Bạn có biết rằng, cận 0.25 độ là độ cận nhẹ nhất và thường không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hằng ngày? Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó không đáng quan tâm.
Đặt lịch: Đo mắt cắt kính hoàn toàn miễn phí tại Kính Hải Triều
Giải đáp: Cận 0.25 độ có nên đeo kính không?
Với mắt cận 0.25 độ, bạn không nhất thiết phải đeo kính cận thường xuyên. Xem xét độ cận của mắt, tình trạng này thuộc giai đoạn cận thị nhẹ nên không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và công việc hàng ngày. Bạn vẫn có thể nhìn xa nhưng hơi mờ một chút.
Một số trường hợp bạn nên đeo kính cận 0.25 độ để nâng cao chất lượng tầm nhìn và giảm thiểu mỏi mắt như lái xe, xem phim, làm việc với máy tính, đọc sách,…
Kiến thức thị giác liên quan:
- TOP 3 nguyên nhân cận thị hàng đầu cần biết để khắc phục sớm
- Cận thị có chữa được không? 9 liệu trình chữa cận hiệu quả
- Cách giảm cận thị 1-2 độ không cần phẫu thuật tại nhà từ A-Z
1. Cận 0.25 độ là bao nhiêu diop?
Cận 0.25 độ cũng chính là 0.25 Diop.
Cách tính độ cận thị theo thị lực:
- Thị lực 8/10: Cận khoảng -0.25 Diop.
- Thị lực 6-7/10: Cận khoảng -0.5 Diop đến -0.75 Diop.
- Thị lực 4-5/10: cận khoảng -1 Diop.
- Thị lực 1/10: Độ cận từ khoảng -1.5 Diop đến -2 Diop.
- Thị lực dưới 1/10: Cận trên -2.25 Diop.
Đối với bảng đo thị lực Snellen, người bị cận 0.25 độ nhìn và đọc được 8 dòng đầu tiên trên bảng, tương đương thị lực 8/10.
2. Nguyên nhân gây nên cận thị 0.25 độ?
Cận thị 0.25 độ cũng giống như mức độ cận khác, có thể do di truyền hoặc thói quen sinh hoạt không tốt.
Cận thị di truyền: Nếu bố mẹ bị cận, con cái có nguy cơ cao bị cận hơn.
Thói quen:
- Học tập, làm việc trong điều kiện ánh sáng không đủ: Ánh sáng yếu khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, dẫn đến mỏi mắt và dễ bị cận thị.
- Sử dụng thiết bị điện tử liên tục: Việc nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính trong thời gian dài khiến mắt phải tập trung cao độ, nên thường bị mỏi mắt và gây ra cận.
- Không giữ đúng tư thế: Khi ngồi học, ngồi làm việc, bạn cần giữ khoảng cách phù hợp với sách vở, màn hình và có tư thế ngồi thẳng. Ngồi quá gần hoặc cúi đầu khi nhìn khiến mắt phải điều tiết nhiều, dễ bị cận.
Lưu ý: Cận thị 0.25 độ dễ bị nhầm lẫn với cận thị giả.
Cận thị giả là tình trạng mắt bị mỏi do sử dụng quá nhiều, gây ra các triệu chứng giống cận thị thật nhưng tạm thời và có thể tự hồi phục. Khi nhầm lẫn giữa cận thị giả và cận thị thật bạn có thể bị kê đơn sai độ, dẫn đến nhức, mỏi mắt, đau đầu, chóng mắt lâu dần có thể thành cận thị thật.
Cách phân biệt:
- Cận thị giả: Mắt bị mỏi khi hoạt động quá nhiều, nhưng sau một thời gian nghỉ ngơi thì tự động hồi phục.
- Cận thị thật: Mắt luôn mờ, không cải thiện khi nghỉ ngơi.
Đây chỉ là thông tin tham khảo, bạn nên đi đo mắt để chẩn đoán chính xác hơn.
Phương pháp chữa cận thị 0.25 độ hiệu quả tại nhà
Cận 0.25 độ tuy nhẹ nhưng không nên chủ quan. Nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp, tình trạng này có thể tiến triển thành cận nặng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Phương pháp chữa cận thị 0.25 độ giúp làm chậm tiến triển và cải thiện thị lực, giảm mỏi mắt và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
1. Áp dụng bài tập giảm cận thị
Dưới đây là một số bài tập giảm cận thị đơn giản nhưng hiệu quả:
- Nhìn xa – nhìn gần: Nhìn tập trung vào vật ở xa (khoảng 6m) trong 30 giây, sau đó chuyển sang nhìn vật ở gần (khoảng 30cm) trong 30 giây và lặp lại 10 lần.
- Đảo mắt: Nhắm mắt, di chuyển nhãn cầu theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, mỗi chiều 10 lần.
- Chớp mắt: Nhắm mắt thật chặt trong 3 giây, sau đó mở mắt to trong 5 giây và tập 10 lần.
- Massage mắt: Dùng ngón tay áp trỏ nhẹ nhàng ấn vào các huyệt đạo quanh mắt trong 1-2 phút.
2. Ăn thực phẩm tốt cho mắt cận thị
- Vitamin A: Cà rốt, khoai lang, bí đỏ, gấc, bông cải xanh, rau bina,…
- Vitamin C: Cam, quýt, bưởi, ổi, ớt chuông,…
- Vitamin E: Hạnh nhân, quả óc chó, bơ, dầu olive,…
- Lutein và zeaxanthin: Ngô, bông cải xanh, rau bina, lòng đỏ trứng gà,…
- Omega-3: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạt chia, quả óc chó,…
3. Điều trị bằng kính thuốc
Đây là phương pháp tạm thời giúp cải thiện thị lực. Kính thuốc sẽ bù lại độ cong của giác mạc, giúp cho hình ảnh được hội tụ đúng vào võng mạc, từ đó giúp bạn nhìn rõ hơn.
- Chọn gọng kính: Bạn nên chọn gọng kính có kích thước phù hợp với khuôn mặt, chất liệu nhẹ và thoải mái khi đeo như nhựa Acetate,…
- Chọn tròng kính: Chọn tròng đúng với độ cận và phù hợp với nhu cầu sử dụng giúp bảo vệ mắt toàn diện (ví dụ: tròng kính chống UV, chống xước, chống ánh sáng xanh, tròng kính chiết suất cao,…).
Trải nghiệm đo mắt cận thị chuẩn 12 bước tại Kính Hải Triều
Kính Hải Triều Triều tự hào cung cấp dịch vụ đo mắt với 12 bước chuẩn quốc tế. Tại đây, chúng tôi sử dụng thiết bị hiện đại nhập khẩu giúp kỹ thuật viên xác định chính xác tình trạng sức khỏe mắt của khách hàng. Đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn cao đến từ trường đại học y nổi tiếng tại TP.HCM thực hiện xuyên suốt quá trình, giúp bạn an tâm lựa chọn đo mắt.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên bạn hiểu rõ về tình trạng mắt của mình và cận 0.25 có cần đeo kính không. Nếu có thắc mắc về cận 0.25 độ, hãy liên lạc ngay với Kính Hải Triều để nhân viên tư vấn chi tiết nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
TOP 8 loại máy đo mắt hiện đại nhất thị trường, giá bán chi tiết
Cách tính độ cận thị của mắt: Công thức và cách đo
7+ bài kiểm tra mắt cần thực hiện định kỳ, cách đo, kết quả
Chopard đào tạo và cấp chứng chỉ cho nhân viên Kính Hải Triều
Cách giảm cận thị 1-2 độ không cần phẫu thuật tại nhà dễ làm
Cận 6 độ nhìn được bao xa, nặng không, có nên đeo kính?
Mổ mắt cận: Review giá, điều kiện, quy trình từ A-Z
Kiểm tra loạn thị như thế nào? Cách đo loạn tại nhà chính xác
THẢO LUẬN