Trẻ cần được đo mắt thường xuyên để sớm phát hiện các tật khúc xạ, nhưng một số bé quá nhỏ để sử dụng bảng đo thị lực thông thường. Vậy đâu là các loại bảng đo thị lực trẻ em chính xác nhất?
Tầm quan trọng của bảng đo thị lực trẻ em
Đây là công cụ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm các bệnh lý về mắt và đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ. Kính Hải Triều sẽ cung cấp những thông tin chuyên sâu để giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bảng đo thị lực cho trẻ em.
1. Bảng đo thị lực trẻ em là gì?
Đây là công cụ chuyên dụng để kiểm tra khả năng nhìn rõ của trẻ, đặc biệt là các bé chưa biết đọc chữ. Khác với bảng đo thị lực cho người lớn (phổ biến nhất là bảng Snellen), bảng đo thị lực trẻ em sử dụng các hình ảnh và ký hiệu đơn giản, để phù hợp với trẻ từ 3-6 tuổi.
2. Tại sao bảng đo thị lực trẻ em lại quan trọng đối với thị sức khỏe thị lực của trẻ?
Sử dụng bảng kiểm tra thị lực trẻ em giúp quý phụ huynh có thể xác định những vấn đề mà trẻ đang gặp phải, từ đo xác định phương án điều trị phù hợp.
- Phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm: Theo Hiệp Hội Nhi khoa Mỹ và các tổ chức chuyên môn, kiểm tra thị lực định kỳ giúp phát hiện những bệnh lý nghiêm trọng như loạn thị, nhược thị, lác mắt… đặc biệt là đối với trẻ dưới 7 tuổi.
- Đảm bảo trẻ học tập hiệu quả: 80% kỹ năng học tập ở trẻ em là dựa vào thị giác. Thị lực kém đồng nghĩa với khả năng tiếp thu của trẻ bị giảm, dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút. Về lâu dài, nó còn khiến trẻ chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ và xã hội.
- Giúp lựa chọn loại bảng đo phù hợp: Việc hiểu rõ các loại bảng đo thị lực giúp phụ huynh lựa chọn những loại phù hợp với từng độ tuổi của trẻ nhỏ. Chọn sai bảng đo mắt cho trẻ có thể dẫn đến kết quả không chính xác, gây hậu quả nghiêm trọng trong việc chẩn đoán và điều trị.
4 loại bảng đo thị lực trẻ em phổ biến
Hiện nay, có nhiều loại bảng đo thị lực trẻ em phù hợp với từng độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ. Tuy nhiên, để giúp bạn không bị rối trong quá trình lựa chọn, Kính Hải Triều sẽ điểm qua 4 loại bảng kiểm tra thị lực trẻ em phổ biến nhất cùng với lứa tuổi sử dụng phù hợp.
1. Bảng Lea Symbols – phù hợp với trẻ từ 3-5 tuổi
Thay vì sử dụng những ký tự phức tạp, loại bảng này gồm các hình ảnh quen thuộc như quả táo, ngôi nhà, hình vuông và hình tròn. Trẻ sẽ dễ dàng nhận diện và gọi tên các hình ảnh, giúp quá trình đo thị lực trở nên dễ dàng và thú vị hơn.

Bảng đo thị lực trẻ em bằng hình ảnh đặc biệt phù hợp với trẻ từ 3-5 tuổi khi chưa biết đọc hoặc chưa quen với các ký tự chữ cái. Một số nghiên cứu cho biết bảng Lea Symbols có độ chính xác lên đến 95,9%, được đối chứng với tiêu chuẩn Landolt C.
2. Bảng chữ C – phù hợp với trẻ trên 5 tuổi
Đây là loại bảng sử dụng các hình chữ C với phần hở xoay theo 4 hướng khác nhau (trên, dưới, trái, phải). Nhiệm vụ của trẻ là xác định xem phần hở đang quay về phía nào theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải và từ trên xuống dưới. Bảng kiểm tra thị lực trẻ Landolt-C phù hợp với trẻ trên 5 tuổi, khi đã có khả năng tập trung và phân tích hình ảnh.

3. Bảng chữ E – phù hợp với trẻ trên 5 tuổi
Là loại bảng gồm nhiều chữ E xoay theo các hướng khác nhau (lên, xuống, trái, phải) với kích thước giảm dần từ trên xuống dưới. Trẻ sẽ được hướng dẫn để chỉ ra chiều chữ E mà mình nhìn thấy. Giống với bảng chữ E, bảng chữ C phù hợp với trẻ từ 5 tuổi trở lên.

4. Bảng đo thị lực trẻ em HOTV – phù hợp với trẻ trên 6 tuổi
Loại bảng này bao gồm bốn chữ cái đơn giản H, O, T, V với kích thước giảm dần từ trên xuống dưới. HOTV giúp bác sĩ nhãn khoa đánh giá mức độ thị lực của trẻ dựa trên khả năng nhìn và phân biệt các chữ cái đó. Bảng HOTV phù hợp với trẻ nhỏ từ 6 tuổi trở lên, khi đang bắt đầu làm quen với chữ cái.

Hướng dẫn cách đọc bảng đo thị lực trẻ em và ghi nhận kết quả
Sau khi đã tìm hiểu về 4 loại bảng đo mắt cho trẻ em phổ biến, có phải bạn đang thắc mắc rằng làm thế nào để sử dụng và ghi nhận kết quả chính xác nhất. Đừng lo lắng! Kính Hải Triều sẽ giúp bạn gỡ rối ngay sau đây.
1. Cách đọc bảng đo thị lực trẻ em
Quy trình này bao gồm 5 bước đơn giản:
- Bước 1: Cho trẻ ngồi thẳng, thoải mái, cách màn hình khoảng 1m và tiếp tục đeo kính (nếu có).
- Bước 2: Che kín một bên mắt bằng tay hoặc vật dụng như thìa, tấm bảng,… Chú ý không nhấn mạnh vào mắt gây ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra mắt đó.
- Bước 3: Bắt đầu đọc chữ, xác định hình ảnh hoặc hướng của chữ C, E theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. Phụ huynh lưu ý nhắc bé không nheo mắt trong quá trình kiểm tra.
- Bước 4: Dừng lại ở dòng mà bé đọc sai hơn 50% và ghi lại kết quả.
- Bước 5: Lặp lại tương tự với mắt bên kia.

2. Cách tính độ cận và ghi nhận thị lực cho bé
Sau khi đã thực hiện và ghi lại kết quả kiểm tra mắt của bé bằng bảng đo thị lực, bạn cần đối chiếu lại với các thông số sau:
Thị lực | Chú thích |
10/10 | Mắt trẻ bình thường |
8 – 9/10 | Trẻ cận nhẹ khoảng 0.25 độ |
6 – 7/10 | Trẻ cận khoảng 0.5 độ |
4 – 5/10 | Trẻ cận từ 1 đến 1.5 độ |
Dưới 3/10 | Trẻ cận nặng trên 2 độ |
Một số câu hỏi thường gặp về bảng đo thị lực trẻ em: Giải đáp nhanh cùng chuyên gia
Với kinh nghiệm tư vấn cho hàng nghìn khách hàng, Kính Hải Triều sẽ giúp bạn giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến bảng đo thị lực trẻ em.
1. Trẻ bao nhiêu tuổi nên đo mắt lần đầu?
American Optometric Association (AOA) khuyến nghị nên kiểm tra mắt lần đầu cho trẻ trong khoảng 6 tháng tuổi. Các lần tiếp theo diễn ra trong giai đoạn 3-5 tuổi – trước khi trẻ bước vào mẫu giáo, lớp 1. Đây là thời điểm vàng để xác định để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề như mắt lác, cận thị, nhược thị,…
2. Trẻ chưa biết chữ thì dùng bảng đo nào?
Bảng Lea Symbols là sự lựa chọn tối ưu cho trẻ chưa biết chữ. Nếu trẻ đã biết chỉ hướng, bạn có thể lựa chọn bảng chữ C hoặc bảng chữ E.
3. Bảng đo thị lực cho người lớn có dùng cho trẻ em được không?
Một số bảng đo thị lực cho người lớn – phổ biến nhất là bảng Snellen không nên sử dụng để đo thị lực cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Lý do là bởi giai đoạn này trẻ chưa đủ khả năng để nhận thức và đọc chữ cái, gây căng thẳng dẫn đến kết quả đo không chính xác.
Đặt lịch đo mắt miễn phí tại Kính Hải Triều chỉ với 3 bước đơn giản
Với sứ mệnh mang “Quyền Được An Tâm” tới cho khách hàng, Kính Hải Triều tự hào mang đến quy trình đo mắt cá nhân hóa 15 bước theo tiêu chuẩn quốc tế cho trẻ em. Quy trình này được thực hiện trên hệ thống đo mắt ứng dụng công nghệ tự động 100%, giúp cho kết quả chi tiết về độ cận, viễn, loạn thị,…
Chúng tôi hiểu rằng mỗi khách hàng đến đây không chỉ đơn thuần là mua một chiếc kính, mà còn mong muốn tìm kiếm giải pháp thị lực phù hợp, đặc biệt là dành cho trẻ nhỏ. Vì vậy, đội ngũ nhân sự tại Hải Triều luôn được đào tạo bài bản và cập nhật các kiến thức chuyên môn thường xuyên, với nỗ lực mang đến tư vấn chuyên sâu và phù hợp cho khách hàng.
Và để thuận tiện trong việc di chuyển và sắp xếp thời gian, khách hàng có thể đăng ký đặt lịch đo mắt online chỉ bằng một vài bước đơn giản:
- Bước 1: Bạn nhấn vào link đặt lịch đo mắt.
- Bước 2: Điền đầy đủ thông tin “Họ tên + Số điện thoại”.
- Bước 3: Nhấn vào link đăng ký ngay.
Nhân viên Kính Hải Triều sẽ liên hệ và giúp bạn lựa chọn thời gian phù hợp nhất, đảm bảo quá trình đo mắt diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về những loại bảng đo thị lực trẻ em phổ biến, cùng một số lưu ý trong quá trình sử dụng. Lưu ý rằng kết quả kiểm tra mắt tại nhà chỉ mang tính tham khảo, và phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường liên quan đến thị lực.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hướng dẫn 5 cách đo độ cận tại nhà chuẩn xác
Hiểu đúng bảng đo thị lực trẻ em: Phân loại, hướng dẫn cách đọc
Cách tính độ cận thị: Công thức, bảng quy đổi, hướng dẫn A-Z
Kiểm tra mắt cho bé: Dấu hiệu cảnh báo, cách đo tại nhà
Cách đọc bảng kiểm tra thị lực chuẩn nhất 2025 – tránh sai lầm khi tự đo mắt
5+ app đo mắt cận chính xác, cách dùng đúng cho người mới
7+ cách kiểm tra độ cận của mắt online bằng điện thoại
Cắt kính cận bao nhiêu tiền, ở đâu tốt? Bảng giá và tư vấn mua
THẢO LUẬN