Cận thị nếu không kiểm soát kịp thời sẽ tiến triển nhanh chóng, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng kể cả mù lòa. Vì vậy, người bệnh nên thường xuyên áp dụng các cách giảm độ cận để bảo vệ mắt lâu dài.
Trải nghiệm quy trình đo mắt cận chuẩn quốc tế và nhận lời khuyên về cách kiểm soát cận thị từ chuyên gia.
TOP 7 cách giảm độ cận thị an toàn mà chuyên gia tin tưởng
Sau đây là các cách giảm độ cận thị đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà.
Xem thêm các kiến thức thị giác:
- Ăn gì tốt cho mắt cận? Thực phẩm tốt cho mắt cận thị nên dùng
- Cận thị có chữa được không? 7 phương pháp trị cận mới nhất
- 15 thuốc bổ mắt tốt cho người cận thị, giá và lưu ý dùng
1. Đeo tròng kính kiểm soát cận thị
Tròng kính kiểm soát cận thị điều chỉnh cách ánh sáng tiếp xúc với võng mạc, giúp giảm căng thẳng lên hệ thống điều tiết của mắt và làm chậm quá trình tăng độ cận. Đây là cách giảm độ cận thị được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho trẻ em từ 6 đến 18 tuổi – giai đoạn mà độ cận tiến triển nhanh nhất.
Hiện nay có nhiều hãng nổi tiếng ra mắt công nghệ tròng kính kiểm soát cận thị như Rodenstock MyCon, Essilor Stellest,… Phụ huynh nên sớm sử dụng cách giảm độ cận này cho con để nâng cao hiệu quả và phòng ngừa những biến chứng thị lực trong tương lai.
2. Thực hành các bài tập luyện mắt
Các bài tập luyện mắt giúp cơ mắt linh hoạt hơn, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe mắt tổng thể. Thực hiện cách giảm cận thị tại nhà này như sau:
- Nhìn gần đến xa: Nhìn vào vật ở khoảng cách gần (20 – 30cm) trong 5 giây, sau đó chuyển ánh nhìn đến vật ở xa (6 – 10m) trong 5 giây. Lặp lại cách giảm độ cận này 10 lần.
- Nhìn đầu mũi: Tập trung nhìn vào đầu mũi trong khoảng 5 – 10 giây.
- Viết chữ bằng mắt: Nhìn vào khoảng trống hoặc bức tường cách xa 3m, giữ đầu thẳng và di chuyển mắt để viết các chữ cái ngẫu nhiên. Thực hiện cách giảm độ cận từ 3 đến 5 phút.
3. Thực hành bài tập chớp mắt nhanh
Khi chớp mắt, tuyến lệ sẽ tiết ra một lớp nước mỏng để làm ẩm bề mặt, giúp mắt thoải mái hơn và tránh tình trạng mỏi do nhìn quá lâu vào màn hình hoặc sách vở. Cách thực hiện:
- Ngồi thoải mái, thẳng lưng, hít thở sâu.
- Chớp mắt liên tục, nhanh và đều trong khoảng 10 – 15 giây.
- Nhắm mắt và thư giãn trong 20 giây.
- Thực hiện cách giảm độ cận thị này 3 – 5 lần/ngày, nhất là khi mỏi hoặc khô mắt.
4. Thực hành các bài tập massage mắt
Các bài tập massage giúp lưu thông máu, giảm căng thẳng mắt và cải thiện quá trình điều tiết. Bạn nên thực hiện cách giảm độ cận thị này từ 2 đến 3 lần/ngày để đảm bảo hiệu quả:
- Dùng hai ngón tay vuốt nhẹ từ khóe mắt ra ngoài đuôi mắt. Lặp lại từ 3 đến 5 lần.
- Day nhẹ vùng huyệt thái dương trong khoảng 10 giây.
5. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thay đổi những thói quen sinh hoạt không lành mạnh là cách để giảm độ cận và bảo vệ mắt:
- Hạn chế sử dụng màn hình: Sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cận thị. Hãy giảm thiểu thời gian nhìn vào màn hình và thực hiện quy tắc 20-20-20: sau 20 phút nhìn màn hình, hãy nhìn xa khoảng 20 feet trong 20 giây.
- Tăng cường hoạt động ngoài trời: Dành ít nhất 1 giờ mỗi ngày cho các hoạt động ngoài trời như chơi thể thao, đi dạo,…. Việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên giúp mắt điều tiết tốt hơn và giảm nguy cơ cận thị.
- Ngủ đủ giấc và đúng giờ: Đảm bảo ngủ đủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm. Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ để hạn chế tác động tiêu cực của ánh sáng xanh lên mắt.
- Khám mắt định kỳ: Đo khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề thị lực và điều chỉnh kính khi cần thiết.
6. Dùng thuốc nhỏ mắt giảm độ cận
Thuốc nhỏ mắt giảm cận chứa Atropine nồng độ thấp (0.01%, 0.025% hoặc 0.05%) sẽ làm chậm sự phát triển của trục nhãn cầu, từ đó kiểm soát tốc độ tăng cận. Để sử dụng cách giảm độ cận thị này, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ nhãn khoa về liều lượng và nồng độ phù hợp với tình trạng bản thân.
7. Ăn thực phẩm tốt cho mắt cận thị
Một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ vitamin và dưỡng chất rất quan trọng để cải thiện thị lực và tăng cường sức khoẻ mắt. Bạn nên bổ sung thực phẩm chứa:
- Vitamin A: Duy trì độ ẩm, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến giác mạc và cải thiện khả năng nhìn trong bóng tối. Có nhiều trong cà rốt, khoai lang, bí đỏ, rau bina,…
- Vitamin C: Chống oxy hóa, ngăn chặn quá trình lão hóa của mắt, giảm nguy cơ mắc bệnh về thị lực như đục thủy tinh thể. Có nhiều trong cam, dâu tây, ớt chuông, bưởi, kiwi,…
- Omega-3: Giảm viêm và hạn chế khô mắt. Có nhiều trong cá hồi, cá thu, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó,…
- Lutein và Zeaxanthin: Bảo vệ mắt khỏi tác động của ánh sáng xanh và tia cực tím, hạn chế mỏi mắt và duy trì thị lực ổn định. Có nhiều trong cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải, trứng, ngô,…
- Kẽm: Duy trì sức khỏe võng mạc và hỗ trợ hoạt động của vitamin A trong cơ thể. Có nhiều trong thịt đỏ, hải sản, đậu, hạt điều, hạt bí,…
Sự thật: Có cách làm giảm độ cận không?
Hiện nay vẫn chưa có cách giảm độ cận cho mắt. Chúng ta chỉ có thể kiểm soát nhằm tránh độ cận tăng lên quá nhanh hoặc quá cao. Việc này rất cần thiết để ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm do cận nặng gây ra như đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào,…
Lời kết
Trên đây là các cách giảm độ cận tại nhà an toàn và dễ thực hiện. Bạn nên đến đo mắt cận tại Kính Hải Triều để kiểm soát tình trạng cận thị và nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính lão và kính cận khác nhau như thế nào? Tác dụng, cấu tạo
Mất thị lực ngoại vi là gì? Nguyên nhân và vấn đề tiềm ẩn
Tầm nhìn ngoại vi là gì? Định nghĩa và các câu hỏi liên quan
Kính lão là gì, thấu kính gì? Tác dụng chính của kính lão
Ánh sáng xanh là gì, có ở đâu? Tác hại và cách bảo vệ mắt
Photochromic: Công nghệ quang sắc đằng sau tròng đổi màu 1 – 0 – 2
Nguyên lý kính đổi màu: Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng
Kính đổi màu là gì? 7 sự thật bạn cần biết trước khi mua
THẢO LUẬN