Tia UV là gì? Chỉ số và tác hại nguy hiểm lên da và mắt

Tia UV là gì? Chỉ số và tác hại nguy hiểm lên da và mắt

Bạn có biết, ngay cả khi trời mây hoặc âm u cũng có rất nhiều tia UV gây nguy hiểm đến mắt và da. Vậy tia UV là gì và làm sao để ngăn chặn tác động của chúng?

MỤC LỤC

› Giải đáp tất tần tật về tia UV

1. Tia UV là gì?

2. Có các loại tia UV nào?

3. Tia UV có ở đâu?

› Cảnh báo tác hại của tia UV

1. Nguy cơ ung thư mí mắt

2. Nguy cơ thoái hoá điểm vàng (AMD)

3. Gây đục thuỷ tinh thể

4. Nhanh lão hoá da

5. Rối loạn sắc tố da

› Phương pháp bảo vệ mắt hiệu quả khỏi tia UV

1. Đeo kính râm chống tia UV

2. Sử dụng kính đổi màu

3. Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng

› Lời kết

Giải đáp tất tần tật về tia UV

Để hiểu hơn về những tác động của tia UV đối với sức khỏe, trước hết chúng ta cần biết tia UV là gì và chúng xuất hiện ở đâu.

Xem thêm các thuật ngữ hay:

1. Tia UV là gì?

Tia UV, hay còn gọi là tia cực tím, là một dạng bức xạ điện từ nằm trong vùng ánh sáng không nhìn thấy, có bước sóng ngắn hơn ánh sáng khả kiến nhưng dài hơn tia X.

2. Có các loại tia UV nào?

Tia cực tím được chia thành ba loại chính:

  • UVA (320 – 400 nm): UVA có bước sóng dài nhất và chiếm 95% lượng tia cực tím chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Nó có khả năng xuyên sâu vào da, gây lão hóa sớm và hình thành các nếp nhăn.
  • UVB (290 – 320 nm): UVB có bước sóng ngắn hơn UVA nhưng lại gây tác động nghiêm trọng đến da và mắt. UVB gây cháy nắng, tổn thương tế bào, DNA và là nguyên nhân chính gây ung thư da.
  • UVC (100 – 290 nm): UVC có mức năng lượng cao nhất và nguy hiểm nhất đối với sức khỏe. Tuy nhiên, phần lớn tia UVC bị hấp thụ bởi tầng ozone nên không tới được bề mặt trái đất.
UVA và UVB có thể đi qua tầng ozone
Khả năng đi qua tầng ozone của các loại tia cực tím và tia UV

3. Tia UV có ở đâu?

Nguồn chính phát ra các loại tia UV là ánh sáng mặt trời, đặc biệt là vào lúc giữa ngày từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Tia cực tím cũng có thể xuyên qua mây, cửa sổ kính, và thậm chí phản xạ qua các bề mặt như nước, tuyết. Vậy nên, cho dù bạn đang ở ngoài trời hay trong nhà thì vẫn có khả năng tiếp xúc với loại tia này.

Ngoài ra, tia UV còn phát ra từ các thiết bị nhân tạo như đèn huỳnh quang, đèn LED, thiết bị khử trùng (đặc biệt là đèn UVC) và các giường tắm nắng (tanning beds). Các nguồn tia UV này tuy có cường độ thấp hơn mặt trời nhưng vẫn gây hại nếu tiếp xúc thường xuyên.

Cảnh báo tác hại của tia UV

Mặc dù không thể nhìn thấy bằng mắt thường, các loại tia UV vẫn có mặt trong cuộc sống hàng ngày và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đối với da và mắt.

1. Nguy cơ ung thư mí mắt

Vùng mí mắt là một trong những khu vực nhạy cảm nhất trên cơ thể với lớp da rất mỏng, dễ bị ảnh hưởng bởi tia cực tím. Nếu không che chắn kỹ càng, mí mắt có thể bị tổn thương và dẫn đến một số loại u, kể cả ung thư.

Tình trạng này tuy hiếm gặp, nhưng nếu không được phòng ngừa hoặc phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây mất thị lực.

2. Nguy cơ thoái hoá điểm vàng (AMD)

Tia cực tím có khả năng xuyên sâu vào và phá hỏng các lớp tế bào mắt, bao gồm cả võng mạc và điểm vàng. Từ đó, góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hoá và làm mất dần thị lực trung tâm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhìn của người bệnh.

3. Gây đục thuỷ tinh thể

Khi tiếp xúc với các tia cực tím trong thời gian dài, thủy tinh thể bị tổn thương và trở nên đục dần, dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể. Điều này gây giảm thị lực, khiến người bệnh cảm thấy như nhìn qua lớp kính mờ, và trong trường hợp nặng sẽ dẫn đến mù lòa nếu không được phẫu thuật kịp thời.

Thuỷ tinh thể đục dần khi tiếp xúc với tia UV
Tia cực tím và tia UVA có thể gây đục thuỷ tinh thể

4. Nhanh lão hoá da

Tia UVA có khả năng xâm nhập sâu vào các lớp dưới da, phá hủy các sợi collagen và elastin – hai yếu tố giúp da săn chắc và đàn hồi. Khi cấu trúc da bị suy yếu, sẽ dễ dàng xuất hiện các dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn, chảy xệ,… Đây là lý do tại sao nhiều người dù ở tuổi còn trẻ đã xuất hiện dấu hiệu lão hóa sớm.

Bên cạnh đó, tình trạng lão hóa do các loại tia UV gây ra thường khó khắc phục, ngay cả với các liệu pháp chăm sóc da cao cấp.

5. Rối loạn sắc tố da

Tia cực tím kích thích các tế bào sản sinh melanin, một sắc tố tự nhiên giúp bảo vệ da bằng cách làm sạm da. Tuy nhiên, khi sản xuất quá nhiều melanin, da sẽ xuất hiện các vấn đề về sắc tố như nám, tàn nhang, và đốm nâu.

Ngoài ra, rối loạn sắc tố còn khiến da dễ bị tổn thương hơn dưới ánh nắng, gây nên một vòng luẩn quẩn giữa việc tăng sắc tố và tác động của tia UV.

Tia cực tím kích thích các tế bào sản sinh melanin gây sạm da
Tia cực tím và tia uv gây nám da, tàn nhang

Phương pháp bảo vệ mắt hiệu quả khỏi tia UV

Sau đây là các phương pháp rất đơn giản như hiệu quả trong việc hạn chế tác động của tia UV và ngăn ngừa nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

1. Đeo kính râm chống tia UV

Xây dựng thói quen đeo kính râm khi di chuyển ngoài trời vào ban ngày để bảo vệ mắt hiệu quả. Ngoài ra, hãy chọn các loại kính râm có khả năng lọc tia UVA và UVB cao, đồng thời ôm sát mặt để hạn chế loại tia này lọt vào từ hai bên.

2. Sử dụng kính đổi màu

Kính đổi màu có khả năng tự động điều chỉnh mức độ trong suốt khi tiếp xúc với tia cực tím, giúp bảo vệ mắt hiệu quả mà không cần phải thay kính thường xuyên. Đây là giải pháp tiện lợi cho người mắc các tật khúc xạ và thường xuyên hoạt động ngoài trời.

Xem thêm: Tròng kính đổi màu có tốt không, có nên đeo thường xuyên?

YouTube video
Kính đổi màu giúp bảo vệ mắt khỏi tia cực tím và tia uv

3. Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Một chế độ ăn giàu vitamin A, C, E và các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin sẽ giúp mắt khỏe mạnh và chống lại các tác động của tia cực tím. Bạn có thể bổ sung các chất này thông qua nhiều loại thực phẩm như cà rốt, cải bó xôi, ớt chuông, quả óc chó và các loại cá giàu omega-3 như cá hồi, cá thu,…

Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về các loại tia UV. Hãy luôn chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ để giảm thiểu tối đa những tác động có hại từ loại tia này nhé.

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *