóc và bảo vệ đôi mắt
Mắt là bộ phận quan trọng giúp ta nhìn ngắm thế giới xung quanh. Tuy nhiên, mắt cũng rất dễ tổn thương bởi nhiều tác nhân bên ngoài. Do vậy, việc chăm sóc và bảo vệ mắt đúng cách là điều vô cùng cần thiết để giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh và giúp ta tận hưởng trọn vẹn cuộc sống.
1. Bổ sung chế độ ăn tốt cho mắt
Để có đôi mắt khỏe mạnh, bạn nên ăn nhiều rau xanh (lá màu xanh đậm), trái cây màu vàng cam như cà rốt, đu đủ, cam, cùng với gan, trứng, cá và thịt vịt.
Những thực phẩm này giàu vitamin A, C, E, Beta-caroten, Lutein và selenium, giúp tăng cường thị lực và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho mắt.
2. Tránh hoạt động mắt trong thời gian dài
Sau mỗi giờ làm việc trên máy tính, bạn nên nhìn xa, nhắm mắt hoặc chớp mắt nhiều lần để mắt không bị khô. Ngoài ra, nơi làm việc cần đủ sáng, không quá tối hay quá chói.
Khi dùng máy tính, giữ tư thế ngồi thẳng, màn hình đặt cách mắt khoảng 30-40cm và ở độ cao ngang ngực.
3. Hạn chế tổn thương vùng mắt
Bạn không nên nhìn trực tiếp vào ánh sáng chói như đèn hàn xì, lò đúc thủy tinh, hoặc đèn pha ô tô. Hãy hạn chế sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài và luôn giữ vệ sinh sát trùng kỹ lưỡng cho chúng.
Khi ra ngoài trời nắng gắt, đặc biệt từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều, nên đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi ánh nắng và tia cực tím. Ngoài ra, tránh dụi mắt khi tay chưa rửa sạch để ngăn ngừa nhiễm trùng.
4. Thường xuyên massage, tập thể dục cho mắt
Để mắt hoạt động tốt, bạn nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày và nhắm mắt nghỉ trưa khoảng 15 phút giúp mắt thư giãn. Hãy thường xuyên massage mắt bằng cách xoa hai bàn tay cho nóng rồi áp lên mắt, nhẹ nhàng vuốt từ trong ra ngoài và day nhẹ quanh vùng mắt.
Đắp lát dưa chuột hoặc cà chua lên mắt cũng giúp mắt thư giãn. Ngoài ra, bạn nên sử dụng khăn mặt riêng, thường xuyên giặt sạch và rửa mặt sau một ngày làm việc. Nếu cảm thấy bụi bẩn hoặc cộm trong mắt, có thể nhỏ vài giọt thuốc sát khuẩn nhẹ.
5. Sử dụng thuốc nhỏ mắt phù hợp theo chỉ định
Hãy dùng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ và tham khảo ý kiến nếu cần sử dụng lâu dài. Nên rửa mắt hàng ngày với nước muối sinh lý 0,9%.
Khi mắt có dấu hiệu bất thường như đau, quáng gà, mờ nhìn, đỏ hay rát và nhạy cảm với ánh sáng, hãy mau chóng đến gặp bác sĩ. Đồng thời, bạn phải kiểm tra mắt định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về mắt.
Các bệnh và tật khúc xạ về mắt thường gặp
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mắc các bệnh về mắt như yếu tố như di truyền, môi trường, thói quen, chấn thương,…dưới đây là một số bệnh thường gặp:
- Đục thủy tinh thể
- Võng mạc
- Thiên đầu thống (cườm nước, tăng nhãn áp Glaucoma)
- Rách giác mạc
- Viêm dây thần kinh thị giác
- Viễn thị
- Thoái hóa võng mạc
- Teo dây thần kinh thị giác
- Xuất huyết võng mạc
- Quáng gà
- Khô mắt
- Lác mắt
- Loạn thị
- Cận thị
- Bệnh giác mạc chóp
- Nhược thị
- Mù màu
- Rách (bong) võng mạc
- U nguyên bào võng mạc
- Loét giác mạc
Đăng ký đo mắt và kiểm tra tầm soát sức khỏe mắt tại Kính Hải Triều
Đo mắt là quá trình kiểm tra sức khỏe tổng thể của mắt, giúp phát hiện sớm tật khúc xạ và các bệnh về mắt, từ đó phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe tổng thể. Tại Kính Hải Triều cung cấp dịch vụ đo mắt miễn phí với 12 bước đạt chuẩn quốc tế.
Ngoài dịch, chúng tôi còn có dịch vụ tầm soát sức khỏe mắt giúp chẩn đoán nhanh các bệnh lý nhãn khoa. Bằng việc kiểm tra một số chỉ số như đánh giá tổng quát về mắt, đáy mắt, mi mắt, kết mạc,… chuyên viên tại Kính Hải Triều sẽ đề xuất cho bạn một số giải pháp giúp bạn bảo vệ sức khỏe thị lực. Nếu phát hiện bệnh về mắt bạn có thể đến bệnh viện để kiểm tra chuyên sâu.
Dịch vụ đo mắt tại Kính Hải Triều:
- Gói 1: Đo mắt chuẩn quốc tế 12 bước (Thời gian dự kiến: 30 phút/lần đo)
- Gói 2: Đo mắt chuẩn quốc tế 12 bước + Kiểm tra tầm soát sơ bộ (Thời gian dự kiến: 60 phút/lần đo khám
Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm những công nghệ chẩn đoán mắt hiện đại bậc nhất, mang đến hình ảnh chi tiết về cấu tạo con mắt và chính xác về sức khỏe đôi mắt.
Máy chụp đáy mắt: Giúp quan sát rõ ràng mạch máu, dây thần kinh và các cấu tạo mắt quan trọng khác, từ đó phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tiểu đường,…
Mắt sinh hiển vi: Chiếu sáng mắt bằng nguồn sáng đặc biệt, kết hợp với kính hiển vi chuyên dụng, giúp bác sĩ khám phá cấu trúc vi mô của mắt một cách chi tiết, hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh về giác mạc, mống mắt, thể thủy tinh,…
Với đội ngũ kỹ thuật viên nhãn khoa giàu chuyên môn và tận tâm, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm khám mắt toàn diện, chính xác và an toàn nhất.
Lời kết
Có thể nói, cấu tạo của mắt người là kiệt tác của tạo hóa, giúp khám phá thế giới xung quanh một cách diệu kỳ. Việc bảo vệ và chăm sóc mắt là vô cùng quan trọng để duy trì thị lực khỏe mạnh và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nếu bị cận mà không đeo kính có sao không, có tăng độ không?
15+ bài tập cho mắt cận phục hồi thị lực an toàn và hiệu quả
Cận thị có chữa được không? 7 phương pháp trị cận mới nhất
TOP 8 loại máy đo mắt hiện đại nhất thị trường, giá bán chi tiết
Cách tính độ cận thị của mắt: Công thức và cách đo
7+ bài kiểm tra mắt cần thực hiện định kỳ, cách đo, kết quả
Chopard đào tạo và cấp chứng chỉ cho nhân viên Kính Hải Triều
Cách giảm cận thị 1-2 độ không cần phẫu thuật tại nhà dễ làm
THẢO LUẬN