Loạn thị nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể phát triển thành nhược thị – khiến mắt không nhìn rõ ngay cả khi có kính. Vậy đâu là cách kiểm tra loạn thị chính xác?
Xem ngay: Đo mắt loạn thị chính xác cùng Kính Hải Triều.
Cách kiểm tra mắt loạn thị tại nhà cực dễ
Nếu bạn không có thời gian đến bệnh viện hoặc tiệm kính để kiểm tra thì dưới đây là ba bài test mắt loạn thị mà bạn dễ dàng áp dụng tại nhà.
Quy trình kiểm tra loạn thị
- Ngồi thẳng lưng, cách xa màn hình khoảng 1m so với máy tính và 30cm so với điện thoại, giữ nguyên kính (nếu có).
- Dùng tay che một bên mắt, nhìn hình ảnh và trả lời các câu hỏi dưới đây.
- Lặp lại với mắt kia để test loạn thị.
Bài 1:
Lần lượt nhìn các đường từ 1 – 12 xem có đường nào đậm hoặc sắc nét hơn không.
Nếu câu trả lời là có thì khả năng cao bạn đã mắc loạn thị.
Bài 2
Các đường thẳng song song trong hình dưới đây có độ đậm và độ dày giống nhau hay không?
Nếu bạn không thể nhìn rõ các đường thẳng hoặc một số đường có vẽ đậm hay dày hơn thì khả năng bạn đã mắc loạn thị.
Bài 3
Quan sát hình dưới đây để test loạn thị:
Thị lực bình thường sẽ thấy một loạt vòng tròn đồng tâm có độ tương phản rõ nét giữa đen và trắng. Nếu bạn thấy màu xám thay vì đen trắng, nhưng vẫn nhìn được các vòng tròn thì có thể đã mắc loạn thị. Trường hợp chỉ thấy một màu xám đồng nhất thì bạn đã mắc loạn thị nặng.
Tuy nhiên, các phương pháp test mắt loạn thị trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra loạn thị chuyên sâu và có giải pháp chữa trị kịp thời.
Tìm hiểu chung về loạn thị
Ngoài cách kiểm tra loạn thị tại nhà, bạn nên nắm một số thông tin quan trọng như sau:
1. Loạn thị là gì? Nguyên nhân
Loạn thị là tật khúc xạ gây tình trạng mờ nhoè hoặc méo mó khi nhìn. Điều này xảy ra khi giác mạc hoặc thấu kính bên trong mắt có độ cong không đồng đều, khiến hình ảnh không thể hội tụ chính xác lên võng mạc.
Nguyên nhân phổ biến của loạn thị thường do di truyền, tuy nhiên, chấn thương, phẫu thuật hoặc các bệnh lý về mắt cũng có thể dẫn đến loạn thị.
Khái niệm, nguyên nhân và cách kiểm tra mắt loạn thị
Kiến thức thị giác bạn quan tâm:
- Cách đo độ cận tại nhà chính xác, lưu ý khi tự test mắt cận
- 10 loại bảng đo thị lực mắt phổ biến và quy trình kiểm tra chuẩn
- 5+ app đo mắt cận chính xác, cách dùng đúng cho người mới
2. Dấu hiệu nhận biết loạn thị ở mắt
Nếu bạn gặp những triệu chứng sau thì cần sớm đến gặp bác sĩ để kiểm tra loạn thị và điều trị kịp thời:
- Hình ảnh bị méo mó hoặc biến dạng.
- Mắt nhìn mờ ở cả khoảng cách gần và xa.
- Nhức, mỏi mắt, đặc biệt là sau khi tập trung nhìn lâu.
- Khó nhìn hơn vào ban đêm.
- Đau đầu thường xuyên.
3. Điều trị loạn thị như thế nào đúng?
Sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng
Kính đóng vai trò như một thấu kính hội tụ, giúp hình ảnh tập trung đúng trên võng mạc và cải thiện tầm nhìn. Đây là phương pháp điều trị không xâm lấn, an toàn và dễ dàng điều chỉnh khi mức độ loạn thị thay đổi theo thời gian.
Phẫu thuật khúc xạ
Sử dụng laser hoặc dao mổ để thay đổi hình dạng của giác mạc, giúp ánh sáng hội tụ đúng trên võng mạc. Phương pháp này phù hợp với người bị loạn thị ở mức độ nặng hoặc không muốn phụ thuộc vào kính.
Kiểm tra loạn thị miễn phí tại Kính Hải Triều
Đến với Kính Hải Triều, khách hàng sẽ được trải nghiệm quy trình đo mắt 12 bước chuẩn quốc tế hoàn toàn miễn phí. Nhờ có trang thiết bị tân tiến cùng chuyên viên nhãn khoa lành nghề, Kính Hải Triều cam kết mang đến cho bạn kết quả kiểm tra loạn thị chính xác cao và giải pháp mắt kính phù hợp nhất.
Lời kết
Trên đây là thông tin chi tiết về cách kiểm tra loạn thị tại nhà. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn thì hãy đến ngay với Kính Hải Triều để được tư vấn và đo mắt chuyên sâu nhé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính lão và kính cận khác nhau như thế nào? Tác dụng, cấu tạo
Mất thị lực ngoại vi là gì? Nguyên nhân và vấn đề tiềm ẩn
Tầm nhìn ngoại vi là gì? Định nghĩa và các câu hỏi liên quan
Kính lão là gì, thấu kính gì? Tác dụng chính của kính lão
Ánh sáng xanh là gì, có ở đâu? Tác hại và cách bảo vệ mắt
Photochromic: Công nghệ quang sắc đằng sau tròng đổi màu 1 – 0 – 2
Nguyên lý kính đổi màu: Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng
Kính đổi màu là gì? 7 sự thật bạn cần biết trước khi mua
THẢO LUẬN