Nhiều người còn đang băn khoăn về việc liệu cận thị, đặc biệt là bị cận 2 độ có nên đeo kính thường xuyên không. Vậy đâu là cách sử dụng kính đúng nhất để bảo vệ mắt?
MỤC LỤC › Giải đáp: Cận 2 độ có nên đeo kính thường xuyên không? › 3 tác hại của việc không đeo kính thường xuyên › Tư vấn cách đeo kính đúng cho người bị cận 2 độ 2. Chọn kính phù hợp gương mặt |
Giải đáp: Cận 2 độ có nên đeo kính thường xuyên không?
Người bị cận 2 độ nên đeo kính thường xuyên, đặc biệt là khi học tập, làm việc hoặc lái xe. 2 độ được xem là cận thị ở mức trung bình và tình trạng thị lực của mắt đã có phần giảm sút.
Việc chủ quan không đeo kính sẽ khiến thị lực nhìn xa và nhìn gần đều bị ảnh hưởng. Mắt người bệnh sẽ luôn điều tiết liên tục để nhìn rõ hơn và gây mỏi mắt. Đây là yếu tố làm tăng nhanh mức độ cận thị, nghiêm trọng hơn là có nguy cơ dẫn đến thoái hóa võng mạc, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
Tìm địa chỉ cắt kính cận uy tín? Đến ngay Kính Hải Triều để nhận tư vấn từ chuyên gia nhãn khoa.
Thông tin hữu ích về cận thị:
- Bị cận 1 bên mắt gọi là gì? Dấu hiệu, điều trị, nguyên nhân
- Người bị cận nhẹ có nên đeo kính không, mấy độ nên đeo?
3 tác hại của việc không đeo kính thường xuyên
Như đã giải đáp cho câu hỏi mắt cận 2 độ có nên đeo kính không, việc sử dụng kính là quan trọng và cần thiết để hạn chế nhiều vấn đề thị lực như:
1. Độ cận tăng nhanh chóng
Do lo ngại đeo kính thường xuyên sẽ khiến mắt bị phụ thuộc, một số người hạn chế đeo để giữ cho mắt không tăng độ. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại.
Kính cận giúp hình ảnh hội tụ đúng vị trí trên võng mạc, vì thế người cận nhìn rõ được vật ở xa. Không có kính, mắt sẽ phải tự điều tiết nhiều hơn để bắt nét hình ảnh, khiến nhãn cầu phồng lên và gây căng thẳng cho mắt, đặc biệt là người bị cận 2 độ trở lên. Điều đó khiến mắt mệt mỏi, lâu dần mắt sẽ yếu đi và tăng độ cận nhanh hơn.
2. Tăng nguy cơ mắc nhược thị
Nhược thị (mắt lười) là tình trạng suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt (hiếm gặp) do não không thể nhận diện thị lực của mắt.
Theo tiến sĩ Jaya M. Pathapati, khi bị cận thị với một bên mắt yếu hơn, não bộ sẽ dần ưu tiên sử dụng mắt khỏe, dẫn đến việc mắt yếu ngày càng suy giảm chức năng. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng nhược thị.
Mắt trẻ em phát triển bình thường khi hình ảnh được đưa rõ nét đến võng mạc. Không đeo kính khi cận thị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của mắt, dẫn đến tình trạng đau đầu và mỏi mắt. Về lâu dài, trẻ có thể mắc các bệnh như lác mắt, nhược thị, ảnh hưởng đến quá trình học tập, vui chơi của trẻ.
Vì vậy không chỉ người lớn mà trẻ em bị cận 2 độ có nên đeo kính thường xuyên để bảo vệ thị lực tốt hơn.
3. Giảm chất lượng cuộc sống
Việc không đeo kính khiến thị lực kém hơn, gây khó khăn trong việc quan sát. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập, làm việc mà còn tác động đến các hoạt động hàng ngày như lái xe, đọc sách, và tham gia hoạt động thể thao.
Hơn nữa, mắt bị căng thẳng quá mức do không đeo kính sẽ dẫn đến mệt mỏi và đau đầu. Điều này ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Tư vấn cách đeo kính đúng cho người bị cận 2 độ
Vậy, chúng ta đã rút ra được người bị cận 2 độ có nên đeo kính. Nhưng phải chọn kính như thế nào để bảo vệ mắt và phù hợp nhất với bản thân?
1. Chọn kính đúng độ cận
Yếu tố quan trọng nhất khi chọn kính là phải có độ cận phù hợp nhất với tình trạng mắt của bạn. Trước khi mua kính, bạn cần đến khám tại các cơ sở uy tín để xác định đúng độ cận và nhận lời khuyên từ bác sĩ.
Ngoài ra, hãy thường xuyên đo mắt cận định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần để theo dõi chính xác sự thay đổi độ cận của mắt và điều chỉnh kính kịp thời. Việc đeo kính không đúng độ cận sẽ gây mỏi mắt, khó chịu và nhiều vấn đề về thị giác khác.
2. Chọn kính phù hợp gương mặt
Chọn kính phù hợp với hình dạng khuôn mặt không chỉ cải thiện khả năng nhìn mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái khi đeo và nâng cao vẻ đẹp cá nhân. Một chiếc kính lý tưởng cần phải nằm thoải mái trên sống mũi, với càng kính vừa vặn sau tai. Bạn nên chọn gọng kính có khung nằm ngang với tầm mắt và phần trên gọng cao hơn lông mày một chút.
Các kiểu dáng kính khác nhau sẽ phù hợp với từng loại khuôn mặt khác nhau. Ví dụ, nếu bạn có khuôn mặt tròn, kính hình vuông hoặc chữ nhật có thể giúp cân bằng tỷ lệ của khuôn mặt. Ngược lại, nếu bạn có khuôn mặt góc cạnh, kính tròn hoặc oval sẽ giúp làm mềm mại đường nét.
3. Chọn kính có lớp phủ tính năng phù hợp
Tùy thuộc vào nhu cầu và thói quen hàng ngày, bạn có thể chọn lớp phủ tròng kính phù hợp để đảm bảo sự thoải mái và bảo vệ tối ưu cho mắt.
- Hạn chế chói: Tròng kính được phủ nhiều lớp để trong hơn và hạn chế chói ở mặt trước và sau.
- Hạn chế trầy xước: Thêm lớp bảo vệ để giúp tròng kính bền hơn, tuy nhiên không thể chống trầy 100%.
- Hạn chế bám hơi: Phủ lên tròng kính nhiều vật liệu để hạn chế việc bám hơi, giúp tầm nhìn rõ hơn, an toàn hơn khi đi mưa và hoạt động thể thao.
- Chống tia UV: Giúp bảo vệ mắt tốt hơn, hạn chế các bệnh có liên quan đến UV như đục thủy tinh thể, mộng thịt, thoái hóa võng mạc,…
- Chống tĩnh điện: Tròng kính thường được khử tĩnh điện giúp cho bề mặt tròng trơn hơn, giúp giảm khả năng bám của các tác nhân môi trường.
- Hạn chế/Lọc ánh sáng xanh: Tùy theo lớp phủ hay vật liệu mà ánh sáng xanh sẽ được hấp thụ hoặc phản xạ lại trên tròng kính. Khả năng chặn ánh sáng xanh từ 10-90%.
- Đổi màu: Tròng kính sẽ đổi màu khi ra ngoài trời và trở lại bình thường khi vào trong nhà. Tốc độ đổi màu phụ thuộc vào cường độ UV và nhiệt độ môi trường.
Đối với người bị cận 2 độ, nên cân nhắc lựa chọn kính có lớp phủ chống ánh sáng xanh, đặc biệt là những bạn dành nhiều thời gian làm việc với máy tính hoặc sử dụng thiết bị điện tử. Ngoài ra, lớp phủ chống tia UV cũng là một yếu tố quan trọng để bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời, giúp mắt khỏe hơn và hạn chế nhiều vấn đề thị lực.
Lời kết
Bài viết đã trả lời câu hỏi bị cận 2 độ có nên đeo kính thường xuyên không, đồng thời cung cấp một số lời khuyên hữu ích về việc chọn kính phù hợp với độ cận và khuôn mặt của mỗi người.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính lão và kính cận khác nhau như thế nào? Tác dụng, cấu tạo
Mất thị lực ngoại vi là gì? Nguyên nhân và vấn đề tiềm ẩn
Tầm nhìn ngoại vi là gì? Định nghĩa và các câu hỏi liên quan
Kính lão là gì, thấu kính gì? Tác dụng chính của kính lão
Ánh sáng xanh là gì, có ở đâu? Tác hại và cách bảo vệ mắt
Photochromic: Công nghệ quang sắc đằng sau tròng đổi màu 1 – 0 – 2
Nguyên lý kính đổi màu: Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng
Kính đổi màu là gì? 7 sự thật bạn cần biết trước khi mua
THẢO LUẬN