Chiều dài trục nhãn cầu: Thông số quan trọng trong kiểm soát cận thị ở trẻ em

Trục nhãn cầu là gì

Tròng kính kiểm soát cận thị có tác dụng kiểm soát tốc độ phát triển bất thường của chiều dài trục nhãn cầu. Nhãn cầu quá lớn hoặc quá cong làm cho hình ảnh vào mắt bị mờ, nhòe. Vậy thông số này là gì, có nguy hiểm không?

MỤC LỤC

› Chiều dài trục nhãn cầu là gì?

› Chiều dài trục nhãn cầu và tương quan tiến triển cận thị

1. Mục đích của việc kiểm soát cận thị

2. Hiệu quả kiểm soát

› Giải đáp một số câu hỏi liên quan

1. Làm sao đo được chiều dài trục nhãn cầu?

2. Tại sao nên kiểm soát cận thị tiến triển

› Lời kết

Chiều dài trục nhãn cầu là gì?

Chiều dài trục nhãn cầu (Axial Length – AL) là khoảng cách đo từ bề mặt trước của giác mạc đến bề mặt sau của võng mạc. Đây là một trong những thông số quan trọng giúp kỹ thuật viên khi thực hiện quy trình đo mắt sẽ xác định được mức độ khúc xạ của mỗi người. Cụ thể:

  • Trục nhãn cầu là đường thẳng kéo dài từ giữa giác mạc, qua trung tâm của thủy tinh thể, đến điểm giữa của võng mạc ở phía sau.
  • Được đo bằng milimet (mm) và là một thước đo về kích thước tổng thể của nhãn cầu.
  • Chiều dài trục nhãn cầu bình thường ở người lớn thường trong khoảng 22 – 24mm.
  • Sự tăng hoặc giảm chiều dài trục nhãn cầu có liên quan đến các tật khúc xạ như cận thị, viễn thịloạn thị.
  • Đo chiều dài trục nhãn cầu giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng khúc xạ của mắt và lên kế hoạch điều trị thích hợp.

Vì vậy, chiều dài trục nhãn cầu có mối tương quan mật thiết đến kiểm soát cận thị ở trẻ trong giai đoạn đang phát triển.

Một số liên quan sức khỏe mắt:

truc nhan cau la gi tam quan trong trong kiem soat do can 7
Chiều dài trục nhãn cầu là độ dài từ trước võng mạc đến sau võng mạc

Chiều dài trục nhãn cầu và tương quan tiến triển cận thị

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chiều dài trục nhãn cầu tăng dần theo tuổi, và có xu hướng chậm lại khi trưởng thành. Trong giai đoạn sơ sinh, chiều dài trục nhãn cầu thường dao động trong khoảng 16-17mm.

Ở những năm đầu đời (6-12 tuổi), trục nhãn cầu sẽ kéo dài nhanh chóng, với tốc độ tăng trưởng khoảng 0.3mm/năm. Vào độ tuổi đến trường (6-7 tuổi), chiều dài trục nhãn cầu bình thường khoảng 22-23mm. Sau 12 tuổi, tốc độ phát triển cận thị sẽ giảm còn 0.2mm/năm.

Trục nhãn cầu ở mắt cận và mắt thường
Sự khác biệt của chiều dài trục nhãn cầu ở mắt thường và mắt cận

Do đó, trẻ bị cận thị càng sớm thì càng có nhiều năm để tiến triển cận thị. Và mắt cận thị khi còn nhỏ thường là yếu tố chính dẫn đến cận thị nặng căn bệnh về mắt nguy hiểm có thể làm suy giảm thị lực đáng kể.

Vì vậy, việc theo dõi sát sao chiều dài trục nhãn cầu ở trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời rất quan trọng vì khi can thiệp kịp thời sẽ giảm nguy cơ mắc cận thị cao. Điều này giúp ngăn ngừa hoặc chậm sự tiến triển của cận thị, đảm bảo sự phát triển tối ưu của thị lực trẻ.

Cận thị ở trẻ
Trẻ cận càng sớm càng có nhiều thời gian để cận thị tiến triển và khi trưởng thành có thể mắc cận thị nặng

1. Mục đích của việc kiểm soát cận thị

Chiều dài trục mắt bình thường là 23-23.5mm ở nữ giới, nam giới sẽ dài hơn mắt nữ 0.5mm. Cận thị xảy ra khi chiều dài trục ở mức 24mm và thị lực gặp nguy hiểm nếu vượt quá 26mm.

Nếu mắt phát triển hơn 26mm – 30mm thì 90% khả năng người đó sẽ bị suy giảm thị lực trong suốt cuộc đời. Vì vậy, mục tiêu chính của kiểm soát cận thị là làm chậm quá trình phát triển của mắt càng nhiều càng tốt – đặc biệt là cố giữ chiều dài mắt ở dưới 26mm.

2. Hiệu quả kiểm soát

Kết quả lý tưởng của việc kiểm soát cận thị là làm chậm sự phát triển trục mắt ở trẻ em và thanh thiếu niên bị cận thị. Không có phương pháp điều trị nào có thể hứa hẹn ngăn chặn hoàn toàn sự phát triển của chiều dài trục nhãn cầu. Bởi mắt bình thường của một trẻ sẽ tăng 0.1mm mỗi năm, và nếu một đứa trẻ bị cận kiểm soát cận thị và chỉ tăng 0.1mm mỗi năm, thì được xem là kết quả kiểm soát tốt.

Cần kiểm soát trục nhãn cầu tăng mỗi năm
Cần kiểm soát trục nhãn cầu tăng 0.1mm mỗi năm là thành công

Giải đáp một số câu hỏi liên quan

Kiểm soát cận thị được xem là khái niệm khá mới với nhiều bậc phụ huynh. Nên những giải đáp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này để tìm được phương pháp kiểm soát đúng đắn cho con.

1. Làm sao đo được chiều dài trục nhãn cầu?

Chiều dài trục của mắt được đo từ bề mặt trước giác mạc (vùng trong suốt trên móng mắt có màu) đến đường cong phía sau của mắt nằm dưới võng mạc (lớp nhạy sáng ở phía sau mắt). Cách chính xác nhất để đo là sử dụng máy đo sinh trắc giúp đo chiều dài trục nhãn cầu.

2. Tại sao nên kiểm soát cận thị tiến triển

Có một số lý do quan trọng để kiểm soát sự tiến triển của cận thị, đặc biệt ở trẻ em:

  • Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm: Cận thị nặng có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm như thoái hóa điểm vàng, bong võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,… những bệnh lý này là nguy cơ gây mất thị lực vĩnh viễn.
  • Bảo vệ chất lượng cuộc sống: Cận thị gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, học tập và sự phát triển của con, nếu không có giải pháp kịp thời mắt sẽ gặp những bệnh nhược thị, lác mắt dẫn đến mất thẩm mỹ.
  • Giảm chi phí điều trị: Để chữa cận thị nặng đòi hỏi tốn khá nhiều chi phí, vì vậy ngăn cận thị tiến triển sớm giúp giảm đi các chi phí này trong tương lai.
Kiểm soát cận thị, bảo vệ tương lai trẻ
Kiểm soát cận thị là trực tiếp bảo vệ tương lai của trẻ

Lời kết

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về trục nhãn cầu là gì và thông số này ảnh hưởng đến kiểm soát cận thị như thế nào. Để tìm được giải pháp phù hợp cho đôi mắt của con, bạn có thể đến Kính Hải Triều tại cơ sở gần nhất để điều trị!

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *