Bé bị cận thị bẩm sinh là do đâu, chữa được không, nên làm gì? 

be bi can thi bam sinh la do dau chua duoc khong nen lam gi bia 1

Mọi người thường áp dụng nhiều cách để bảo vệ mắt trước cận thị. Tuy nhiên, điều đó không ngăn được cận thị bẩm sinh, một loại bệnh phát hiện do di truyền.

MỤC LỤC

› Trẻ bị cận thị bẩm sinh là gì, do đâu?

1. Cận thị bẩm sinh là gì?

2. Cận thị bẩm sinh là do đâu?

3. Cận thị bẩm sinh có chữa được không?

4. Cận thị bẩm sinh có mổ được không?

› Làm gì khi bé bị cận thị bẩm sinh?

1. Đo mắt thường xuyên

2. Tạo không gian sinh hoạt khoa học

2. Sử dụng thực phẩm tốt cho mắt cận

3. Hạn chế dùng thiết bị điện tử

4. Dùng tròng kính kiểm soát tiến triển cận thị

› Sử dụng kính chính hãng chất lượng cho bé bị cận thị bẩm sinh

› Lời kết

Trẻ bị cận thị bẩm sinh là gì, do đâu?

Cận thị bẩm sinh tuy không phải là bệnh di truyền nguy hiểm nhưng vẫn đem lại nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập cho trẻ. Nguồn gốc của tật cận thị và cách chữa trị căn bản là kiến thức quan trọng mà bậc cha mẹ nên nắm để kiểm soát và giảm các biến chứng cho con.

Tin tức liên quan về sức khỏe mắt

1. Cận thị bẩm sinh là gì? 

Cận thị bẩm sinh là tình trạng trẻ sinh ra đã bị cận thị. Đây là tật khúc xạ có nguồn gốc di truyền, khi cả cha lẫn mẹ hoặc đôi khi 1 trong 2 người bị cận, thì con cái của họ có nhiều khả năng bị di truyền bệnh.

Cẩm thị bẩm sinh xảy ra ở cả bé trai và bé gái
Cận thị bẩm sinh là tình trạng trẻ sinh ra đã bị cận

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, có sự khác biệt rõ rệt về khả năng di truyền cận thị dựa trên thị lực của cha và mẹ.

  • Cha mẹ bị cận, nguy cơ mắc cận thị ở trẻ từ 23 đến 40%.
  • Cha mẹ không bị cận, nguy cơ là thấp hơn, ước tính từ 6 đến 15%.

Bản chất của bệnh là di truyền nên khó phòng ngừa so với cận bởi thói quen sinh hoạt. Biểu hiện là bé cận nặng từ sớm, trường hợp cá biệt bị cận nặng đến 20 độ.

Một số dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện và chữa trị kịp thời như:

  • Cảm thấy khó chịu và nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh
  • Khi ngồi đọc sách hay viết bài, bé có khuynh hướng nghiêng người ở cự ly gần với mặt bàn.
  • Trẻ ngồi xem tivi ở cự ly gần.
  • Trẻ dụi mắt thường xuyên khi cố gắng tập trung nhìn vào một vật thể.
  • Khi đi học, trẻ chọn ngồi bàn đầu để dễ xem bảng.
  • Các triệu chứng khác như đau mắt, chảy nước mắt, và đau đầu có thể xuất hiện thường xuyên.

Đây là dấu hiệu quan trọng về thị lực và cần kiểm tra bởi chuyên gia y tế.

Bé bị cận thị bẩm sinh nếu có dấu hiệu phải cúi sát người để nhìn màn hình
Dấu hiệu của trẻ bị cận thị bẩm sinh

2. Cận thị bẩm sinh là do đâu? 

Nguyên nhân cận thị chính đến từ việc di truyền từ cha mẹ sang con.

Một số nguyên nhân phụ như:

  • Ông bà, hoặc người thân trong gia đình bị cận.
  • Các bất thường trong quá trình phát triển mắt của trẻ như glôcôm bẩm sinh, đục thủy tinh thể từ lúc sinh hoặc khuyết tật về mắt.
  • Trẻ em sinh non, hoặc thiếu cân nặng khi sinh cũng dễ bị rối loạn thị lực.

Theo dõi kỹ sức khỏe mắt ở trẻ sơ sinh là cực kỳ quan trọng, nhằm phát hiện sớm và chữa trị kịp thời bệnh cận thị bẩm sinh.

YouTube video
Trẻ em bị cận có nên đeo kính không? Lời khuyên từ chuyên gia

3. Cận thị bẩm sinh có chữa được không?

Câu trả lời là CÓ. Nhưng cần phải có sự can thiệp trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa để khám, cung cấp hướng điều trị. Và việc loại bỏ hoàn toàn cận thị bẩm sinh hay không còn phụ thuộc vào tình trạng mắt và thói quen sinh hoạt.

Với người dưới 18 tuổi, phương pháp được khuyến nghị là sử dụng kính thuốc, hoặc kính áp tròng Ortho-K để điều chỉnh tầm nhìn và ngăn chặn sự tiến triển của cận thị.

Với người trên 18 tuổi có thể lựa chọn phương pháp mổ mắt cận để khắc phục tật cận thị.

Đo mắt cho bé định kỳ thường xuyên để bảo vệ sức khỏe mắt
Trẻ em có chữa cận thị bẩm sinh được không?

4. Cận thị bẩm sinh có mổ được không? 

Cận thị bẩm sinh vẫn có thể tiến hành phẫu thuật, với điều kiện người cận đủ 18 tuổi trở lên và có độ cận ổn định. Mổ hoặc bắn mắt cận thường không áp dụng cho các bé bị cận thị bẩm sinh dưới 18 tuổi.

Làm gì khi bé bị cận thị bẩm sinh? 

Khi bé bị cận thị bẩm sinh, cha mẹ cần lưu ý có biện pháp chữa trị kịp thời và phù hợp với lứa tuổi, giúp bé tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

YouTube video
Đeo kính thường xuyên để tránh tình trạng cận nặng

1. Đo mắt thường xuyên 

Điều quan trọng nhất là phải đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng cận và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Độ cận của trẻ có thể tăng cho đến 18 tuổi; do đó, việc đo mắt cận định kỳ 6 tháng/lần là cần thiết để điều chỉnh số độ kính cho phù hợp.

YouTube video
Trải nghiệm quy trình đo mắt uy tín tại Hải Triều

2. Tạo không gian sinh hoạt khoa học

Một không gian sống khoa học là phương pháp ngăn ngừa, hoặc thậm chí làm giảm sự tiến triển hiệu quả nhất hiện nay.

Đơn giản nhất là:

  • Bố trí phòng học của con tại những nơi đón được nhiều ánh nắng tự nhiên nhất vào nhà.
  • Trồng cây xanh có khả năng lọc bức xạ phát ra từ thiết bị điện tử như kim tiền, cây bàng Sing,…
  • Ghi nhớ nguyên tắc giữ khoảng cách tối thiểu 1 – 1.5m khi xem tivi, 20 – 35cm khi học bài.
  • Loại bỏ những thiết bị như điện thoại, Ipad,… trong phòng học và thêm vào những món đồ chơi ghép hình, tranh, sách để giúp con hạn chế tiếp xúc ánh sáng xanh.

2. Sử dụng thực phẩm tốt cho mắt cận

Các chất dinh dưỡng như vitamin A, B, kẽm, beta carotene (cải xoăn, rau bina, khoai lang…), crom và selen (có trong thịt gà, hải sản, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt,…) có tác dụng lớn trong việc cải thiện thị lực, nhất là hỗ trợ cho bé bị cận thị bẩm sinh.

Chất chống oxy hóa như vitamin C và E góp phần bảo vệ mắt khỏi các tổn thương oxy hóa, phòng ngừa các vấn đề về mắt.

Nên duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối, đa dạng để đảm bảo rằng trẻ nhận đủ tất cả các loại dưỡng chất cần thiết tối ưu cho sức khỏe mắt.

Sử dụng cá hồi trong bữa ăn cho bé bị cận thị bẩm sinh
Cá hồi là thực phẩm rất tốt cho mắt

3. Hạn chế dùng thiết bị điện tử

Trong thời đại công nghệ số, việc hạn chế sử dụng thiết bị điện tử cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ bị cận thị bẩm sinh, trở nên quan trọng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiếp xúc quá nhiều với màn hình có thể làm tăng nguy cơ phát triển và làm trầm trọng thêm tình trạng cận thị ở trẻ em.

Các bác sĩ nhãn khoa khuyến cáo nên giảm thiểu thời gian sử dụng thiết bị điện tử và khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, như chơi thể thao hoặc đọc sách, nhằm cải thiện tình trạng thị lực của trẻ.

YouTube video
Lời khuyên giúp giảm tình trạng mỏi mắt từ chuyên gia

4. Dùng tròng kính kiểm soát tiến triển cận thị

Ngoài các biện pháp kể trên, sử dụng tròng kính cũng là một cách an toàn, đơn giản cho trẻ bị cận thị bẩm sinh. Điều quan trọng là phải đưa trẻ đến bệnh viện mắt để kiểm tra và nhận kính phù hợp từ bác sĩ.

Sử dụng kính chính hãng chất lượng cho bé bị cận thị bẩm sinh

Kính Hải Triều tự hào là nhà cung cấp các loại gọng kính và tròng kính chất lượng từ các thương hiệu uy tín. Mỗi sản phẩm đều được đảm bảo là hàng chính hãng, kèm theo giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng.

Chúng tôi hiểu rằng việc chăm sóc thị lực cho trẻ em là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ em mắc phải tình trạng cận thị từ nhỏ. Vì vậy, Hải Triều cung cấp dịch vụ đo mắt 12 bước đạt chuẩn quốc tế với các thiết bị hiện đại, tự động, cùng đội ngũ chuyên gia nhãn khoa giàu kinh nghiệm, sẵn lòng hỗ trợ tư vấn và xác định đúng đắn tình trạng của mắt trẻ.

Quy trình đo kính mắt chuẩn quốc tế 12 bước tại Kính Hải Triều
Hải Triều đo kính mắt 12 bước đạt chuẩn quốc tế 

Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, Hải Triều còn áp dụng chính sách hậu mãi hấp dẫn. Bảo hành cho cả gọng và tròng kính lên đến một năm và dịch vụ bảo trì sản phẩm suốt đời. Hãy ghé thăm Kính Hải Triều để nhận được sự chăm sóc tận tình cho đôi mắt của bé ngay hôm nay.

YouTube video
Điểm ngay 3 chính sách bảo hành đặc biệt chỉ có tại Kính Hải Triều

Lời kết 

Bài viết trên, chúng tôi đã cùng bạn thảo luận vấn đề: Bé bị cận thị bẩm sinh do đâu, chữa được không, nên làm gì? Nếu bạn muốn biết chính xác tình trạng khúc xạ của bé, hãy để Kính Hải Triều bảo vệ đôi mắt thân yêu của trẻ thơ và gia đình bạn.

Đặt lịch đo mắt ngay tại Kính Hải Triều

Tin tức về kiến thức thị giác

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *