Hiện nay trên thị trường, các loại tròng kính cận rất đa dạng về mẫu mã, chất liệu và tính năng. Điều này khiến người dùng hoang mang không biết đâu mới là lựa chọn tròng kính phù hợp nhất.
Các loại tròng kính cận tốt nhất hiện nay: Giá bán, ưu nhược điểm
Để tìm được lựa chọn phù hợp, người dùng cần nắm rõ các loại tròng kính cận và giá bán, ưu nhược điểm của chúng.
Khám phá thêm thuật ngữ và tin tức về thế giới mắt kính:
- 10+ các loại tròng kính đổi màu nhanh và tốt nhất thị trường
- So sánh Zeiss và Essilor: Khi tròng kính Đức đối đầu tròng kính Pháp
- Tròng kính Transitions®: Từ kính mắt trở thành kính râm
1. Tròng kính cận thường
Các loại tròng kính cận thường (chiết suất thấp từ 1.50 đến 1.59) rất phổ biến dành cho người bị cận thị. Tròng hoạt động theo nguyên lý thấu kính phân kỳ với đặc điểm mỏng ở phần trung tâm và dày dần về phía vành ngoài. Người cận nhẹ dưới 2 độ và không yêu cầu quá cao về thẩm mỹ hoặc độ mỏng có thể lựa chọn loại kính này.
Ưu điểm:
- Giá thành hợp lý: Đây là loại tròng kính có chi phí thấp nhất, phù hợp cho những ai muốn tối ưu ngân sách hoặc những người cần thay đổi kính thường xuyên.
- Dễ dàng tiếp cận: Có sẵn tại hầu hết các cửa hàng kính mắt, dễ sản xuất và thay thế khi cần thiết.
Nhược điểm:
- Độ dày lớn: Đối với người có độ cận cao, tròng kính sẽ khá dày, gây cảm giác nặng nề khi đeo và giảm tính thẩm mỹ.
Giá các loại tròng kính cận: Khoảng 200,000 – 800,000 đồng.
2. Tròng kính cận mỏng
Các loại tròng kính cận này sử dụng chất liệu có chiết suất cao (1.60 đến 1.67) và công nghệ sản xuất hiện đại, giúp tròng mỏng hơn 30 – 40% so với loại thường mà vẫn đảm bảo khả năng điều chỉnh thị lực tốt. Loại kính này phù hợp với người cận trung bình từ 2 – 4 độ.
Ưu điểm:
- Độ mỏng cao: Với chiết suất cao, tròng kính mỏng hơn đáng kể so với tròng kính thường, đặc biệt là ở phần rìa, giúp tăng tính thẩm mỹ, tự tin cho người đeo.
- Nhẹ và thoải mái khi đeo: Do mỏng hơn và nhẹ hơn, các loại tròng kính cận này giúp giảm áp lực lên sống mũi, mang lại sự thoải mái cho người đeo.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn: Do công nghệ và chất liệu cao cấp hơn, chi phí của tròng kính cận mỏng cao hơn nhiều so với tròng kính cận thường.
- Dễ bị trầy xước: Độ mỏng cao khiến tròng kính dễ bị trầy xước nếu không được phủ thêm lớp bảo vệ, nên cần bảo quản kỹ lưỡng.
Giá các loại tròng kính cận: Khoảng 500,000 – 3,2 triệu đồng.
3. Tròng kính cận siêu mỏng
Tròng kính cận siêu mỏng là phiên bản cải tiến của tròng kính mỏng, áp dụng chiết suất rất cao (1.74) để giảm tối đa độ dày. Loại tròng này mỏng nhẹ hơn từ 40 – 50% so với kính thường, rất phù hợp với người có độ cận cao từ 4 độ trở lên.
Ưu điểm:
- Siêu mỏng và nhẹ: Độ dày của tròng kính siêu mỏng được tối ưu hóa đến mức tối đa, không gây đau hay khó chịu lên tai và mũi khi đeo trong thời gian dài.
- Tính thẩm mỹ cao: Thiết kế siêu mỏng giúp kính không bị lồi cạnh, mang nét thanh mảnh, đẹp mắt.
Nhược điểm:
- Chi phí cao: Tròng kính siêu mỏng sử dụng công nghệ và chất liệu đặc biệt nên giá thành khá đắt.
- Dễ vỡ: Độ mỏng lớn đồng nghĩa với việc tròng kính dễ vỡ khi va chạm mạnh, đòi hỏi người dùng cẩn thận khi sử dụng.
Giá các loại tròng kính cận: Khoảng 2,5 – 11,5 triệu đồng.
4. Tròng kính cận chống bể Trivex
Tròng kính Trivex làm từ chất liệu đặc biệt có độ bền cao, khả năng chống va đập tuyệt vời và trọng lượng nhẹ. Loại kính này là lựa chọn lý tưởng cho trẻ em và người lớn có nhu cầu vận động nhiều, bảo vệ mắt khỏi nguy cơ tổn thương do va chạm.
Ưu điểm:
- Khả năng va đập tốt: Trivex có khả năng chống bể rất cao, giúp bảo vệ mắt tốt hơn khi gặp tai nạn hoặc va chạm.
- Chất lượng quang học tốt: Trivex có độ phân giải cao và ít gây méo hình ảnh ở rìa kính, giúp người đeo có trải nghiệm thị giác rõ nét và tự nhiên.
Nhược điểm:
- Tròng dày: Trivex không thể đạt độ mỏng tối ưu như các loại tròng kính chiết suất cao, gây thiếu thẩm mỹ.
- Bề mặt dễ trầy: Trivex dễ bị trầy xước hơn so với tròng polycarbonate thông thường nên cần phủ thêm lớp bảo vệ.
Giá các loại tròng kính cận: Khoảng 1,5 – 4 triệu đồng.
5. Tròng kính kiểm soát cận thị
Loại tròng này có nhiều vùng quang học khác nhau để kiểm soát ánh sáng chiếu vào mắt, giúp làm chậm tốc độ tăng cận. Trẻ em và thanh thiếu niên nên sử dụng loại tròng này để sớm kiểm soát độ cận, giảm nguy cơ mắc bệnh lý nghiêm trọng và bảo vệ sức khoẻ mắt lâu dài.
Ưu điểm:
- Giảm nguy cơ tăng độ: Loại tròng này hạn chế khô và mỏi mắt do điều tiết quá nhiều, giúp người đeo duy trì thị lực ổn định.
- Giảm chi phí thay kính: Độ cận ổn định sẽ giảm tần suất phải thay kính mới, giúp người đeo tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm:
- Hạn chế về sản phẩm: Tại Việt Nam, chưa có nhiều sản phẩm tròng kính kiểm soát cận thị hoặc cơ sở kinh doanh cung cấp loại kính này.
- Giá thành cao: Do công nghệ phức tạp và tính năng đặc biệt, tròng kính kiểm soát cận thị thường có giá thành cao hơn so với kính thông thường.
Giá các loại tròng kính cận: Khoảng 4 – 8 triệu đồng.
Các công nghệ lớp phủ phổ biến trên tròng kính cận
Khi mua tròng kính, người dùng nên cân nhắc và lựa chọn công nghệ lớp phủ phù hợp để tăng cường khả năng bảo vệ mắt, tối ưu hoá tầm nhìn và kéo dài tuổi thọ của tròng kính.
1. Lớp phủ chống ánh sáng xanh
Lớp phủ này giúp lọc ánh sáng xanh có hại phát ra từ màn hình điện tử, hạn chế tình trạng mỏi mắt, hội chứng thị giác màn hình và bảo vệ võng mạc, đặc biệt phù hợp cho người thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại.
2. Lớp phủ chống tia UV
Các loại tròng kính cận tốt cần có công nghệ chống UV, giúp ngăn chặn tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, bảo vệ mắt khỏi các tổn thương và nguy cơ mắc bệnh lý như ung thư mí mắt, đục thuỷ tinh thể, tầm nhìn đường hầm…
3. Lớp phủ đổi màu
Lớp phủ này cho phép tròng kính tự động thay đổi màu sắc khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh, giúp bảo vệ mắt khỏi tia UV. Nhờ đó, người đeo có thể di chuyển từ trong nhà ra ngoài trời mà không cần thay loại kính khác.
Xem thêm: Tròng kính đổi màu có tốt không, có nên đeo thường xuyên?
4. Lớp phủ chống phản quang
Lớp phủ chống phản quang giúp giảm hiện tượng phản chiếu ánh sáng trên bề mặt kính, mang lại tầm nhìn rõ ràng và sắc nét hơn, đặc biệt là khi lái xe vào ban đêm hoặc làm việc dưới ánh sáng mạnh.
5. Lớp phủ hạn chế trầy xước
Công nghệ này giúp bảo vệ bề mặt tròng kính khỏi những vết xước không mong muốn do va chạm nhẹ, tăng độ bền và kéo dài tuổi thọ kính.
6. Lớp phủ tráng gương
Tròng kính trang bị lớp phủ này sẽ có hiệu ứng phản chiếu giống gương, tạo nên phong cách thời trang cá tính, đồng thời giảm thiểu ánh sáng chói khi ra ngoài trời.
Tư vấn một số cách lựa chọn tròng kính cận tốt
- Dựa vào tình trạng mắt: Đối với người có độ cận thấp, tròng kính thường có thể đáp ứng nhu cầu mà vẫn tiết kiệm chi phí. Nhưng nếu bạn có độ cận trung bình hoặc cao, nên chọn các loại tròng mỏng hoặc siêu mỏng để giảm độ dày của kính, mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thẩm mỹ hơn khi đeo.
- Dựa vào công việc và sinh hoạt: Bạn nên lựa chọn lớp phủ đáp ứng tốt với thói quen sinh hoạt và đặc thù công việc. Ví dụ như tròng chống ánh sáng xanh phù hợp với người tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại. Còn tròng chống tia UV hay đổi màu phù hợp với người thường xuyên di chuyển ngoài trời.
- Dựa vào nguồn gốc xuất xứ: Đây là yếu tố cần cân nhắc để đảm bảo chất lượng kính. Tròng kính từ các thương hiệu uy tín như Essilor, Zeiss, Rodenstock được sản xuất theo tiêu chuẩn cao, với nhiều công nghệ tiên tiến giúp cải thiện thị lực và bảo vệ mắt tốt hơn.
Lời kết
Trên đây là chi tiết các loại tròng kính cận và giá bán, ưu nhược điểm từng loại. Hy vọng đã đem đến cho bạn cái nhìn khách quan hơn trong việc lựa chọn chiếc kính phù hợp nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lớp phủ chống sương mù là gì? Tất cả những gì bạn nên biết
Essilor Crizal là gì? Hiểu đúng về tấm khiên chống lóa đỉnh cao
Lớp phủ chống bẩn – Trợ thủ đắc lực cho tròng sạch đẹp
Lớp phủ chống nước và 4 ưu điểm khó tin trên tròng kính
Lớp phủ chống trầy xước – “Áo giáp” hoàn hảo cho tròng kính
Khuyết thị trường là gì? Chuyên gia nói về 3 điều cần chú ý
Phương pháp và bảng giá mổ mắt lão thị tại các bệnh viện lớn
Mắt cận 3 độ nhưng lại đeo kính 6 độ? Sai sót không tưởng khi đi đo mắt
THẢO LUẬN