Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Khám mắt Hoa Kỳ (American Optometric Association), việc dùng bảng chữ cái đo mắt chuẩn hóa giúp các chuyên gia nhãn khoa đánh giá chính xác hơn về tình trạng thị lực của bệnh nhân trong quá trình đo mắt.
TOP 6 loại bảng chữ cái đo mắt phổ biến nhất
Sức khỏe mắt đóng vai trò quan trọng, và ngày càng có nhiều loại bảng chữ cái đo mắt phổ biến được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình trạng thị lực. Mỗi bảng đo thị lực đều có đặc điểm riêng, phục vụ cho các mục đích khám khác nhau, với hai loại chính là:
- Bảng đo thị lực nhìn xa: Bảng đo thị lực chữ C, chữ E, Snellen, bảng đo thị lực dạng hình.
- Bảng đo thị lực nhìn gần: Bảng Parinaud, bảng đo thị lực dạng thẻ.
1. Bảng kiểm tra thị lực chữ C 10/10
Bảng chữ C, hay còn gọi là Landolt C, là loại bảng chữ cái đo mắt chuẩn quốc tế, thường được sử dụng tại các nước châu Âu. Đây là loại bảng được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn DIN (chuẩn Đức) và thường dùng cho trẻ nhỏ chưa biết đọc chữ.
Bảng đo thị lực chữ C 10/10 có hình dạng vòng tròn với một khe hở, giống hình chữ C. Khe hở của vòng tròn nằm ở các vị trí khác nhau như trên, dưới, trái hoặc phải và các chữ C trên 11 dòng của bảng được sắp xếp với kích thước giảm dần từ trên xuống.
Cách đo: Khi kiểm tra thị lực, người đo cần phải đứng cách bảng 5 mét (tùy kích thước chữ của mỗi bảng) và yêu cầu đọc chính xác vị trí của phần hở chữ C. Chuyên gia nhãn khoa sẽ đánh giá thị lực dựa vào hàng chữ nhỏ nhất người đó đọc được.
2. Bảng kiểm tra thị lực chữ E 10/10
Bảng chữ cái đo mắt chữ E (hay Armaignac) cũng tương tự như bảng chữ C, bao gồm các chữ E với vị trí chữ xoay theo nhiều hướng khác nhau.
Cách đo: Các chữ E trên bảng cũng sẽ được sắp xếp với kích thước từ lớn đến nhỏ đến cuối bảng. Khi thực hiện đo, bệnh nhân được yêu cầu che lần lượt từng bên mắt và chỉ ra chính xác hướng xoay của các chữ E.
Bảng kiểm tra thị lực chữ E rất hữu ích cho bệnh nhân gặp khó khăn khi đọc bảng chữ cái Latin, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngoài ra, bảng thường được sử dụng ở những quốc gia không sử dụng bảng chữ cái, chẳng hạn như ở Trung Quốc.
3. Bảng kiểm tra thị lực Snellen 10/10
Bảng chữ cái đo mắt Snellen là bảng chữ cái test độ cận phổ biến nhất hiện nay và chỉ dùng được với người biết chữ. Bảng kiểm tra thị lực Snellen thông thường được in với mười một dòng chữ in hoa, bao gồm các chữ cái F, E, L, O, P, Z,… Dòng đầu tiên sẽ là chữ cái lớn nhất và số lượng chữ cái nhỏ hơn sẽ tăng dần ở các hàng sau tiếp theo.
Cách đo: Người kiểm tra bằng bảng chữ cái đo mắt sẽ che một mắt và ngồi với khoảng cách phù hợp với loại bảng, tiếp theo đọc to các chữ cái của mỗi hàng, bắt đầu từ trên cùng. Kết quả thị lực ở mắt sẽ dựa trên hàng nhỏ nhất họ có thể đọc được.
4. Bảng kiểm tra thị lực bằng Parinaud 10/10
Bảng kiểm tra Parinaud là loại bảng chữ cái đo mắt gần nhờ vào tay cầm của nó. Đây là bài kiểm tra được sử dụng rộng rãi nhất trong các hoạt động y tế, y học nghề nghiệp, v.v., để kiểm tra thị lực gần và phát hiện các vấn đề về mắt có thể xảy ra.
Cách đo: Bệnh nhân cần đảm bảo tư thế ngồi thoải mái và đầy đủ ánh sáng. Bảng Parinaud sẽ được đặt cách mắt khoảng 30-35 cm. Sau khi đã đọc các chữ số từ lớn đến nhỏ dần, tình trạng thị lực của người bệnh sẽ được xác định tại dòng nhỏ nhất mà họ có thể đọc.
5. Bảng kiểm tra thị lực bằng hình ảnh 10/10
Khác với bảng chữ cái kiểm tra mắt, bảng kiểm tra thị lực bằng hình ảnh thường sử dụng các biểu tượng hoặc hình ảnh thay vì chữ cái. Các hình vẽ như ngôi sao, trái tim, nhà cửa hoặc động vật với kích thước giảm dần từ trên xuống. Đây là lựa chọn lý tưởng cho trẻ nhỏ hoặc những người không thể đọc chữ.
Cách đo: Người đọc cần yêu cầu ngồi ngồi cách bảng 5 mét (tùy thuộc cỡ chữ của bảng). Khi kiểm tra, người đọc chỉ vào và gọi tên các hình ảnh mà họ nhìn thấy theo thứ tự từ trên xuống đến khi họ không thể nhìn được vật thể nhỏ nhất.
6. Bảng kiểm tra thị lực dạng thẻ 10/10
Là công cụ tiện lợi và linh hoạt nhất so với các bảng chữ cái đo mắt thông thường. Bảng chữ cái đo mắt dạng thẻ là các bảng đo chữ C, E,… với kích thường nhỏ hơn phù hợp để đo thị lực gần.
Điểm đặc biệt của loại bảng này là tính năng di động cao, có thể sử dụng ở bất kỳ nơi nào, không cần thiết phải cố định treo. Bệnh nhân cầm thẻ và đọc các ký tự từ đến nhỏ, từ đó xác định mức độ năng lực của chúng, thích hợp cho cả trẻ em và người lớn.
Hướng dẫn sử dụng bảng chữ cái đo thị lực cho người mới
Hầu hết các bài kiểm tra thị lực sử dụng bảng chữ cái đo mắt đều tuân theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị – Người khám sẽ đặt bảng chữ cái đo mắt cách bệnh nhân khoảng 3-6 mét (tùy loại bảng). Đảm bảo ánh sáng trong phòng đủ sáng với cường độ độ trung bình là 100 lux và yêu cầu cao hơn 40% so với ánh sáng của phòng đo thị lực.
Bước 2: Tư thế ngồi – Bệnh nhân cần giữ tư thế thẳng lưng, nhìn về phía trước, tư thế thoải mái và giữ nguyên xuyên suốt quá trình kiểm tra.
Bước 3: Kiểm tra mắt – Yêu cầu bệnh nhân che một bên mắt để kiểm tra, mắt còn lại có thể lấy tay che. Sau đó, người đọc cần đọc rõ các chữ cái trên bảng lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải đến khi không thể nhìn rõ nữa.
Bước 4: Ghi nhận kết quả đo.
Lời kết
Việc thường xuyên sử dụng bảng chữ cái đo mắt giúp phát hiện sớm các vấn đề về thị lực. Hãy đảm bảo rằng bạn và gia đình thực hiện các bài kiểm tra định kỳ để bảo vệ sức khỏe mắt của mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
3+ cách test kính đổi màu chính xác, đơn giản và nhanh nhất
Tròng kính Transitions®: Từ kính mắt trở thành kính râm
9 cách giảm cận thị 3 – 4 độ tại nhà không cần phẫu thuật
Tròng kính Polycarbonate là gì? Ưu, nhược điểm của chất liệu
Cắt kính đổi màu bao nhiêu tiền? Địa chỉ thay tròng uy tín
10+ các loại tròng kính đổi màu nhanh và tốt nhất thị trường
Bật mí bí mật về lớp phủ AR chống chói có trên tròng kính
Nguyên lý kính đổi màu: Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng
THẢO LUẬN