Đo mắt là bước bắt buộc khi đi cắt kính. Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ đo khúc xạ mắt là gì và như thế nào là quy trình chuẩn?
Tất tần tật về đo khúc xạ mắt tại Việt Nam
Hiểu rõ về đo khúc xạ mắt sẽ giúp bạn lựa chọn quy trình và địa điểm uy tín, phù hợp cho tình trạng cận thị của bản thân.
1. Đo khúc xạ là gì?
Đo khúc xạ là phương pháp kiểm tra mắt giúp phát hiện tật khúc xạ như cận, viễn hay loạn đồng thời giúp xác định độ khúc xạ nếu có. Có nhiều phương pháp đo khác nhau như đo khúc xạ chủ quan, đo khúc xạ khách quan, đo khúc xạ tự động,…
2. Đo khúc xạ mắt để làm gì?
Dựa trên kết quả đo khúc xạ mắt, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị phù hợp nhất để cải thiện chất lượng tầm nhìn. Ngoài ra, việc đo mắt thường xuyên rất quan trọng để theo dõi mức độ tiến triển cận thị và có các biện pháp kiểm soát kịp thời.
3. Khi nào cần đo khúc xạ mắt?
Bạn nên đo khúc xạ mắt định kỳ 1-2 lần/năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Các trường hợp mờ, nhức mỏi mắt, khó nhìn gần và xa, đau đầu khi làm việc lâu,… nên đến bệnh viện hoặc tiệm đo mắt kính càng sớm càng tốt.
Quy trình đo tật khúc xạ mắt 12 bước chi tiết và công dụng
Quy trình đo khúc xạ mắt cá nhân hoá đầy đủ và chính xác gồm 12 bước chuẩn quốc tế như sau:
1. Bước 1: Kiểm tra bệnh sử, nhu cầu
Trong bước này, khách hàng sẽ nhận tư vấn từ chuyên viên nhãn khoa về vấn đề mà mắt đang gặp phải cũng như giải pháp tối ưu nhất. Quy trình hỏi đáp diễn ra nhanh chóng khoảng 5 phút và trong phòng riêng tư, giúp khách hàng thoải mái hơn khi chia sẻ.
2. Bước 2: Xác nhận thông tin kính cũ
Giúp bạn kiểm tra lại số độ và chất lượng kính cũ, đồng thời là cơ sở đối chiếu với kết quả đo khúc xạ, xem bạn có cần thay kính hay không. Trong trường hợp bạn không còn giữ giấy đo mắt cũ thì nhân viên sẽ dùng máy chấm tâm để kiểm tra độ cận của kính.
3. Bước 3: Đo khúc xạ chủ quan bằng máy đo tự động Nidek AR-F
Bước này đưa ra kết quả về tình trạng thị lực hiện tại và những thay đổi so với lần đo trước. Quy trình đo thực hiện bằng máy tự động giúp giảm thiểu sai số do tay nghề kỹ thuật viên, đảm bảo kết quả khách hàng nhận được sẽ chính xác nhất.
4. Bước 4: Kiểm tra thị lực không kính/kính cũ
Theo hướng dẫn của chuyên viên, khách hàng sẽ lần lượt kiểm tra tầm nhìn thực tế của từng mắt thông qua việc đọc chữ trên bảng đo thị lực. Bước này cho thấy rõ nhất tình trạng nặng nhẹ của độ khúc xạ và liệu kính cũ có còn phù hợp với bạn hay không.
5. Bước 5: Đo khoảng cách đồng tử (PD)
Bạn sẽ được đo đồng từ để giảm tình trạng khó thích nghi như hình ảnh bị biến dạng hay chóng mặt khi sử dụng kính mới. Sau khi đo bằng máy, kỹ thuật viên sẽ xác định trung tâm mắt, đảm bảo ánh sáng hội tụ đúng lên võng mạc và mang lại hình ảnh rõ nét.
6. Bước 6: Đo độ cầu tối ưu trước khi tinh chỉnh loạn thị
Tại Kính Hải Triều, khách hàng nhận được chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị phù hợp bằng cách sử dụng mặt nạ thử thị lực Nidek Phoropter để đo lường toàn diện, bao gồm cả thị lực xa, gần và khả năng điều tiết,…. Bạn sẽ lần lượt nhìn qua các thấu kính khác nhau để xác định tầm nhìn chuẩn và độ lệch lớn nhất giữa hai mắt, đảm bảo kết quả đo tối ưu.
7. Bước 7 – 8: Tinh chỉnh loạn thị và độ cầu tối ưu
Khách hàng sẽ nhận được đơn kính chính xác, giúp cải thiện thị lực và giảm thiểu tình trạng mỏi mắt, đau đầu thông qua bước sử dụng máy đo tự động để kiểm tra loạn thị và điều chỉnh độ cầu một cách tối ưu.
8. Bước 9: Cân bằng thị lực 2 mắt
Khách hàng được tối ưu tầm nhìn và cân bằng thị lực bằng máy công nghệ cao, giúp ngăn ngừa tình trạng lé mắt do lệch khúc xạ và đảm bảo mắt phát triển ổn định ở ở trẻ em.
9. Bước 10: Soi bóng đồng tử
Kháng hàng sẽ biết chính xác mức độ phù hợp với độ kính mới nhờ việc kiểm tra phản xạ ánh sáng. Chuyên viên tiến hàng kiểm tra kỹ từng mắt của khách hàng khi đã sử dụng độ kính mới và đưa ra khẳng định về độ cầu và loạn thị sau khi tối ưu.
10. Bước 11: Kiểm tra thực tế nhìn xa
Khách hàng đeo thử kính có độ mới và kiểm tra thực tế tầm nhìn cũng như tình trạng choáng, chóng mặt nếu có để điều chỉnh lại, đảm bảo thoải mái nhất cho người đeo.
11. Bước 12: Đo độ nhìn gần cộng thêm (cho người lớn tuổi)
Đây là bước tối ưu nhiều vùng nhìn và giúp khách hàng nhìn rõ ở cả khoảng cách xa và gần mà không cần thay kính. Ngoài các tật khúc xạ, người lớn tuổi (thường trên 40) còn hay gặp tình trạng lão thị khiến mắt gặp khó khăn khi nhìn gần. Khi đó, việc đo độ nhìn gần cộng thêm giúp chiếc kính mới sẽ phù hợp cho mọi hoạt động sinh hoạt của người lão thị.
Cách đọc phiếu đo khúc xạ mắt đơn giản
Sau đây là các ký hiệu phổ biến trên giấy kết quả đo khúc xạ mắt:
- OD: Thông số mắt phải.
- OS: Thông số mắt trái.
- SPH: Mức độ cận thị hoặc viễn thị. Mang dấu trừ (-) nghĩa là mắt cận, mang dấu cộng (+) nghĩa là mắt viễn.
- CYL: Mức độ loạn thị. Mang dấu trừ (-) nghĩa là cận loạn, mang dấu cộng (+) nghĩa là viễn loạn.
- AX: Hướng của độ loạn thị.
- ADD: Độ kính cộng thêm cần thiết để nhìn gần rõ hơn.
- PD: Khoảng cách giữa hai đồng tử.
Kính Hải Triều – Địa chỉ đo khúc xạ mắt uy tín tại VN
Kính hải Triều hiện sở hữu 12 bước đo cá nhân hoá chuyên nghiệp chuẩn quốc tế. Đến với cửa hàng, bạn sẽ luôn yên tâm về chất lượng dịch vụ và tiêu chuẩn đo khám nhờ đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại. Chỉ sau 30 phút, bạn sẽ có được kết quả đo chi tiết và tư vấn của chuyên gia về giải pháp phù hợp.
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về đo khúc xạ mắt là gì và ở đâu. Hãy đến ngay Kính Hải Triều để trải nghiệm dịch vụ đo mắt chuyên nghiệp hoàn toàn miễn phí.
Thông tin hữu ích về kiến thức thị giác:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lớp phủ chống sương mù là gì? Tất cả những gì bạn nên biết
Essilor Crizal là gì? Hiểu đúng về tấm khiên chống lóa đỉnh cao
Lớp phủ chống bẩn – Trợ thủ đắc lực cho tròng sạch đẹp
Lớp phủ chống nước và 4 ưu điểm khó tin trên tròng kính
Lớp phủ chống trầy xước – “Áo giáp” hoàn hảo cho tròng kính
Khuyết thị trường là gì? Chuyên gia nói về 3 điều cần chú ý
Phương pháp và bảng giá mổ mắt lão thị tại các bệnh viện lớn
Mắt cận 3 độ nhưng lại đeo kính 6 độ? Sai sót không tưởng khi đi đo mắt
THẢO LUẬN