Tròng kính CR39 – “Kẻ tạo nên lịch sử” của giới mắt kính

cover 6

Nếu như bạn đang tìm kiếm một loại tròng kính vừa bền, nhẹ với một mức giá phải chăng? Chắc chắn tròng kính CR39 sẽ là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn.

MỤC LỤC

› Tròng kính CR39 là gì?

› Giải mã 3 đặc điểm tạo nên sức hút của tròng CR39

1. Nhẹ hơn thủy tinh lên đến 50%, độ bền cơ học cao

2. Độ quang sai màu thấp, tầm nhìn cực rõ nét

3. Chống trầy xước và chống phản quang

› Tròng kính CR39 và Nhựa Polycarbonate: Nên mua loại nào?

Tròng kính CR39 là gì?

Tròng kính CR39 là loại tròng kính được làm từ vật liệu nhựa polyme – một loại nhựa nhiệt rắn có tên đầy đủ là Columbia Resin 39. Ý nghĩa của con số 39 là bởi vì đây là công thức nhựa thứ 39 của dự án phát triển nhựa Columbia vào năm 1940.

CR39 cũng là loại tròng nhựa đầu tiên được sản xuất thay thế cho tròng thủy tinh truyền thống, tạo ra một bước tiến vượt bậc cho ngành chế tác mắt kính.

Trong chiến tranh thế giới thứ II, CR-39 được sử dụng cho mục đích thương mại để tạo ra các thùng nhiên liệu nhựa thủy tinh, gia cố cho các máy bay ném bom B-17. Chất liệu này giúp giảm trọng lượng và tăng phạm vi của các máy bay ném bom.

Dần dà về sau, CR39 lại trở thành loại nhựa đầu tiên áp dụng để sản xuất mắt kính. Giải quyết được nhược điểm dễ vỡ của kẻ tiên phong – tròng thủy tinh, CR39 kế thừa những ưu điểm nổi trội hơn tạo ra bước tiến dài cho ngành chế tác tròng kính.

Điều gì khiến cho loại tròng kính này vẫn tồn tại và ứng dụng rộng rãi đến ngày nay như vậy?

Tròng kính CR39 được làm từ nhựa polyme
Nhựa polyme – nguyên liệu nền cho tròng kính CR39

Giải mã 3 đặc điểm tạo nên sức hút của tròng CR39

Để được xem là bước tiến mới trong ngành chế tác mắt kính, loại tròng CR39 sở hữu những ưu điểm có 1-0-2 đã khuấy đảo giới mộ điệu mắt kính.

1. Nhẹ hơn thủy tinh lên đến 50%, độ bền cơ học cao

Được cấu tạo từ vật liệu nền là nhựa polyme nên tròng CR39 có mật độ thấp, chỉ khoảng 1.32g/cm khối. Trong khi, tròng thủy tinh có từ 2.4 -2.6g/cm khối. Khi đặt lên bàn cân có thể thấy rõ, CR39 đã chiếm nhiều ưu thế hơn trong việc giảm tải áp lực lên sống mũi và tai.

Tròng kính thủy tinh khi đeo lâu có thể để lại vết hằn rõ trên sống mũi gây mất thẩm mỹ. Đối với trường hợp độ cận quá cao, kính sẽ dày và trông nặng nề hơn.

Ngược lại, CR39 có khả năng hấp thụ lực tốt nhờ tính đàn hồi tự nhiên của nhựa polyme. Khi cùng rơi từ một độ cao, tròng kính thủy tinh vỡ vụn thành từ mảnh sắc nhọn, trong khi tròng CR39 chỉ bị trầy xước nhẹ mà không vỡ.

2. Độ quang sai màu thấp, tầm nhìn cực rõ nét

Tròng CR39 có chỉ số khúc xạ xấp xỉ 1.49, tuy thấp hơn nhựa polycarbonate (1.59) hoặc kính chiết suất cao (1.67) nhưng cho phép giảm tối đa hiện tượng méo ảnh ở mép rìa kính.

Chỉ số này cũng cho phép tròng kính không bị hiện tượng quang sai, mang lại hình ảnh sắc nét và trung thực. Nhờ có cấu trúc polyme đồng nhất nên tròng CR39 không bị hiện tượng hạt hoặc lớp sương trong môi trường ẩm ướt.

Xem thêm: Lớp phủ chống nước và 4 ưu điểm khó tin trên tròng kính

Ngoài ra thì tròng cũng có chỉ số truyền sáng lên đến 98-99% cho phép ánh sáng truyền đến võng mạc mà không bị hấp thụ hay tán xạ.

3. Chống trầy xước và chống phản quang

Nhựa CR39 khá dễ gia công nên thường được trang bị thêm nhiều lớp phủ như lớp phủ chống chói (Anti Reflective) làm tăng khả năng truyền sáng của tròng kính lên đến 99%, giúp hình ảnh sắc nét và không bị lóa khi nhìn vào nguồn sáng mạnh.

Lớp phủ cứng (Hard Coating) để tối ưu khả năng bảo vệ mắt, giúp chịu được các tác động nhẹ như cọ xát với gọng kính, quần áo, hoặc bụi mà không ảnh hưởng đến khả năng quang học. Tầm nhìn của người đeo được tối ưu tuyệt đối nhờ giảm thiểu hư hỏng bề mặt và không bị các vết nứt hay trầy xước cản trở.

Xem thêm: Lớp phủ chống trầy xước – “Áo giáp” hoàn hảo cho tròng kính

Hình ảnh bị méo ở rìa kính khi tròng kính được làm từ nhựa thông thường
Các loại kính thông thường làm hình ảnh bị méo ở mép rìa kính

Tròng kính CR39 và nhựa polycarbonate: Nên mua loại nào?

Tuy tròng thủy tinh được xem là tiền thân, nhưng nhựa polycarbonate mới được coi là đối thủ ngang tầm so sánh với tròng CR39. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn có thể cân nhắc loại tròng dựa vào bảng so sánh tiêu chí dưới đây.

Tiêu chí so sánhNhựa CR39Nhựa polycarbonate
Trọng lượngNhẹ hơn thủy tinh 50%Nhẹ hơn nhựa CR39 tới 20%
Độ bền cơ họcKhó vỡ, cứng hơn thủy tinh nhưng giòn hơn nhựa polycarbonateRất bền, chống va đập vượt trội gần như tuyệt đối
Chất lượng quang họcHình ảnh sắc nét tự nhiên và không bị hiện tượng méo hình ở mép rìaHình ảnh sắc nét tự nhiên nhưng có thể bị hiện tượng méo hình ở mép rìa
Lớp phủ UVPhải phủ thêm lớp chống UVKhông cần phủ vì đã có tích hợp sẵn
Lớp phủ chống trầyDễ bị trầy nên cần phủ cứngKháng trầy xước tốt hơn nhựa CR39
Giá cảVừa phảiCao hơn
Bảng so sánh tiêu chí giữa nhựa CR39 và nhựa polycarbonate
so sánh trực quan độ cứng và chịu va đập giữa 2 loại tròng polycarbonate và cr39
Khi cùng thả 1 viên bi sắt, tròng kính CR39 vỡ trước tròng kính polycarbonate

Đây là toàn bộ thông tin bạn không bỏ lỡ về tròng kính CR39. Hiện nay tìm được một loại tròng kính bền, nhẹ là cách bạn bảo vệ sức khỏe mắt lâu dài.

Xem thêm các loại tròng kính khác tại Thuật ngữ về tròng kính:

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *