Cận thị khiến mắt bị mờ và khó nhìn các vậy thể. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Vậy, dấu hiệu bị cận chuẩn xác nhất là gì?
Nhận biết các dấu hiệu bị cận phổ biến
Dấu hiệu bị cận có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, đặc biệt là giai đoạn 8 – 12 tuổi. Nhưng nếu không nhận biết và phòng ngừa kịp thời sẽ dễ dẫn đến nhiều vấn đề trầm trọng cho thị lực. Vây triệu chứng cận thị là gì?
Tin tức liên quan về sức khỏe mắt:
- Dấu hiệu bị cận nhẹ, nguyên nhân, cách chữa trị tại nhà
- Cận thị giả là gì, do đâu? Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị
- Có nên đeo kính cận thường xuyên không? Cách đeo đúng
1. Dấu hiệu mắt bị cận, nhìn mờ các vật ở xa
Nhìn mờ các vật ở xa là dấu hiệu bị cận đặc trưng. Người cận sẽ khó khăn để thấy hình ảnh ở khoảng cách nhất định.
Ví dụ, dấu hiệu của cận thị ở người lớn tuổi thường gặp sẽ là không nhận ra các biển báo trên đường hay đọc các áp phích quảng cáo cũng trở nên khó khăn.
Tuy nhiên, đối với trẻ em, khó để phụ huynh nhận biết trẻ có bị nhìn mờ hay không. Nhưng bạn đừng quá lo lắng mà hãy nhìn hành động của bé.
Ví dụ, trẻ xem tivi quá gần, đọc sách cúi mặt xuống hay ngồi bàn đầu mới có thể nhìn rõ bảng, là những dấu hiệu bị cận ở trẻ em rõ ràng nhất.
2. Dấu hiệu bị cận, nheo hoặc nhắm mắt để nhìn rõ hơn
Dấu hiệu bị cận phổ biến khác mà ít người nhận ra đó là thường nheo mắt lại để cố nhìn rõ vật ở xa. Đôi lúc, bạn còn vô tình nhắm một mắt lại để nhìn hình ảnh, điều này là do độ cận của hai bên mắt không giống nhau nên phải nhắm một bên mới cân chỉnh rõ nét hình ảnh.
3. Dấu hiệu cận thị, thường xuyên mỏi mắt, nhức đầu
Khi học bài hay làm việc quá lâu, bạn thường thấy mỏi giữa phần đầu trên là do mắt phải điều tiết để nỗ lực nhìn rõ vật. Việc này làm cơ mắt hoạt động nhiều, dẫn đến đau nhức. Mỏi mắt còn khiến bạn phải nháy mắt liên tục, chảy nước mắt hay khô rất khó chịu.
4. Dấu hiệu cận thị, thường xuyên chớp mắt, dụi mắt
Dấu hiệu bị cận tiếp theo là dụi mắt liên tục, bởi những cơn đau đầu hay khô mắt ập đến, khiến bạn vô thức đưa tay lên dụi để làm dịu đi cảm giác khó chịu này. Vấn đề này, sẽ gây tổn thương giác mạc và làm trầy mắt nếu tác động quá lớn.
5. Biểu hiện cận thị, khó nhìn khi lái xe vào ban đêm
Dấu hiệu bị cận gây nguy hiểm hơn là khó nhìn đường để lái xe vào ban đêm. Do môi trường thiếu sáng và điều kiện ánh sáng phức tạp, người điều khiển phương tiện dễ bị lóa bởi những loại đèn có trên đường, gây mờ nhòe và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tham gia giao thông.
6. Dấu hiệu mắt bị cận, dễ lạc tầm nhìn khi đọc sách
Triệu chứng cận thị phổ biến của học sinh hay người thường đọc sách là dễ bị lạc dòng khi đang đọc. Điều này là bởi mắt điều tiết quá mức dẫn đến khô mỏi, trong vô thức chúng tự nhảy sang một vị trí khác, bạn thường phải nhắm mắt lại và mở ra nhiều lần để cấp ẩm mới có thể đọc tiếp.
Điều trị cận thị hiệu quả bằng việc đo mắt định kỳ
Bước đầu để ngăn chặn tăng độ và khắc phục tình trạng bất tiện của cận thị là đo mắt kịp thời. Vì không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận biết chắc chắn các dấu hiệu bị cận và nếu nhận biết được thì cũng khó tự điều trị hay hết nhanh chóng trong vài ngày. Do đó, hãy đo mắt định kỳ, cụ thể:
1. Khi nào nên đo mắt cận?
Đối với người lớn
Nếu thấy mắt có đủ các dấu hiệu bị cận trên thì bạn cần đi đo mắt nhanh chóng hoặc định kỳ 1 – 2 năm/ lần, bắt đầu từ tuổi 40.
Nếu là người có thị lực tốt, không có tiền xử bệnh lý về thị lực hay các dấu hiệu cận thị trên thì ít nguy cơ mắc bệnh về mắt, nhưng hãy kiểm tra từ:
- 5 – 10 năm/lần ở độ tuổi 20 – 30
- 2 – 4 năm/lần trong độ tuổi từ 40 – 54
- 1 – 3 năm/lần ở độ tuổi 55 – 64
- 1 – 2 năm/lần khi trên 65 tuổi
Với trường hợp đeo kính áp tròng hay có các tật khúc xạ, bệnh lý liên quan mắt thì nên thăm khám thường xuyên hơn, trung bình 6 tháng/lần.
Đối với trẻ em
Trẻ em là độ tuổi dễ mắc cận thị và có khả năng tăng độ khó kiểm soát. Vì vậy, chuyên gia nhãn khóa khuyên nên cho bé đo mắt ở các giai đoạn:
- Trẻ sơ sinh: Khám trước 1 tuổi để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh về mắt.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Nên đo định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi sự phát triển về thị lực và phát hiện sớm các vấn đề mắt.
- Trẻ từ 3 – 18 tuổi: Đo mắt từ 1 – 2 năm/lần để theo dõi thị lực và ngăn chặn hiệu quả việc tăng độ đáng kể.
Một số trường hợp khác trẻ cần đo và khám mắt thường xuyên (6 tháng/lần) là những trẻ đang mắc các tật khúc xạ (gồm cận, loạn, viễn,…), bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, lác mắt, nhược thị,…
2. Đo mắt cận ở đâu tốt, quy trình ra sao?
Bên cạnh việc thường xuyên đo mắt định kỳ, bạn và gia đình cũng cần tìm một địa điểm uy tín để mang đến kết quả chính xác và chất lượng cho mỗi lần đo. Và Kính Hải Triều chính là nơi giúp bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này khi đặt niềm tin đến đây trải nghiệm dịch vụ.
Sở hữu quy trình đo mắt cận bài bản 12 bước giúp phát hiện ra nhiều vấn đề khác liên quan như cận viễn, cận loạn, viễn loạn,… Kết hợp cùng dàn thiết bị hiện đại, nhập khẩu đa phần từ Nhật và Pháp mang đến kết quả đáng tin cậy, sai số bằng 0.
Một số chính sách bảo hành vượt thị trường vượt thị trường chỉ có tại Kính Hải Triều:
- Chính sách bảo hành sản phẩm 1 năm
- Chính sách bảo hành tầm nhìn 6 tháng
- Chính sách vệ sinh kính miễn phí, trọn đời
Lời kết
Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dấu hiệu bị cận và các biện pháp điều trị hiệu quả tật khúc xạ này. Để trải nghiệm dịch vụ đo mắt chất lượng hãy đến cửa hàng Kính Hải Triều gần nhất!
Tin tức về kiến thức thị giác:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
15+ bài tập cho mắt cận phục hồi thị lực an toàn và hiệu quả
Cận thị có chữa được không? 7 phương pháp trị cận mới nhất
TOP 8 loại máy đo mắt hiện đại nhất thị trường, giá bán chi tiết
Cách tính độ cận thị của mắt: Công thức và cách đo
7+ bài kiểm tra mắt cần thực hiện định kỳ, cách đo, kết quả
Chopard đào tạo và cấp chứng chỉ cho nhân viên Kính Hải Triều
Cách giảm cận thị 1-2 độ không cần phẫu thuật tại nhà dễ làm
Cận 6 độ nhìn được bao xa, nặng không, có nên đeo kính?
THẢO LUẬN