Hiện tượng trẻ sơ sinh mắt lác trở nên đáng lo ngại hơn khi chúng xuất hiện ngày càng nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thị giác ở mắt trẻ.
Trẻ sơ sinh mắt lác là bị gì?
Trẻ sơ sinh mắt lác, hay còn gọi là lé mắt bẩm sinh, là tình trạng mắt của trẻ không thẳng hàng ngay từ khi mới sinh ra. Thay vì hai mắt cùng nhìn về một hướng, một hoặc cả hai bị lệch vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới.
Khi mắt không thể cùng nhìn về một hướng, mắt khỏe mạnh hơn sẽ chiếm ưu thế, tiếp tục hoạt động và gửi tín hiệu đến não bộ. Trong khi đó, mắt bị lệch hoặc yếu hơn sẽ dần mất khả năng tập trung và kết nối với não bộ bị gián đoạn.
Tình trạng này khiến bé gặp khó khăn trong việc nhìn rõ mọi vật và ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác của bé sau này. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy dấu hiệu mắt lác ở bé, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Các dạng mắt lác ở trẻ sơ sinh
Để phát hiện sớm tình trạng lác mắt ở bé, ba mẹ hãy quan sát kỹ hoạt động của mắt bé khi đứng đối diện. Nếu thấy hai mắt bé không nhìn thẳng về cùng một hướng mà có hiện tượng lệch, đó có thể là dấu hiệu của lác mắt. Một số dạng lác mắt thường gặp bao gồm:
- Lác trong: Một hoặc cả hai mắt bé có xu hướng nhìn lệch vào trong, hướng về phía mũi. Đây là dạng lác mắt phổ biến nhất.
- Lác ngoài: Một hoặc cả hai mắt bé nhìn lệch ra phía ngoài, hướng về phía tai.
- Lác lên trên hoặc xuống dưới: Hai mắt bé không cân bằng, một mắt nhìn cao hơn hoặc thấp hơn mắt còn lại.
Nếu ba mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về mắt bé, hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để thăm khám và chẩn đoán chính xác. Việc phát hiện và điều trị lác mắt sớm sẽ giúp tăng khả năng phục hồi thị lực và tránh những biến chứng về sau.
Nguyên nhân gây lác mắt ở trẻ em
Có nhiều lý do khiến mắt trẻ nhìn theo nhiều hướng khác nhau. Nhưng nguyên nhân chính thường phát hiện là bị lác mắt bẩm sinh. Điều này có thể là do di truyền từ gia đình có tiền sử bị lác mắt, dẫn đến khả năng trẻ mắc bệnh là rất cao.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh mắt lác còn xuất phát từ nguyên nhân khác do bị cận thị hoặc viễn thị. Nếu thị lực của trẻ bị mờ do lệch khúc xạ, mắt trẻ phải căng ra để nhìn rõ. Kết quả của sự căng thẳng này khiến mắt trẻ bị lác hoặc lệch ra xa nhau và gây ra.
Các nguyên nhân khác gây ra chứng lác mắt bao gồm:
- Sinh non
- Biến chứng sau chấn thương mắt (đã từng phẫu thuật mắt)
- Não bộ và hệ thần kinh đóng vai trò như trung tâm điều khiển hoạt động của mắt. Khi hệ thống này gặp trục trặc, chẳng hạn như ở trẻ sinh non, trẻ mắc hội chứng Down, bại não, khả năng phối hợp hai mắt bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng lác mắt.
Dấu hiệu nhận biết mắt lác ở trẻ sơ sinh
Dù lé nhưng mắt trẻ sơ sinh vẫn hoạt động, chỉ là không thẳng hàng nên dễ xảy ra tình trạng song thị (nhìn một vật thành hai vật). Để tránh việc này, não sẽ tự động bỏ qua tín hiệu từ một mắt và khiến mắt đó ngày càng yếu đi. Theo thời gian, nếu không chữa trị, lác mắt sẽ gây ra nhược thị, khiến một mắt nhìn kém hơn và thậm chí mù lòa.
Để giúp cha mẹ sớm nhận biết nguy cơ tình trạng trẻ sơ sinh mắt lác, sau đây là một số dấu hiệu cần đặc biệt lưu ý:
1. Mắt không thẳng hàng
Hầu hết ở trẻ sơ sinh mắt lác, vì chưa thể nhận thức vấn đề về mắt ở độ tuổi này nên các bé thường không nhận thấy sự thay đổi rõ ràng về thị lực. Vì thế, phụ huynh sẽ thấy các biểu hiện rõ rệt nhất nếu trẻ bị mắt lác, điển hình như mắt không thẳng hàng.
2. Nheo mắt hoặc thường xuyên nghiêng đầu
Trẻ sơ sinh mắt lác thường có những biểu hiện dễ thấy nhất, điển hình như phụ huynh nhận thấy mắt trẻ nhìn theo nhiều hướng khác nhau cùng một lúc. Hoặc, trẻ thường có xu hướng nhắm một mắt hoặc nghiêng đầu sang một bên khi nhìn.
Trẻ ở độ tuổi chưa biết đọc hay nói có xu hướng nheo mắt nhiều và quay hoặc nghiêng đầu để cố gắng nhìn rõ hơn. Điều này ảnh hưởng đến kỹ năng học tập trên lớp của trẻ.
3. Song thị (Nhìn đôi)
Không chỉ mỗi mắt nhìn về nhiều hướng, tầm nhìn của trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi dấu hiệu song thị – nhìn một vật thành nhiều vật. Triệu chứng khó chịu này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỹ năng đọc và học tập trên lớp.
Giải đáp một số câu hỏi liên quan:
Khi đã phát hiện bệnh của con em, các bậc phụ huynh sẽ rất lo ngại về sự nguy hiểm của bệnh lý cũng như cách chữa. Sau đây sẽ là phần giải đáp những thắc mắc của phụ huynh:
1. Trẻ sơ sinh mắt lác khi nào cần đi khám?
Ở giai đoạn đầu đời, việc mắt thường xuyên đảo qua lại là bình thường. Đến khoảng 4-6 tháng tuổi, mắt thường sẽ thẳng hàng. Vì vậy, sau thời điểm này, nếu một hoặc cả hai mắt tiếp tục đảo (vào trong, ra ngoài, lên, xuống). Đây là dấu hiệu của chứng lác mắt.
Hoặc, với những dấu hiệu của mắt trẻ sơ sinh bị lác đã đề cập ở trên. Phụ huynh hãy đưa trẻ đến phòng khám nhãn khoa để kiểm tra kỹ càng và xác định chính xác vấn đề về mắt của bé. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị và chăm sóc mắt phù hợp nhất.
2. Mắt lác ở trẻ sơ sinh có chữa được không?
Trẻ sơ sinh mắt lác hoàn toàn có thể điều trị, đặc biệt nếu phát hiện và điều trị sớm. Những phương pháp điều trị khác nhau thường áp dụng tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng mắt lác ở trẻ em.
Nhớ rằng, phương pháp bịt mắt bắt buộc phải có sự chỉ định từ bác sĩ. Tùy vào tình trạng lác mắt, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp phù hợp khác như thuốc nhỏ mắt làm mờ tạm thời một mắt hoặc đeo kính đặc biệt. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng lác mắt ở trẻ sơ sinh, từ những bài tập đơn giản đến giải pháp y khoa chuyên sâu hơn.
Luyện tập
Sử dụng miếng dán mắt là một phương pháp điều trị phổ biến cho trẻ sơ sinh mắt lác. Bằng cách che mắt khỏe mạnh, miếng dán buộc mắt yếu hơn phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó giúp cải thiện thị lực lẫn phối hợp giữa hai mắt cho trẻ sơ sinh mắt lác.
Kết hợp với việc miếng dán mắt, việc luyện tập khả năng tập trung cùng bài tập cho mắt sẽ cải thiện rõ rệt. Phương pháp luyện tập không chỉ tăng cường sức mạnh cho mắt yếu hơn, mà còn giúp điều chỉnh thị lực hiệu quả qua sự phối hợp giữa hai mắt.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kết hợp phương pháp luyện tập mắt và hoạt động vui chơi như xếp hình, xâu hạt vòng. Hoạt động này giúp tạo một cảm giác thoải mái nếu bé không thích sử dụng miếng dán mắt. Công dụng chính là hỗ trợ khả năng phối hợp và tập trung của mắt.
Dùng kính đeo có cấu tạo đặc biệt
Một số loại kính đeo có cấu tạo đặc biệt để hỗ trợ điều trị cho trẻ sơ sinh mắt lác. Chúng hoạt động bằng cách điều chỉnh hướng nhìn, cân bằng thị lực giữa hai mắt. Hoặc thậm chí làm mờ tạm thời mắt khỏe mạnh để buộc mắt yếu phải hoạt động. Từ đó cải thiện thị lực và khả năng phối hợp của mắt.
Thuốc nhỏ mắt
Thông thường, bác sĩ nhãn khoa sẽ khuyến nghị trẻ sơ sinh mắt lác sử dụng miếng che mắt. Hầu như trẻ thường cảm thấy khó chịu và không quen với việc sử dụng nó. Khi đó, thuốc nhỏ mắt là phương pháp thay thế.
Giống như công dụng của miếng che mắt, thuốc nhỏ mắt sẽ làm mờ tạm thời tầm nhìn ở mắt khỏe. Điều này khiến mắt yếu hơn phải làm việc nhiều hơn để cơ mắt và thị lực trở nên mạnh hơn.
Phẫu thuật
Trong trường hợp nếu những phương pháp trên không thể giúp trẻ sơ sinh mắt lác chữa khỏi. Trẻ cần phải thực hiện phẫu thuật cơ mắt qua các dạng phẫu thuật bao gồm nới lỏng hoặc thắt chặt cơ khiến mắt bị lé. Quá trình mổ lác mắt trẻ em sẽ không mất quá lâu và trẻ có thể về nhà ngay trong ngày phẫu thuật.
* Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Người đọc nên tự chịu trách nhiệm kiểm tra và xác minh thông tin trước khi sử dụng, thực hiện.
Lời kết
Bài viết đã cung cấp cho các bậc phụ huynh những kiến thức quan trọng về bệnh mắt lác ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp phụ huynh quan tâm hơn về bệnh lý. Hãy đưa bé đi khám mắt ngay khi có dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và điều trị.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính lão và kính cận khác nhau như thế nào? Tác dụng, cấu tạo
Mất thị lực ngoại vi là gì? Nguyên nhân và vấn đề tiềm ẩn
Tầm nhìn ngoại vi là gì? Định nghĩa và các câu hỏi liên quan
Kính lão là gì, thấu kính gì? Tác dụng chính của kính lão
Ánh sáng xanh là gì, có ở đâu? Tác hại và cách bảo vệ mắt
Photochromic: Công nghệ quang sắc đằng sau tròng đổi màu 1 – 0 – 2
Nguyên lý kính đổi màu: Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng
Kính đổi màu là gì? 7 sự thật bạn cần biết trước khi mua
THẢO LUẬN