Trẻ sơ sinh có đôi mắt non nớt dễ gặp phải các bệnh do môi trường sống và bệnh bẩm sinh. Vậy các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh là gì, làm sao để phát hiện kịp thời?
MỤC LỤC › Bật mí các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh thường gặp 9. Viêm kết mạc và viêm giác mạc |
Bật mí các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh thường gặp
Đôi mắt của trẻ khi vừa sinh ra chưa thể nhìn rõ vật thể và màu sắc, thường mắt chúng chỉ có thể nhìn được màu trắng, đen hoặc xám trung gian. Tầm nhìn cũng rất ngắn khoảng 20-30cm, tức chỉ khi ghé gần gương mặt trẻ mới có thể nhìn thấy.
Ở tháng thứ 2, mắt trẻ bắt đầu phân biệt được màu, mẹ có thể mua những món đồ đa dạng màu sắc để gần mặt bé để bé luyện tập mắt và khả năng nhìn. Tháng thứ 3 thị lực đã phát triển, lúc này bé nhạy với ánh sáng hơn và phân biệt được các màu tương đồng như đỏ, cam, xanh dương, xanh lá,… đồng thời đôi mắt đã đảo theo vật mà trẻ muốn nhìn thấy.
Thời điểm này, bố mẹ hãy quan sát sự di chuyển của mắt con, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như di chuyển không đều, lác hoặc lé thì nên thăm khám để chữa trị kịp thời.
1. Cận thị bẩm sinh
Cận thị bẩm sinh thuộc các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh, thường do di truyền từ bố mẹ. Tật khúc xạ này rất khó để nhận biết ở trẻ dưới 3 tuổi, chỉ có thể phát hiện nếu đưa bé khám mắt định kỳ 6 tháng sau khi sinh, 3 tuổi và trước khi vào lớp một.
Dấu hiệu: Chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần, khó khăn khi nhìn xa, thường nheo và hay dụi mắt.
Xem thêm: Cận thị có di truyền không? 5+ yếu tố chính gây ra cận thị
2. Glocom bẩm sinh
Bệnh Glocom hay còn gọi là cườm nước, hiểu nôm na là bệnh tăng nhãn áp – một trong các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh có độ nguy hiểm cao khi không phát hiện kịp thời. Đây là nhóm bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, về lâu dài có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị.
Dấu hiệu: Sợ ánh sáng, chảy nước mắt, mờ mắt, mi mắt khép lại, giác mạc to hoặc phù ra,…
3. Bong võng mạc trẻ đẻ non
Bệnh bong võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) là tình trạng rối loạn mạch máu, xảy ra do quá trình tạo mạch máu võng mạc không hoàn thiện. Trẻ sinh non trước 31 tuần, nhẹ cân dưới 1,25kg và có tiền sử thở oxy, cao áp kéo dài là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. ROP là căn bệnh được đánh giá nguy hiểm cao, có thể dẫn đến mù lòa.
Dấu hiệu: Nhìn thấy chấm đen và vệt sáng, có màn che hoặc sương trước mắt, mất thị lực ngoại biên, mờ mắt đột ngột,…
4. Tắc tuyến lệ
Tắc tuyến lệ là một trong các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ thường không chú ý. Bệnh được hình thành do tắc nghẽn ống dẫn nước mắt của bé, khiến nước mắt ngừng chảy. Để hạn chế bệnh xảy ra bố mẹ nên rửa mắt cho trẻ thường xuyên và không nên làm sạch ống dẫn nước mắt của con tại các phòng khám không uy tín.
Dấu hiệu: Thường chảy nước mắt sống, ghèn mắt dày đặc, mắt đỏ và sưng, mí mắt dính khi ngủ dậy.
5. Nhược thị bẩm sinh
Nhược thị còn gọi là mắt lười, hiểu đơn giản là sự suy giảm thị lực đối với một hoặc cả hai mắt, kèm với những tổn thương hoặc biến dạng cấu tạo mắt. Nguyên nhân dẫn đến nhược thị có rất nhiều, chẳng hạn trẻ mắc tật khúc xạ bẩm sinh và các bệnh lý về mắt. Để ngăn chặn kịp thời nhược thị trở nặng, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám định kỳ để hiểu rõ tình trạng mắt của con.
Dấu hiệu: Hai mắt di chuyển không đều nhau (1 mắt di chuyển còn 1 mắt đứng yên, hai mắt như bị lé,…), khó tập trung nhìn một vật thể, kết quả đo mắt của 1 hoặc 2 mắt không tương thích, rất kém,…
6. Sụp mí bẩm sinh
Sụp mí mắt là một trong các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh thường gặp. Bệnh không gây mù vĩnh viễn nhưng có thể khiến thị giác suy giảm, tầm nhìn bị hạn chế và mất thẩm mỹ khi trẻ trưởng thành. Nguyên nhân dẫn đến sụp mí có thể do bẩm sinh, chấn thương mắt hoặc các bệnh lý liên quan hệ thần kinh và cơ,…
Dấu hiệu: Mí mắt trên bị sụp, trẻ hay nheo mắt, khó tập trung nhìn, nhược thị (mắt lười),…
7. Trẻ sơ sinh mắt lác
Các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh nhận được nhiều mối quan tâm chính là lác mắt. Nguyên nhân do cơ mắt của trẻ chưa được phối hợp tốt khiến mắt bé bị lác hoặc nheo lại.
Tuy nhiên, có những trường hợp sau một thời gian mắt sẽ trở lại bình thường. Nhưng đối với trẻ trên 1 tuổi, việc không điều chỉnh được cả hai mắt cùng lúc thì nghiêm trọng hơn vì tật mắt này có thể theo trẻ đến khi trưởng thành, gây mất thẩm mỹ và suy giảm thị lực đáng kể. Vì vậy, nếu phát hiện trẻ bị lác mắt, bố mẹ nên cho thăm khám bác sĩ nhanh chóng để kịp thời điều trị.
Dấu hiệu: Mắt nhìn lệch, nheo chớp mắt liên tục, nghiêng đầu để nhìn, khó theo dõi vật chuyển động, nhìn đôi,…
8. Sợ ánh sáng
Trẻ thường nhạy cảm với ánh sáng. Tuy nhiên, nếu bé liên tục sợ, nheo mắt hoặc khóc khi tiếp xúc với ánh sáng, đó có thể là dấu hiệu của các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh. Đây là khởi nguồn cho các bệnh lý như viêm kết mạc, viêm giác mạc, tăng nhãn áp, bệnh về võng mạc (ROP),…
Vì vậy, nếu thấy trẻ có nhiều vấn đề bất thường khi tiếp xúc ánh sáng, bố mẹ nên cho trẻ thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu: Quấy khóc khi ra ánh sáng, mắt thường đỏ, chảy nước mắt sống, mí mắt sưng,…
9. Viêm kết mạc và viêm giác mạc
Viêm kết mạc và viêm giác mạc là các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh có thể được truyền từ mẹ sang con trong khi sinh hoặc tác nhân từ môi trường sau sinh gây nên. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương, nặng hơn là mù lòa.
Dấu hiệu: Mắt đỏ, sưng mắt, thường xuyên đổ ghèn, mí mắt dính chặt sau khi ngủ dậy, sợ ánh sáng,…
10. Viêm nhiễm mí mắt
Mắt trẻ sơ sinh khá non nớt, do đó thường xuất hiện các tình trạng viêm nhiễm mí mắt nếu không được vệ sinh kỹ. Nguyên nhân phổ biến gây nên vấn đề này thường do dị ứng với môi trường, vật thể hoặc tắc tuyến meibomian,…
Nếu trẻ vô tình mắc các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh như viêm mí mắt, bố mẹ nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để kịp thời điều trị, tránh để lây lan ảnh hưởng vùng mắt.
Dấu hiệu: Mí mắt đỏ sưng, có vảy mủ ở chân lông mi, chảy nước mắt sống, mắt khó mở lên,…
11. Lẹo mắt
Một trong các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh là lẹo mắt. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do tuyến dầu hoặc nang lông mi bị viêm nhiễm cấp tính, tạo thành lẹo to ở mi mắt. Điều này gây khó chịu cho vùng nhìn và có cảm giác ngứa ngáy ở mắt bé. Để ngăn chặn bố mẹ nên vệ sinh mắt con thường xuyên để tránh gây tắc nghẽn vùng mi mắt.
Dấu hiệu: Xuất hiện một hoặc nhiều mục đỏ to ở mí mắt dưới chân lông mi, đau nhức vùng lẹo, chảy nước mắt, mắt khó mở,…
12. Đau mắt đỏ
Nằm cuối trong danh sách các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh chính là đau mắt đỏ – một trong những căn bệnh gây nên từ nhiều nguyên nhân. Nhưng phần lớn lý do là nhiễm trùng hay dị ứng mắt. Nếu không điều trị đúng cách có thể gây nên các bệnh lý nguy hiểm hoặc suy giảm thị lực.
Dấu hiệu: Mắt đỏ, chảy nước mắt thường xuyên, mí mắt sưng, ngứa mắt, sợ ánh sáng,…
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mắc bị bệnh về mắt
Để tránh các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh bố mẹ cần vệ sinh vùng mắt và tránh cho trẻ tiếp xúc với vật dễ gây dị ứng hay môi trường không sạch sẽ. Đồng thời, mỗi ngày bố mẹ cần chăm sóc mắt bé như sau:
Vệ sinh mắt hàng ngày để tránh các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh
- Sử dụng nước muối sinh lý: Đây là cách làm sạch hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ sơ sinh. Bằng cách nhúng bông gòn vô trùng vào nước muối sinh lý, sau đó nhẹ nhàng lau sạch từ khóe mắt ra ngoài.
- Thay bông gòn thường xuyên: Mỗi lần lau một mắt, bạn nên thay bông mới để tránh lây nhiễm chéo.
- Lau nhẹ nhàng: Tránh chà xát quá mạnh và nên để bông đủ ẩm tránh ướt quá vì làm mắt trẻ khó chịu khi vệ sinh.
Thuốc nhỏ mắt dành cho các bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh
- Tuân thủ chỉ thị của bác sĩ: Chỉ dùng thuốc nhỏ mắt đúng liều lượng theo chỉ thị của bác sĩ đã kê đơn.
- Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc: Đảm bảo thuốc nhỏ mắt vẫn còn hạn sử dụng và không bị nhiễm khuẩn, thuốc nhỏ mắt sau khi mở nắp chỉ dùng trong 30 ngày.
- Nhỏ đúng cách: Nhỏ thuốc vào góc trong của mắt, tránh để đầu ống thuốc chạm vào mắt bé.
Chế độ dinh dưỡng để tránh các bệnh về mắt của trẻ sơ sinh
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Đảm bảo bé được bú mẹ hoàn toàn hoặc từ sữa công thức phù hợp.
- Uống đủ nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể bé để bé được đào thải độc tố và hỗ trợ quá trình hồi phục.
* Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Người đọc nên tự chịu trách nhiệm kiểm tra và xác minh thông tin trước khi sử dụng, thực hiện.
Lời kết
Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh. Để phòng ngừa bố mẹ nên tầm soát thị lực của trẻ định kỳ và thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học cho trẻ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính Ortho K là gì, có tốt không, giá bao nhiêu? Review A-Z
So sánh các phương pháp tránh tăng độ cận thị: Tròng kính, Ortho K, Thuốc nhỏ mắt
Cách giảm tăng độ cận cho trẻ: Khi nào nên bắt đầu và dừng lại?
Cắt kính cận 2 độ bao nhiêu tiền? Chi phí và nơi đo kính tốt
Cận 2 độ có nên đeo kính thường xuyên không? Cách đeo đúng
So sánh Zeiss và Essilor: Khi tròng kính Đức đối đầu tròng kính Pháp
Cảnh báo nguy cơ mất thị lực vì lệch khúc xạ mắt
Đeo kính áp tròng Ortho K có hết cận không? Cách dùng đúng
THẢO LUẬN