Tìm hiểu các kiểu cầu mũi có trên mắt kính: Ưu nhược điểm

Bộ phận cầu mũi trên mắt kính

Cầu mũi là bộ phận quan trọng trong cấu tạo gọng kính. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thuật ngữ này là gì, tác dụng như thế nào và lựa chọn ra sao để phù hợp với gương mặt.

MỤC LỤC

› Cầu mũi mắt kính là gì?

› Các kiểu cầu mũi mắt kính qua từng giai đoạn

Giai đoạn 1: Cầu mũi đầu tiên trên kính cổ (1700-1800)

Giai đoạn 2: Cầu mũi trong thời kỳ nội chiến (1800)

Giai đoạn 3: Cầu mũi trong thế kỷ 19 (1870-1880)

Giai đoạn 4: Cầu mũi từ cuối thế kỷ 19 – giữa thế kỷ 20 (1880-1950)

1. Cầu yên

2. Cầu lỗ khóa (Keyhole)

› Giai đoạn 5: Cầu mũi trong những năm 1960 – Hiện tại

1. Kính cầu đôi

2. Kính cầu thấp

› Những cân nhắc đặc biệt khi chọn cầu mũi hợp với từng nhu cầu

› Lời kết

Cầu mũi mắt kính là gì?

Cầu mũi là thuật ngữ mắt kính phổ biến, đây là bộ phận nối hai tròng kính lại với nhau. Khi đeo lên mặt bạn sẽ thấy 1 đường ngang qua sống mũi thì đây chính là cầu nối kính. Thông thường, số đo của cầu nối kính đều được hãng ghi chi tiết trên thông tin sản phẩm.

Sống mũi mắt kính có nhiều loại, loại 2 thanh (cầu đôi) bắt ngang qua nối tròng lại với nhau và loại chỉ có 1 thanh.

Đối với thành phần cầu mũi, chúng thường có cùng chất liệu với gọng kính hoặc càng kính, ví dụ sản phẩm của bạn làm từ nhựa thì cầu mũi cũng vậy. Tuy nhiên, có 1 số dòng thiết kế đặc biệt như kính không viền thì phần khung bao phủ tròng kính không có, lúc này cầu mũi sẽ được làm bằng vật liệu tương tự như càng.

Cầu mũi mắt kính
Cầu mũi là bộ phận quan trọng kết nối hai tròng kính và giúp cố định trên gương mặt

Các kiểu cầu mũi mắt kính qua từng giai đoạn

Cấu tạo mắt kính chung bao gồm 7 – 8 bộ phận. Dù đa dạng thiết kế, nhiều cải tiến mới được ra mắt nhưng sống mũi mắt kính vẫn là bộ phận không thể thiếu. Cùng khám phá từng giai đoạn phát triển của cầu nối kính qua các thế kỷ.

Giai đoạn 1: Cầu mũi đầu tiên trên kính cổ (1700-1800)

Vào những năm 1700, kính được làm từ kim loại nặng như sắt, thép, bạc với gọng kính tròn hoặc kính oval đơn giản. Thiết kế này dường như không có hoa văn hay chạm khắc gì. Cho đến những năm 1800, mắt kính được cải tiến hơn với vật liệu mới siêu bền nhẹ như gọng kính vàng nguyên khối và thép không gỉ. Thời điểm này cầu nối kính cũng bắt đầu có thay đổi.

  • Cầu mũi chữ C: Đây là kiểu dáng sống mũi mắt kính phổ biến vào những năm 1835, khi nhìn trực diện chúng giống như một chữ C hướng xuống để kết nối hai tròng kính lại với nhau.
Cầu mũi đầu tiên trên kính
Cầu mũi chữ C là một trong kiểu sống mũi mắt kính đầu tiên
  • Cầu mũi chữ X: Cũng giống như cầu nối kính chữ C, chỉ khác khi nhìn trực diện người ta sẽ thấy sống mũi mắt kính có chữ X. Vì thiết kế hơi kén người dùng nên loại này chưa có thời hoàng kim nào, đến hiện tại bạn sẽ không thể tìm thấy kiểu dáng giống vậy.
Cầu mũi mắt kính chữ X
Cầu mũi chữ X giúp tăng tính chắc chắn cho mắt kính nhờ sở hữu hai thanh kim loại
  • Cầu mũi chữ K: Có kiểu dáng tương đồng với cầu nối kính chữ X, khác ở phần cầu thứ nhất là đường thẳng ngang qua tạo thành chữ K đảo ngang khi nhìn chính diện. Kiểu dáng còn thường dùng với tên gọi “Invisibles” và “Coquilles” là thiết kế mà nhiều phụ nữ ưa chuộng lúc bấy giờ.
Cầu mũi mắt kính chữ K
Cầu mũi chữ K có điểm tương tự với cầu chữ C

Giai đoạn 2: Cầu mũi trong thời kỳ nội chiến (1800)

Năm 1800 là thời kỳ nội chiến nảy lửa của Hoa Kỳ, mắt kính vẫn là món đồ xa xỉ được sử dụng cho giới quý tộc hay nhà giàu và chúng chỉ có khả năng điều chỉnh thị lực bởi thiết kế chưa có nhiều nổi trội.

Do sống trong thời chiến nên bản sắc thiết kế cũng bị ảnh hưởng để thích nghi với thời đại. Lúc này sản phẩm có kích thước nhỏ gọn nhằm giảm trọng lượng cho người đeo. Từ trước đó, cách chế tạo cầu kính là hàn thanh kim loại vào gọng nhưng sẽ khiến chúng dễ gãy và không có khả năng chịu lực.

Cho đến năm 1850, phát minh mới trong chế tạo cầu kính có tên “scroll bridge” đã giúp chuyên gia nhãn khoa sản xuất nhanh chóng và tạo phẩm làm ra có tính bền chứ không còn lộ mối hàn gây mất thẩm mỹ như trước. Vào thời điểm đó, kính chính thức sản xuất hàng loạt và giá thành trở nên rẻ hơn, mở rộng phân khúc ra giới dân thường. 

Cầu mũi mắt kính thời nội chiến
Mắt kính thời nội chiến có phần tinh giản hơn, do nhu cầu của người sử dụng

Giai đoạn 3: Cầu mũi trong thế kỷ 19 (1870-1880)

Cầu kính yên ngựa (trong kính Windsor)

Ở thế kỷ 19, cầu kính không đệm mũi là xu hướng nhiều người yêu thích bởi sự tiện lợi, tinh gọn và dễ dàng kết hợp với nhiều trang phục. Chuyên gia nhãn khoa cũng đánh giá cao về kiểu dáng, tuy nhiên, tranh cãi về nguồn gốc và năm xuất xứ chúng vẫn là điều chưa có lời đáp.

Chỉ biết rằng đây là thiết kế được chế tác vào năm 1870 – 1880. Dù vậy, những năm 1920 thiết kế cũng nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp kính lúc bấy giờ.

Cầu kính yên còn gọi là cầu kính chữ W (thường xuất hiện trên kính Windsor) mang cảm giác an toàn và bền bỉ hơn sống mũi mắt kính trước đó. Sự khác biệt của thiết kế là không có đệm mũi giống các kiểu thông thường. Đến nay, kiểu cầu mũi W vẫn được ưa chuộng trong các loại gọng kim loại.

Cầu kính chữ W
Cầu mũi yên vẫn là dáng phổ biến trên các gọng kính kim loại ngày nay

Cầu mũi lò xo (trong kính Pince – Nez)

Một phát minh mới lạ trong ngành được ra đời năm 1800 là chiếc kính Pince – Nez. Điểm đặc biệt, của thiết kế là không có càng kính mà chỉ gồm khung, tròng, cầu mũi và đệm. Nhằm thích nghi với sự phát triển, cầu mũi lò xo đã chính thức trình làng. Nhiều người thắc mắc: Kính không càng làm sao cố định được trên mặt? Trên thực tế, nguyên lý hoạt động của nó là sử dụng sống mũi mắt kính để “kẹp vào mũi” và bám trên mặt.

Lợi ích của Pince – Nez là đeo vào và tháo ra nhanh chóng. Cầu nối kính lò xo thích hợp cho từng dáng mũi và mọi khuôn mặt. Đây là kính không viền nên không cần phải mài dũa tròng theo khung.

Tuy nhiên, việc thiếu đi gọng kính gây nên bất tiện cho người hay di chuyển. Kính Pince – Nez khá phổ biến vào những năm 1820 nhưng vì sự bất tiện nên cũng nhanh chóng bị lỗi thời vào năm 1900 và chỉ dùng cho người lớn tuổi ở những năm 1930 trước khi chúng hoàn toàn bị đào thải.

Cầu mũi kính Pince - Nez
Kính Pince – Nez khá tinh gọn bởi thiết kế không càng

Giai đoạn 4: Cầu mũi từ cuối thế kỷ 19 – giữa thế kỷ 20 (1880-1950)

Gọng “Marshwood” và chiếc đệm mũi đầu tiên

Điểm khác biệt của kính ở thời kỳ trước là không có miếng đệm mũi. Hầu như cầu kính là bộ phận chịu trách nghiệm giúp chúng bám trên mặt. Khi phần ve mũi xuất hiện, mở ra trang mới cho mắt kính giúp người đeo thoải mái hơn và phụ kiện dần trở thành món đồ không thể thiếu của người mắc vấn thị lực.

Một trong mẫu sử dụng miếng đệm mũi đầu tiên là Marshwood, ra mắt năm 1921. Sản phẩm có miếng đệm giống hình bầu dục (làm từ nhựa Bakelite hoặc xà cừ) được nối với gọng bằng một thanh kim loại, giúp người đeo hạn chế sự trơn tuột.

Gọng Marshwood và chiếc đệm mũi đầu tiên trong lịch sử
Từ thế kỷ 20 hầu như tất cả các loại kính đều có bộ phận đệm mũi

Gọng nhựa và đệm mũi năm 1950

Đến năm 1950, kiểu dáng chủ đạo của mắt kính là gọng, cầu kính và đệm mũi. Dù là kính browline, kính mắt mèo hoặc những kiểu phổ biến hơn như gọng kính vuông, tròn thì đều có cấu tạo chung như vậy.

Phong cách cầu mũi cũng dần thay đổi để phù hợp với các loại kính nhựa. Sản phẩm đầu tiên làm từ Acetate, đây là loại nhựa siêu nhẹ và bền bỉ nhưng do công nghệ kính chưa hoàn toàn phát triển nên khung lúc bấy giờ khá giòn và dễ gãy. Kính nhựa có thể thay thế cho gọng sừng hay các chất liệu khác bởi sự linh hoạt trong tạo hình và đậm chất thời trang đương đại.

Đệm mũi bắt đầu xuất hiện phổ biến
Bất kể là gọng kính không viền, nửa gọng hay nguyên khung bộ phận cầu mũi vẫn là bộ phận không thể lược giản

Cầu yên

Cầu yên là một trong những kiểu sống mũi mắt kính đầu tiên, xuất hiện ở giai đoạn 3. Mãi cho đến đến năm 1950, thiết kế cũng xuất hiện trên khung kính nhựa nhưng có phần tinh giản hơn. Đặc điểm của loại cầu nối kính yên là không sử dụng đệm mũi mà chúng chỉ là phần nhựa nhô lên giúp phân bổ trọng lượng đều hơn mang lại sản phẩm vừa vặn thoải mái.

Cầu lỗ khóa (Keyhole)

Loại cầu có hình dạng như lỗ khóa, điều này làm cho những chiếc đệm mũi trở nên nhỏ hơn. Thiết kế Keyhole giúp kính phân bổ đều trọng lượng dọc theo cánh mũi và gia tăng cố định trên sống mũi. Đây là xu hướng thịnh hành bởi chúng tạo cảm giác “hack” độ cao cho người mũi thấp hoặc to, nhờ vào cấu tạo có nhiều không gian trống ở phần cầu nối kính.

Cầu mũi Keyhole trên kính nhựa tuy đa dạng tạo hình nhưng chúng không dẻo như vàng hay niken. Vì vậy, không thể điều chỉnh độ khít của đệm và cầu nối kính. Chúng không có đệm mũi mà chỉ là phần nhựa nhô ra thay thế miếng ve nên dễ trơn tuột.

Nhưng đây không phải là nhược điểm quá lớn bởi những năm 1900 người ta đã linh hoạt hơn về số đo kích cỡ mặt khi làm kính và trong các giai đoạn sau đó, đệm của sống mũi mắt kính Keyhole được làm từ silicon chống trơn trượt hiệu quả. Keyhole là phát minh vĩ đại trong công nghiệp kính nên được hưởng ứng rộng rãi bởi các thương hiệu lớn, điển hình là Oakley, Gucci, RayBan,…

Cầu mũi mắt kính Keyhole
Cầu mũi Keyhole là thiết kế trong những năm 50, hiện tại kiểu sống mũi mắt kính “lỗ khóa” rất được ưa chuộng bởi nhiều thương hiệu lớn

Giai đoạn 5: Cầu mũi trong những năm 1960 – Hiện tại

Phần lớn các kiểu cầu mũi không thay đổi quá nhiều. Dù chất liệu và công nghệ được cải thiện nhưng gọng hiện đại vẫn kế thừa thiết kế sống mũi mắt kính giống những giai đoạn trước.

Kính kim loại, kính gọng dây vẫn sử dụng cầu yên hoặc loại điều chỉnh bằng miếng đệm mũi. Hầu hết các khung làm bằng nhựa đều có cầu lỗ khóa (Keyhole). Tuy nhiên, vẫn có một số kiểu muốn tăng sự mới lạ nên thay đổi chi tiết cầu mũi. Cùng nhìn lại các loại cầu nối kính từ những năm 1960 đến 1980 có sự khác biệt lớn nào:

Kính phi công (cầu đôi)

Vào những năm 1930, Bausch & Lomb đã thiết kế một chiếc kính chuyên dụng cho phi công (thường được gọi là kính phi công). Do đó, chất liệu và độ bền bỉ là yếu tố tiên quyết vì đây là sản phẩm chuyên dụng cho quân đội Mỹ nên cầu kính cũng có sự khác biệt, là thay vì 1 đường kẻ ngang như thông thường thì sản phẩm lại có 2 thanh kim loại bắt ngang nhằm tăng sự chống chịu tốt hơn. Phong cách khá phổ biến vào những năm 1970 đến 1980 và vẫn được ưa chuộng đến ngày nay.

Cầu mũi dần được tiến triển qua từng năm
Bộ phận cầu mũi không những không mất đi mà còn được cải tiến qua từng thập kỷ

Kính cầu thấp

Hình dạng khuôn mặt khác nhau đòi hỏi cầu mũi khác nhau. Vì vậy nhiều công ty quang học trên thị trường đã chế tạo ra gọng vừa vặn với sống mũi thấp hoặc cao cho người đeo. Sống mũi mắt kính thấp có thể giúp bạn hạn chế trơn trượt khi đeo. Bởi cầu mũi chúng thấp hơn nên phải dùng miếng đệm mũi to và độ nghiên ống kính đáng kể để đem lại sự vừa vặn cho mọi dáng mặt.

Cầu mũi thấp thường nằm giữa khung kính
Thiết kế cầu mũi thấp thường nằm giữa khung kính, chúng giúp thăng hạng nhan sắc cho người mũi to hoặc không quá cao

Những cân nhắc đặc biệt khi chọn cầu mũi hợp với từng nhu cầu

Cầu nối kính cũng quyết định khá nhiều đến diện mạo của người đeo, vì chúng ở vùng trung tâm mặt và thường là tiêu điểm chú ý của người đối diện. Do đó, bạn cần lưu ý bộ phận trên khi chọn mua, qua những yếu tố sau:

  • Kích thước: Tốt nhất bạn nên đeo thử kính khi mua, để tránh trường hợp cầu kính bị quá rộng hay quá hẹp làm khó chịu ở bộ phận mũi khi đeo. Cầu mũi lý tưởng nhất nên nằm gọn ở giữa 2 chân mày chứ không nằm phía dưới chân mày, nếu không chứng tỏ kính đang to hơn so với khuôn mặt.
  • Phù hợp sống mũi: Bộ phận mũi là nơi tiếp xúc trực tiếp với gọng kính nên bạn cần quan tâm rằng sống mũi có bị che lấp bởi cầu mũi không. Chẳng hạn bạn sở hữu một chiếc mũi cao thì kính kim loại, thanh mảnh sẽ làm tôn lên đường nét mặt, và ngược lại một chiếc cầu mũi hơi dày nằm che lấp đi phần sống mũi và chân mày khiến bạn trông mất cân đối.
Cầu mũi phổ biến hiện nay
Khi mua kính bạn cần chú ý đến chi tiết của cầu mũi để tương xứng với dáng mặt

Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích về bộ phận cầu mũi trên gọng kính từ xưa đến nay. Để sở hữu những chiếc kính chính hãng, bắt nguồn từ thương hiệu lâu đời hãy đến ngay Kính Hải Triều nhé!

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *