Trẻ em bị cận thị có chữa được không? Nguyên nhân, dấu hiệu

Trẻ em bị cận thị có chữa được không

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến, thường bắt đầu ở độ tuổi từ 6 – 12. Theo ước tính, tình trạng này ảnh hưởng đến 5% trẻ mẫu giáo, 9% trẻ đi học và 30% thanh thiếu niên. Vậy trẻ bị cận thị có chữa được không?

MỤC LỤC

› Trẻ em bị cận thị có chữa được không?

› Kiến thức quan trọng về điều trị cận thị ở trẻ em

1. Nguyên nhận bị cận thị ở trẻ em

2. Dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em

3. Các nguy cơ dễ phát triển cận thị ở trẻ em

› Phương pháp điều trị cận thị ở trẻ em hiệu quả

1. Dùng kính thuốc với tròng kính kiểm soát tiến triển cận thị

2. Dùng kính Ortho-K

3. Dùng thuốc nhỏ mắt (Atropin nồng độ thấp)

4. Khuyến khích trẻ sinh hoạt ngoài trời nhiều hơn

› Cập nhật những tiến bộ khoa học trong điều trị cận thị ở trẻ em

1. Những tiến bộ trong phương pháp mổ mắt cận

2. Những tiến bộ trong phương pháp quản lý cận thị qua kính thuốc

› Lời kết

Trẻ em bị cận thị có chữa được không?

Trẻ em bị cận thị không thể chữa dứt điểm. Tuy nhiên, sau khi đo mắt, bố mẹ có thể sử dụng những biện pháp nhãn khoa để can thiệp vào tiến triển cận thị như kính áp tròng, kính kiểm soát tiến triển cận thị, chế độ sinh hoạt,…

Trải nghiệm đo mắt miễn phí cho trẻ em tại Kính Hải Triều với quy trình đo mắt cận chuẩn quốc tế.

YouTube video
Cận thị có cách chữa khỏi không? Tư vấn cùng chuyên gia tại Kính Hải Triều

Kiến thức quan trọng về điều trị cận thị ở trẻ em

Cận thị ở trẻ khó phát hiện nhưng khi có những dấu hiệu rõ ràng thì khả năng cao con bạn đã mắc độ cận ở mức vừa hoặc nặng. Cho nên việc trang bị kiến thức để phát hiện sớm các biểu hiện, ngăn ngừa nguyên nhân là cần thiết.

Tin tức về sức khỏe mắt:

1. Nguyên nhận bị cận thị ở trẻ em

Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình của bé có bố mẹ bị cận thị thì nguy cơ con cái cũng sẽ cận thị cao (Xem thêm: Cận thị có di truyền không? 5+ yếu tố chính gây ra cận thị)

Yếu tố môi trường: Trẻ dành nhiều thời gian cho các hoạt động như đọc sách, sử dụng máy tính, điện thoại thông minh gây ra nguy cơ cận thị. Việc ít tiếp xúc với ánh mặt trời cũng là nguyên nhân dẫn tới thị lực suy yếu và chế độ ăn uống thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất như vitamin A, D, E là một trong những nguy cơ.

Một số lý do bị cận khác: Như bệnh lý bẩm sinh, tật khúc xạ bẩm sinh,…

YouTube video
Vậy trẻ bị cận có cần đeo kính thường xuyên không?

2. Dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em

Trẻ em có dấu hiệu bị cận như:

  • Nhìn xa mờ: Đây là dấu hiệu phổ biến, trẻ thường xuyên than phiền không nhìn rõ bảng, tivi, hoặc các vật ở xa.
  • Nheo mắt khi nhìn: Có thói quen nheo mắt lại khi muốn nhìn vật thể ở xa hoặc cố gắng tập trung vào một thứ gì đó ở khoảng cách nhất định.
  • Tiếp cận gần vật thể khi nhìn xa: Nếu muốn đọc rõ sách, báo hay điện thoại trẻ phải đưa vật gần mắt và quan sát mới có thể nhìn thấy.
  • Mỏi mắt, nhức đầu: Bé hay than phiền mỏi mắt, nhức đầu sau khi học bài xem điện thoại quá lâu.
  • Chớp, dụi mắt liên tục: Vì khi bị cận mắt thường khô và khó chịu do nhìn không rõ, nên bé có xu hướng chớp hay dụi mắt để nhìn vật rõ ràng hơn.
  • Khó khăn khi tham gia hoạt động thể thao: Đối với các môn thể thao như ném bóng, đánh cầu,…. bé khó nhìn thấy vật để đánh trúng do thị lực có giới hạn.
Dấu hiệu cận thị ở trẻ
Dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em là thường dụi mắt, nhìn xa không rõ và thường nheo mắt

3. Các nguy cơ dễ phát triển cận thị ở trẻ em

Bên cạnh các nguyên nhân gây ra cận thị, thì trong số đó có những nguy cơ khiến cận thị ở trẻ phát triển nhanh chóng, khó kiểm soát như:

  • Chủng tộc: Châu Á, đặc biệt Đông Nam Á và Nam Á có nguy cơ tăng độ cận cao nhất. Theo thống kê, tỷ lệ tiến triển cận thị ở người châu Á là 0.87 Diop/năm so với 0.55 Diop/năm ở người da trắng.
  • Độ tuổi: Độ tuổi khởi phát cận thị nhanh nhất là 6 – 12 tuổi, ở giai đoạn này khi mắc, độ khúc xạ trẻ sẽ tăng rất nhanh.
  • Giới tính: Trẻ có giới tính nữ thường mắc nguy cơ tăng độ cận cao hơn so với nam giới.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có bố mẹ cận thị, thì trẻ có nguy cơ mắc và tăng cận cao hơn.
  • Thói quen sinh hoạt: Các hoạt động nhìn gần như xem tivi, đọc truyện tranh, sách báo và sử dụng thiết bị điện thoại là một trong nguy cơ gây tiến triển cận thị cao nhất.
Nguy cơ tăng độ cận thị ở trẻ
Nếu có những nguy cơ trên bố mẹ nên thường xuyên đo mắt định kỳ cho bé

Phương pháp điều trị cận thị ở trẻ em hiệu quả

Tật cận thị không thể chữa dứt điểm, nhưng có thể điều trị và kiểm soát. “Kiểm soát cận thị” là thuật ngữ mô tả phương pháp làm chậm quá trình tiến triển độ cận. Việc áp dụng cách làm chậm độ cận là rất cần thiết vì đây là giai đoạn mà cận thị có nhiều khả năng phát triển nhanh chóng.

1. Dùng kính thuốc với tròng kính kiểm soát tiến triển cận thị

Kính thuốc là biện pháp giảm tốc độ phát triển cận thị hoàn hảo nhờ vào thiết kế đặc biệt. Đây cũng là phương pháp điều trị không xâm lấn (phẫu thuật, tiểu phẫu). Tròng kính kiểm soát cận thị có khả năng làm chậm sự phát triển của trục dài nhãn cầu, từ đó ngăn chặn tăng độ hiệu quả.

Ưu điểm:

  • Làm chậm tiến triển cận thị: Thấu kính có thiết kế với tâm kính rõ nét và mờ dần ra vùng ngoại vi kính nhằm làm chậm quá trình phát triển trục dài nhãn cầu.
  • Không gây kích ứng: Kính gọng kiểm soát tiến triển cận thị là biện pháp an toàn không tiếp xúc trực tiếp với mắt, phù hợp cho trẻ có tiền sử dị ứng.
  • Hiệu quả cao: Khả năng ngăn chặn tiến triển cận thị ở trẻ qua kính gọng có kết quả cao lên đến 70% tùy vào công nghệ kính.
  • Dễ dàng sử dụng: Với kính gọng bé sẽ tự đeo, tự sử dụng đem lại sự yên tâm cho phụ huynh.
  • Giá thành hợp lý: So với những phương pháp có chi phí rẻ và kết quả cao thì kính gọng xếp ở hàng đầu tiên. Vì vậy, bố mẹ nên cân nhắc giải pháp này cho con trẻ.

Một số sản phẩm kính kiểm soát cận thị nổi tiếng: Rodenstock MyCon, Essilor Stellest

2. Dùng kính Ortho-K

Kính áp tròng Ortho-K là loại kính áp tròng cứng đeo vào lúc ngủ và tháo ra vào sáng hôm sau. Sản phẩm hoạt động bằng cách nhẹ nhàng thay đổi hình dạng giác mạc trong khi trẻ ngủ, giúp cải thiện thị lực và giảm hoặc loại bỏ nhu cầu đeo kính gọng vào ban ngày.

Ưu điểm:

  • Kiểm soát cận thị hiệu quả: Ortho-K là phương pháp không xâm lấn, hiệu quả trong việc kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt: Kính áp tròng Ortho-K còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,…

Nhược điểm:

  • Chi phí cao: Kính áp tròng Ortho-K có giá thành đắt hơn so với kính gọng hay kính áp tròng mềm (đeo vào ban ngày).
  • Thời gian điều chỉnh: Để phát huy tác dụng, trẻ cần phải đeo sản phẩm qua đêm và thời gian đầu đeo cũng cần phải làm quen và thích nghi chúng.
  • Nguy cơ nhiễm trùng: Như bất kỳ nguy cơ kính áp tròng khác, Ortho-K luôn có khả năng gây nhiễm trùng nếu không vệ sinh đúng cách.

Lưu ý: Do phải đeo trực tiếp vào mắt nên trước khi cho con sử dụng, bạn nên thăm khám chuyên gia nhãn khoa để xem chúng có phù hợp với bé hay không.

Kính Ortho-K
Kính Ortho-K không nên dùng cho trẻ có tiền sử bệnh về mắt hay dị ứng

3. Dùng thuốc nhỏ mắt (Atropin nồng độ thấp)

Thuốc nhỏ mắt Atropin nồng độ thấp (thường là 0.01% hoặc 0.025%) sử dụng như một phương pháp kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ. Atropin hoạt động bằng cách ức chế cơ mống mắt, làm giãn đồng tử và tê liệt khả năng điều tiết của mắt. Từ đó, làm chậm quá trình phát triển chiều dài trục nhãn cầu (nguyên nhân chính dẫn đến cận thị).

Ưu điểm:

  • Kiểm soát tiến triển cận thị: Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh Atropin hiệu quả trong việc làm chậm, ngăn chặn gia tăng độ cận thị ở trẻ. Kết quả đạt đến 50 – 70% so với không sử dụng.
  • Chi phí hợp lý: Với các phương pháp kiểm soát cận thị khác như phẫu thuật khúc xạ, thì Atropin có mức chi phí thấp hơn.

Nhược điểm:

  • Tác dụng phụ: Nếu sử dụng sai cách sẽ gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng nhãn áp, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
  • Cần theo dõi thường xuyên: Khi cho trẻ sử dụng, cần có sự theo dõi định kỳ từ bác sĩ nhãn khoa để điều chỉnh điều lượng thuốc phù hợp.
  • Tác dụng tạm thời: Trong quá trình sử dụng mắt không tăng độ, nhưng khi dừng thì độ cận tiếp tục tăng.
  • Không phải ai cũng dùng được: Atropin không phù hợp cho tất cả trẻ em, đặc biệt là những bé có bệnh lý về mắt trước đó như tăng nhãn áp, viêm giác mạc,…

Lưu ý: Atropin là thuốc kê đơn chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa, tránh tự ý sử dụng. Trong quá trình dùng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, nếu có những biểu hiện bất thường cần phải thăm khám bác sĩ nhanh chóng.

Thuốc nhỏ mắt Atropin
Sử dụng thuốc nhỏ mắt Atropin khá hiệu quả nhưng có nhiều tác dụng phụ cần cân nhắc

4. Khuyến khích trẻ sinh hoạt ngoài trời nhiều hơn

Sinh hoạt ngoài trời nắng nhiều là phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả để kiểm soát cận thị ở trẻ em. Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là ánh sáng xanh màu lục, sẽ kích thích giải phóng dopamine – chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mắt.

Dopamine có khả năng ức chế sự phát triển quá mức của trục nhãn cầu, yếu tố chính dẫn dẫn đến cận thị.

Ưu điểm:

  • Kiểm soát tiến triển cận thị: Nghiên cứu khoa học chứng minh, trẻ sinh hoạt ngoài trời đều đặn giúp mắt thư giãn, giảm căng thẳng điều tiết.
  • An toàn: Đây là phương pháp tự nhiên, không xâm lấn, không tác dụng phụ và phù hợp cho mọi trẻ em.
  • Tạo thói quen tốt: Khuyến khích trẻ sinh hoạt ngoài trời giúp trẻ hình thành thói quen tốt và lối sống lành mạnh, rèn luyện thể thao.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả không đồng nhất: Cách sinh hoạt ngoài trời còn tùy thuộc vào độ tuổi, thời gian và cường độ hoạt động của trẻ nên kết quả nhận được là không phải trẻ nào cũng như nhau.
  • Cần kết hợp với biện pháp khác: Sinh hoạt ngoài trời khá an toàn nhưng mang lại kết quả không quá rõ ràng, để cải thiện sức khỏe mắt bố mẹ cần kết hợp biện pháp khác như kính gọng, kính Ortho-K,… 

Lưu ý: Thời gian sinh hoạt ngoài trời tối thiểu là 2 tiếng mỗi ngày. Các hoạt động nên đa dạng theo độ tuổi từ chơi thể thao, dã ngoại cho đến tập thể dục. Tuy nhiên, trong quá trình sinh hoạt, bố mẹ nên cho bé đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV có hại.

Cho trẻ hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời giúp cải thiện thị lực và đề kháng của bé

Cập nhật những tiến bộ khoa học trong điều trị cận thị ở trẻ em

Sự phát triển vượt bật của khoa học, mang đến nhiều phương pháp kiểm soát quá trình phát triển cận thị ở trẻ. Điển hình là phương pháp mổ mắt, giúp bé loại bỏ cận thị hoàn toàn nếu duy trì lối sống lành mạnh sau đó. Hoặc sử dụng các tròng kính có khả năng kiểm soát nhằm làm chậm sự tăng độ quá mức.

1. Những tiến bộ trong phương pháp mổ mắt cận

Mổ mắt cận là phương pháp có xâm lấn, nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn. Tuy nhiên, có chi phí cao và đòi thể trạng của bé phải đủ điều kiện mổ mắt cận mới thực hiện. Với 4 cơ chế phẫu thuật phổ biến:

  • Mổ Phakic: Đây là phương pháp mổ cận, viễn, loạn an toàn không tác động đến cấu trúc mắt. Bằng cách sử dụng thấu kính nội nhãn đặt trực tiếp vào bên trong mắt, nằm sau mống mắt và trước thủy tinh thể để điều chỉnh độ khúc xạ.
  • ReLEx SMILE: Là cắt khúc xạ tiên tiến điều trị tật cận thị. Phương pháp được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả. Ưu điểm của ReLEx SMILE là ít xâm lấn, chỉ sử dụng laser Femtosecond với thời gian từ 10 – 15 phút thực hiện.
  • Femtosecond Lasik: Kỹ thuật điều trị tật khúc xạ hiện đại bằng tia laser Femtosecond để tạo vạt giác mạc chính xác. Là thế hệ thứ 2 trong điều trị phẫu thuật khúc xạ bằng laser, khắc phục một số hạn chế của Lasik truyền thống.
  • SBK Lasik: Là phương phẫu thuật khúc xạ mắt sử dụng dao Moria SBK để tạo vạt giác mạc, sau đó dùng tia Laser Excimer để chiếu đa điểm nhằm triệt tiêu độ khúc xạ.

Xem thêm: So sánh các loại mổ mắt cận hiện nay: Loại nào tốt nhất?

Phương pháp mổ mắt cận
Mổ mắt cận là phương pháp xâm lấn, có hiệu quả cao và nhanh chóng
dat lich do mat chuan 12 buoc tai kinh hai trieu

2. Những tiến bộ trong phương pháp quản lý cận thị qua kính thuốc

Nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ và nỗ lực không ngừng của các chuyên gia nhãn khoa, công nghệ kiểm soát cận thị trở nên đa dạng như:

Công nghệDefocus incorporated multiple segments (DIMS)Highly aspherical lenslet technology (H.A.L.T)Diffusion Technology (DOT)Cylindrical annular refractive element (CARE)
Hiệu quảKhúc xạ tiến triển chậm hơn 0,44DKhúc xạ tiến triển chậm hơn 0,54DKhúc xạ tiến triển chậm hơn 0,40DKhúc xạ tiến triển chậm hơn 0,14D
Nguyên lýCận thị chu biênCận thị chu biênGiảm tương phản võng mạcCận thị chu biêntăng quang sai bậc cao chu biên
So sánh công nghệ kính kiểm soát tiến triển cận thị
So sánh thiết kế của các thấu kính kiểm soát tiến triển cận thị

Lời kết

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về trẻ em bị cận thị có chữa được không và nguyên nhân bị cận thị ở trẻ em. Để trải nghiệm dịch vụ đo mắt chuẩn quốc tế và mua sản phẩm kính kiểm soát cận thị chính hãng hãy đến Kính Hải Triều gần nhất!

Có thể bạn quan tâm:

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *