Bệnh Glocom, hay còn gọi là bệnh tăng nhãn áp, là bệnh lý mắt phổ biến và đáng lo ngại. Vì chúng đứng đầu trong những nguyên nhân gây mù lòa không thể phục hồi trên toàn cầu, có cả Việt Nam.
MỤC LỤC › Bệnh Glôcôm (Glaucoma) là gì? › Nguyên nhân gây nên bệnh Glôcôm ở mắt › Cách điều trị bệnh Glôcôm hiệu quả › Lời kết |
Bệnh Glôcôm (Glaucoma) là gì?
Bệnh Glocom (Glaucoma) là một dạng nhóm bệnh gây ra các tổn hại thần kinh thị giác. Bệnh lý này thường khó phát hiện vì thường xuất hiện âm thầm. Nếu không kịp thời điều trị, các dây thần kinh thị giác lâu ngày sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, cuối cùng là mất thị lực vĩnh viễn.
1. Phân loại
Ngày nay, bệnh mắt Glocom được phân thành 2 dạng:
- Glocom nguyên phát
- Glocom thứ phát
Trong đó, Glocom nguyên phát thường được quan tâm hơn, bao gồm: Glocom đóng nguyên phát (thường xuất hiện ở Việt Nam) và Glocom góc mở nguyên phát.
Đối với Glocom thứ phát: Nó thường xuất hiện sau những rối loạn về mắt hay toàn thân. Chẳng hạn như Glocom gây ra do chấn thương, viêm màng bồ đào, hoặc bệnh lý liên quan đến thể thủy tinh,…
2. Đối tượng
Giống như những bệnh lý về mắt khác, bệnh Glocom mắt cũng có những đối tượng đặc thù có nguy cơ dễ mắc bệnh:
- Người trên 40 tuổi.
- Người có người thân mắc bệnh Glocom.
- Người mắc bệnh khúc xạ: Cận thị trên 4 độ, lão thị sớm.
- Người mắc các bệnh khác như: Huyết áp tăng cao, co thắt mạc trong bệnh lý mạch vành, rối loạn tuần hoàn não, đau nửa đầu, tăng mỡ máu, đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp.
Nguyên nhân gây nên bệnh Glôcôm ở mắt
Một số nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh Glocom mắt có thể kể đến là:
- Do di truyền từ người thân trong gia đình.
- Đã từng mắc bệnh về mắt hoặc từng gặp chấn thương mắt.
- Tuổi tác càng cao khả năng mắt bị Glôcôm càng lớn, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần đàn ông.
- Thường xuyên sử dụng thuốc nhỏ có thành phần Corticoid kéo dài.
- Nguy cơ tiềm ẩn sau phẫu thuật mắt cận.
- Người có nhãn cầu và giác mạc nhỏ hoặc người hay gặp chứng lo âu, dễ xúc cảm.
- Người đo nhãn áp cao trên 25 Hmg.
Triệu chứng của bệnh Glôcôm
Tùy thuộc vào thể bệnh cụ thể, bệnh nhân sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau:
1. Glôcôm góc đóng cơn cấp
Xảy ra khi nhãn áp tăng đột ngột do mống mắt chèn ép, gây tắc nghẽn đường lưu thông của dịch trong mắt. Sau đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau nhức mắt tức thì, đau nhức xung quanh hốc mắt, đau nửa đầu, buồn nôn, sốt,…
2. Glôcôm góc đóng bán cấp
Bệnh Glocom góc đóng bán cấp là những đợt tăng nhãn áp do đóng góc ở mức vừa phải, thường xuất hiện âm thầm và không rõ rệt về triệu chứng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức mắt và đầu mức độ nhẹ, suy giảm thị lực khi nhìn các ánh đèn.
3. Glôcôm góc đóng mạn tính
Thường không có triệu chứng đau nhức rõ rệt. Đôi khi, chỉ xuất hiện cảm giác đau nhẹ thoáng qua ở mắt hoặc đầu.
4. Glôcôm góc mở
Các triệu chứng cũng biểu hiện rất thầm lặng. Người mắc bệnh Glocom khó mà phát hiện được bệnh hoặc chỉ phát hiện một cách tình cờ. Hầu hết, người bệnh thường chỉ có cảm giác hơi căng phần mắt hoặc nhìn hơi mờ thoáng qua khi làm việc bằng mắt nhiều.
Ngoài ra, người mắc bệnh lý còn có vài chịu chứng sau đây:
- Nhìn thấy các quầng sáng xung quanh đèn.
- Thích nghi ánh sáng kém, khó nhìn theo vật di chuyển.
- Tầm nhìn bị khuyết hoặc bị che lấp một phần khi nhìn.
- Đau nhức hốc mắt.
- Mất dần tầm nhìn ngoại vi: người bệnh có cảm giác như nhìn qua đường hầm.
- Mắt sưng đỏ, sưng và cứng.
- Có cảm giác buồn nôn.
Cách điều trị bệnh Glôcôm hiệu quả
Điều trị mắt bị Glocom thực chất là làm dừng hoặc chậm lại quá trình tiến triển của bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng nhiều giải pháp khác nhau như:
1. Sử dụng thuốc
Thuốc nhỏ mắt: Thuốc nhỏ mắt là phương pháp điều trị bệnh Glocom góc mở giúp kiểm soát tình trạng tăng nhãn áp. Tuy nhiên, bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu thuốc gây ra một số tác dụng phụ gây kích ứng ở mắt. Ngoài ra, bệnh nhân cần phải sử dụng đúng liều lượng, nếu tự ý ngưng dùng mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ có thể ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
Thuốc uống: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc uống như Beta-Blocker hoặc Carbonic Anhydrase Inhibitor để kiểm soát việc tiết dịch (nước) trong mắt, giúp giảm các triệu chứng khó chịu.
2. Laser và phẫu thuật
Trong trường hợp điều trị bệnh không mang lại hiệu quả, người mắc bệnh Glocom sẽ được đề xuất điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật. Mục đích của phương pháp là làm ổn định áp suất trong mắt, tạo đường thoát cho dịch thủy.
Có những lựa chọn về phương pháp laser khác nhau bao gồm:
- Laser cắt mống mắt chu biên.
- Laser tạo hình vùng bè.
- Laser quang đông thể mi.
- Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc.
- Phẫu thuật cắt củng mạc sâu không xuyên thủng.
- Phẫu thuật đặt van dẫn lưu tiền phòng.
Phòng ngừa bệnh Glôcôm sao cho đúng?
Bệnh Glocom mắt hầu như rất khó để chữa trị nếu không phát hiện kịp thời. Vì thế, chúng ta cần thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn và đặc biệt, một kế hoạch kiểm tra mắt định kỳ là điều an toàn trên hết.
1. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Thực phẩm dinh dưỡng: Thay đổi chế độ dinh dưỡng, tránh các loại thực phẩm có thể gây tác động đến nhãn áp và bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày những thực phẩm giàu dinh dưỡng như Vitamin A, Vitamin B3, trái cây và rau quả,…
Tập thể dục thường xuyên: Việc tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm nhãn áp. Ngoài ra còn giúp cải thiện lưu lượng máu đến não và mắt. Tuy nhiên, không phải bài tập nào cũng mang lại lợi ích. Hãy nghe tư vấn từ bác sĩ trước khi thực hiện bất kì một môn thể thao.
Bảo vệ mắt: Bên cạnh bổ sung thực phẩm, người bệnh nên quan tâm đến các phương pháp bảo vệ mắt. Đeo kính bảo vệ mắt khi tham gia hoạt động ngoài trời là một ý hay. Bạn cũng nên tham khảo các loại kính râm hoặc kính đổi màu để bảo vệ mắt khỏi tiếp xúc với ánh nắng độc hại có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mắt.
Xem thêm: Kính đổi màu là gì? 7 sự thật về kính đổi màu cần biết
2. Tầm soát sức khỏe mắt
Các bệnh lý về mắt hay đặc biệt Glocom đều là nỗi lo chung của nhiều người. Vì vậy, ngoài một chế độ sinh hoạt lành mạnh và để an tâm hơn bạn nên có một kế hoạch kiểm tra mắt định kỳ.
Tại Hải Triều, chúng tôi mang đến sự an tâm tuyệt đối với quy trình đo mắt 12 bước đạt chuẩn quốc tế, được các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu tin dùng.
Gói 1: Đo mắt chuẩn quốc tế 12 bước – Đo tật khúc xạ – 30 phút:
Với gói đo mắt đầu tiên tại Kính Hải Triều, bạn sẽ được trải nghiệm quy trình đo lường và kiểm tra độ chính xác của các loại kính bao gồm kính cận, kính viễn và kính lão. Sao đó là bài kiểm tra tật khúc xạ chi tiết, chuyên viên sẽ giúp xác định nhu cầu về kính của khách hàng.
Gói 2: Đo mắt chuẩn quốc tế 12 bước – Đo tật khúc xạ và Khám tầm soát sơ bộ – 1 tiếng:
Ở gói dịch vụ này, các chuyên viên nhãn khoa sẽ thực hiện khám tổng quát thông qua các đánh giá tổng quát về mắt, đáy mắt và mi mắt,… Đội ngũ chuyên viên sẽ đưa ra những lời khuyên và giải pháp hỗ trợ bạn bảo vệ thị lực một cách toàn diện.
* Mọi ý kiến, đánh giá hoặc thông tin tương tự được cung cấp chỉ là thông tin tham khảo và không đại diện cho quan điểm chính thức của chúng tôi, người đọc cần chọn lọc và tuân theo hướng dẫn từ chuyên gia
Lời kết
Bài viết trên đã cùng bạn giải thích bệnh Glocom là gì? Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp thông tin cách điều trị bệnh Glocom hiệu quả.
Xem thêm:
w3dpr5
1j1248