Nghiên cứu cho thấy, các nước Châu Á có tỷ lệ cận thị cao. Một trong những yếu tố ảnh hưởng không thể bỏ qua mối liên kết về gen. Vậy, bị cận thị có duy truyền không?
MỤC LỤC › Giải đáp: Cận thị có di truyền không? › Điều gì có thể gây nên tật cận thị? 1. Đeo chung kính với người khác 4. Tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử |
Giải đáp: Cận thị có di truyền không?
Cận thị có thể di truyền và nó ảnh hưởng từ cha mẹ sang con cái. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, mối liên hệ của gen đóng một vai trò quan trọng trong việc: Liệu một đứa trẻ có bị cận thị hay không. Đo mắt cận ngay hôm nay để biết chính xác!
Trên thực tế, nguy cơ cận thị của một bạn nhỏ có ba và mẹ có vấn đề về thị lực sẽ cao gấp 6 lần người thường (gia đình không ai bị cận). Cụ thể:
- Khả năng di truyền 33 – 60% nếu cha lẫn mẹ đều bị cận thị.
- Khả năng di truyền 6 – 15% nếu cha và mẹ không ai bị cận thị.
- Khả năng di truyền 23 – 40% nếu một trong 2 người, cha hoặc mẹ mắc tật khúc xạ.
Số lượng cận thị gia tăng nhanh chóng. Theo báo cáo của tổ chức nhãn khoa Mỹ, nếu ba mẹ cận nặng trên 6.00 Diop thì tỷ lệ con bị cận di truyền từ 80-90%.
Nhưng di truyền không phải là yếu tố duy nhất gây nên. Bởi, nguyên nhân cận thị rất đa dạng, trong đó, môi trường và điều kiện sống chiếm phần lớn câu trả lời. Ngày nay, mọi người dành rất ít thời gian để ra ngoài thay vào đó là nhìn chăm chăm vào màn hình kỹ thuật số.
Điều gì có thể gây nên tật cận thị?
Cận thị có bị di truyền hay không? Nó không phụ thuộc vào tình trạng gen trội hay lặn. Trong hầu hết các trường hợp, nó xảy ra do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường.
Kiến thức thị giác quan trọng về cận thị:
- Đeo kính cận có giảm độ không? Cách giảm độ cận tại nhà
- Có nên đeo kính cận khi dùng điện thoại? Lợi ích, cách đeo đúng
- Hình ảnh người cận thị nhìn thấy thế nào? Tầm nhìn theo độ
1. Đeo chung kính với người khác
Điều tưởng chừng vô hại là đeo kính chung với người khác, nhưng nó lại mang nhiều tác hại tiềm tàng đến mắt. Điển hình làm cho mắt bị tăng độ và lây nhiễm bệnh lý nhãn khoa như đỏ mắt, viêm giác mạc, nhược thị,…
2. Tạo áp lực lên đôi mắt
Bạn nên để mắt nghỉ ngơi làm việc một cách hợp lý với việc áp dụng quy tắc 20-20-20. Hơn hết, bạn nên tránh nhìn gần và lạm dụng thiết bị điện tử quá độ, đây là nguyên nhân khiến mắt chúng ta lên độ cận.
3. Ăn uống thiếu chất
Hãy bổ sung một số chất dinh dưỡng như: Beta carotene, vitamin A, kẽm,….Chúng xuất hiện nhiều trong rau củ, thịt gà, cá và trái cây. Nếu bạn cân đối hợp lý, điều này giúp bổ sung đề kháng cho mắt.
4. Tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử
Một số người lạm dụng quá nhiều đến thiết bị điện tử, nó khiến mắt căng thẳng không được nghỉ ngơi. Nếu bạn nhìn quá lâu thì sẽ cảm thấy chóng mặt và mỏi mắt. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với chúng.
5. Không kiểm tra định kỳ
Nếu không theo dõi kỹ tình trạng mắt, bạn không thể biết được độ cận của kính có còn phù hợp hay không, chất lượng cuộc sống cũng giảm đáng kể. Theo khuyến cáo của chuyên gia nhãn khoa, bạn nên kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng một lần.
Khắc phục cận thị bằng việc sử dụng kính chất lượng
Tại sao tôi phải đeo kính chất lượng? Kính chất lượng đảm bảo hình ảnh rõ nét với nhiều tính năng bảo vệ, không giống như một vài sản phẩm “dỏm”, chúng nhanh chóng bị trầy xước hoặc không đúng độ cận khiến tình trạng thị lực không cải thiện.
Hiện tại, Kính Hải Triều đang phân phối đa dạng gọng, tròng kính chất lượng cao từ nhiều thương hiệu danh tiếng. Cam kết mỗi sản phẩm của chúng tôi đều chính hãng 100% với đầy đủ giấy tờ xuất xứ.
Trước khi sở hữu cặp kính chất lượng, bạn sẽ được trải nghiệm quy trình đo mắt chuẩn quốc tế với máy móc hoàn toàn tự động. Đội ngũ chuyên viên nhãn khoa có kinh nghiệm cao luôn sẵn sàng giúp bạn xác định chính xác tình trạng cận thị.
Ngoài ra, chính sách hậu mãi cũng là một điểm cộng của chúng tôi. Chính sách bảo hành gọng và tròng lên tới 1 năm, đặc biệt bảo trì sản phẩm trọn đời. Hãy tới với Kính Hải Triều để trải nghiệm dịch vụ ngay hôm nay!
Lời kết
Bài viết trên, chúng tôi đã cùng bạn thảo luận về vấn đề: Cận thị có di truyền không? Nếu bạn chưa biết chính xác tình trạng khúc xạ của bạn thân, hãy để Kính Hải Triều giúp bạn trên con đường bảo vệ đôi mắt.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính lão và kính cận khác nhau như thế nào? Tác dụng, cấu tạo
Mất thị lực ngoại vi là gì? Nguyên nhân và vấn đề tiềm ẩn
Tầm nhìn ngoại vi là gì? Định nghĩa và các câu hỏi liên quan
Kính lão là gì, thấu kính gì? Tác dụng chính của kính lão
Ánh sáng xanh là gì, có ở đâu? Tác hại và cách bảo vệ mắt
Photochromic: Công nghệ quang sắc đằng sau tròng đổi màu 1 – 0 – 2
Nguyên lý kính đổi màu: Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng
Kính đổi màu là gì? 7 sự thật bạn cần biết trước khi mua
THẢO LUẬN