Nhiều người cận thị muốn loại bỏ phụ thuộc vào kính nhưng lại sợ mổ mắt cận sẽ nguy hiểm và để lại biến chứng. Vậy đối tượng nào thích hợp xoá cận và đâu là phương pháp an toàn, phù hợp nhất?
Mổ mắt cận thị (Bắn mắt cận) là gì?
Mổ cận thị là quá trình điều chỉnh lại độ cong của giác mạc. Nhờ đó, ánh sáng đi qua mắt sẽ hội tụ đúng lên võng mạc, giúp người bệnh nhìn rõ mà không cần đeo kính hoặc kính áp tròng.
Kiến thức thị giác bạn nên biết
- Chăm sóc mắt sau mổ cận: 10 lưu ý nên kiêng khi bắn mắt cận
- Chi phí mổ mắt cận bao nhiêu tiền? Bảng giá bắn cận các loại
- Bị cận bao nhiêu độ thì nên mổ được? Lời khuyên từ bác sĩ
1. Tại sao cần mổ mắt cận thị?
Mổ cận thị là giải pháp giúp người bệnh giảm sự phụ thuộc vào kính, đặc biệt là trường hợp cận thị nặng và phải đeo kính thường xuyên.
Ngoài ra, phẫu thuật mắt cận còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao hiệu suất làm việc và giảm nguy cơ mắc các bệnh do cận nặng gây ra như bong võng mạc hay đục thủy tinh thể.
2. Đối tượng nào đủ điều kiện để mổ mắt cận?
Để đủ điều kiện mổ mắt cận, bạn cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Từ 18 tuổi trở lên.
- Độ cận duy trì ổn định trong ít nhất 6 tháng trở lại đây.
- Không mắc các bệnh lý về mắt như khô mắt nặng, viêm giác mạc, hoặc bệnh võng mạc,…
- Không mắc các bệnh lý toàn thân như tiểu đường không kiểm soát, bệnh lý về miễn dịch,…
- Đủ độ dày giác mạc.
Tuy nhiên, bạn nên thăm khám bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn chi tiết về tình trạng mắt của bản thân.
Chi phí và các loại mổ mắt cận thị phổ biến
Hiện nay, có nhiều phương pháp mổ mắt chữa cận thị với mức giá khác nhau, phù hợp với nhu cầu và tình trạng mắt của từng bệnh nhân.
1. Bắn mắt cận Lasik
Chi phí: Dao động từ 18 đến 28 triệu đồng.
Bác sĩ sử dụng tia laser để bào mòn mô và điều chỉnh độ cong của giác mạc. Lasik phù hợp với hầu hết trường hợp có độ cận từ nhẹ đến trung bình và giác mạc đủ dày.
2. Bắn mắt cận Femto Lasik
Chi phí: Dao động từ 45 đến 55 triệu đồng.
Là phiên bản cải tiến của Lasik, sử dụng tia Laser Femtosecond để tạo vạt giác mạc thay vì dao cơ học, giúp tăng độ chính xác và giảm thiểu biến chứng.
3. Bắn mắt cận Relex Smile
Chi phí: Dao động từ 50 đến 70 triệu đồng.
Relex Smile là phương pháp phẫu thuật không xâm lấn, không cần tạo vạt giác mạc mà chỉ sử dụng tia laser để rạch một đường nhỏ và điều chỉnh độ cong của giác mạc. Tuy nhiên, phương pháp này lại có ngưỡng điều trị khá thấp và không phù hợp với trường hợp loạn thị nặng.
4. Bắn mắt cận ICL
Chi phí: Dao động từ 80 đến 90 triệu đồng.
Đối với ICL, bác sĩ sẽ cấy ghép thấu kính nội nhãn để điều chỉnh thị lực thay vì sử dụng tia laser để thay đổi giác mạc. Phương pháp này thường áp dụng cho bệnh nhân có độ cận rất cao hoặc giác mạc mỏng không thể thực hiện phương pháp laser.
5. Bắn mắt cận PRK
Thay vì tạo vạt giác mạc như Lasik, phẫu thuật cắt giác mạc bằng quang học (PRK) sẽ loại bỏ trực tiếp lớp ngoài của giác mạc để điều chỉnh thị lực. Phương pháp này không còn phổ biến do sự ra đời của các kỹ thuật tiên tiến hơn.
6. Bắn mắt cận LTK
Keratoplasty nhiệt bằng laser (Laser Thermal Keratoplasty – LTK) là phương pháp phẫu thuật mắt cận thị không xâm lấn, sử dụng tia laser để làm co rút các sợi collagen trong giác mạc, từ đó thay đổi hình dạng của giác mạc và cải thiện thị lực.
Tương tự như PRK, hiện nay phương pháp này cũng không còn được áp dụng rộng rãi.
Xem thêm: So sánh các loại mổ mắt cận hiện nay: Loại nào tốt nhất?
Quy trình mổ mắt cận thị từ A-Z
Phẫu thuật mắt cận thị là phương pháp phức tạp và đòi hỏi quy trình đầy đủ, chặt chẽ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.
1. Thăm khám và tư vấn trước phẫu thuật
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được thăm khám kỹ lưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa. Trong bước này, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng mắt, độ cận và đánh giá sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Sau khi đảm bảo đủ điều kiện, bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp mổ mắt chữa cận thị phù hợp và giải thích quy trình, lợi ích, cũng như rủi ro có thể xảy ra.
2. Tiến hành xóa cận
Bệnh nhân nên cùng người thân đến trước 30 phút so với giờ hẹn để ổn định tâm lý và thực hiện các bước kiểm tra cần thiết như đo huyết áp, xét nghiệm máu,… nhằm đảm bảo đủ điều kiện an toàn cho ca mổ.
Quy trình mổ thường diễn ra nhanh chóng trong vòng 15 – 30 phút và bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau đớn nhờ vào thuốc gây tê. Do đó, việc giữ bình tĩnh, nằm yên và tập trung nhìn thẳng là rất quan trọng. Hãy tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để ca phẫu thuật đạt kết quả tốt nhất.
3. Chăm sóc và theo dõi sau mổ cận thị mắt
Sau khi bắn mắt cận, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn về cách chăm sóc mắt và những điều cần tránh để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ lịch hẹn tái khám để được kiểm tra và phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh.
4. Đánh giá kết quả phục hồi
Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ phục hồi của thị lực và tình trạng giác mạc qua những lần tái khám và đưa ra đánh giá về mức độ thành công của phẫu thuật. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp điều trị bổ sung để tối ưu hóa kết quả.
Lời kết
Trên đây là thông tin chi tiết về bắn mắt cận. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa để hiểu rõ hơn về tình trạng cận thị và phương pháp phù hợp nhất với bản thân.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính lão và kính cận khác nhau như thế nào? Tác dụng, cấu tạo
Mất thị lực ngoại vi là gì? Nguyên nhân và vấn đề tiềm ẩn
Tầm nhìn ngoại vi là gì? Định nghĩa và các câu hỏi liên quan
Kính lão là gì, thấu kính gì? Tác dụng chính của kính lão
Ánh sáng xanh là gì, có ở đâu? Tác hại và cách bảo vệ mắt
Photochromic: Công nghệ quang sắc đằng sau tròng đổi màu 1 – 0 – 2
Nguyên lý kính đổi màu: Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng
Kính đổi màu là gì? 7 sự thật bạn cần biết trước khi mua
THẢO LUẬN