Cận thị phổ biến nhưng dị tật về chúng chưa nhiều người biết đến. Điển hình phải nói đến: Bị cận 1 bên mắt – một tình trạng cần phải đo mắt định kỳ để phát hiện sớm.
Cận 1 bên mắt gọi là gì?
Cận 1 bên mắt, hay còn gọi là lệch khúc xạ. Tình trạng này xảy ra khi hai mắt có sự khác biệt về độ khúc xạ. Ví dụ: Mắt trái (Cận) – Mắt phải (Bình thường) hoặc Mắt trái (Cận) – Mắt phải (Viễn thị). Nếu mắt bị cận 1 bên, thông số về tròng kính của mỗi mắt là khác nhau.
Trong y học mắt kính, Antitimetropia là thuật ngữ sử dụng riêng cho tình trạng cận 1 bên mắt và viễn 1 bên mắt.
Một số kiến thức thị giác liên quan:
- Cận thị có chữa được không? 9 liệu trình chữa cận hiệu quả
- Dấu hiệu bị cận nhẹ, nguyên nhân, cách chữa trị tại nhà
- Cận thị giả là gì, do đâu? Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị
1. Nguyên nhân mắt bị cận 1 bên mắt phải/trái
Nguyên nhân mắt cận 1 bên là do nhãn cầu dài khiến ánh sáng hội tụ trước võng mạc hay cấu trúc giác mạc cong hơn bình thường, thể thủy tinh phẳng cũng khiến mắt bị cận 1 bên.
Độ cận chênh lệch giữa hai mắt nặng thêm trong một số trường hợp sau:
- Đeo kính không đúng độ: Khi đeo kính không đúng độ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, dẫn đến tăng độ.
- Không đo mắt định kỳ: Nếu không đo mắt thường xuyên, bạn không nhận ra độ cận đang chênh lệch dần giữa hai mắt.
- Thâm hụt dinh dưỡng cho mắt: Chế độ ăn uống thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết cho mắt khiến tình trạng cận thị trở nên tồi tệ hơn.
- Hoạt động mắt quá sức: Mắt hoạt động liên tục với cường độ cao mà không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý làm cũng làm tăng độ cận, đặc biệt khi bị cận 1 bên mắt.
2. Dấu hiệu bị cận 1 mắt
Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến giúp bạn nhận biết bản thân bị cận 1 bên mắt:
- Nhìn mờ một bên mắt: Đây là dấu hiệu điển hình nhất, khi nhìn xa bạn cảm thấy một bên mắt nhìn mờ hơn mắt kia. Tình trạng mờ mắt trở nên rõ rệt hơn vào ban đêm hoặc trong điều kiện thiếu sáng.
- Nheo mắt khi nhìn xa: Để nhìn rõ hơn, bạn có thói quen nheo mắt khi nhìn xa như biển báo, bảng đèn,…
- Mỏi mắt, nhức đầu: Do phải điều tiết nhiều hơn để nhìn rõ, mắt bạn cảm thấy mỏi và nhức, đặc biệt là sau khi đọc sách, sử dụng thiết bị điện tử hoặc làm việc tập trung trong thời gian dài. Nhức đầu cũng là triệu chứng của cận thị 1 bên mắt, thường xuyên xuất hiện ở vùng trán hoặc thái dương.
- Chớp mắt thường xuyên: Khi mắt mỏi, bạn có thể chớp mắt thường xuyên hơn bình thường để làm dịu mắt. Tuy nhiên, việc chớp mắt quá nhiều khiến mắt khô và ngứa rát.
3. Bị cận 1 bên mắt có sao không? Có cần đeo kính
Nhiều bạn thắc mắc bị cận 1 bên mắt có nên đeo kính không? Mắt cận 1 bên tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày nếu điều trị và kiểm soát tốt, nhưng nếu chủ quan, nó dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Nhược thị: Mắt bị cận không hoạt+ thường xuyên bị yếu đi, giảm thị lực vĩnh viễn, đặc biệt ở trẻ em.
- Lác mắt: Do cố gắng điều chỉnh để nhìn rõ hơn, mắt dễ bị lác.
- Bong võng mạc và tăng nhãn áp: Nguy cơ bong võng mạc và nhãn áp cao hơn ở mắt bị cận nặng.
Vì vậy, khi mắt bị cận 1 bên vẫn nên đeo kính để không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn.
4. Bị cận 1 bên mắt có đi nghĩa vụ không?
Theo thông tin của Bộ Quốc phòng điểm a, khoản 3, điều 4 Thông tư 148/2018 quy định công dân cận thị từ 1,5 diop (tức 1.5 độ) trở lên và loạn thị thì miễn nghĩa vụ quân sự 2024. Dưới 1,5 độ vẫn nhập ngũ bình thường. Sau khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu để nhập ngũ, tân binh sẽ tham gia huấn luyện bắn súng như bình thường.
Cận thị 1 bên mắt có chữa được không? Cách điều trị
Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn tình trạng cận thị 1 bên mắt. Tuy nhiên, có nhiều cách để kiểm soát và cải thiện thị lực, giúp bạn nhìn rõ ràng và hạn chế ảnh hưởng của tật khúc xạ này.
1. Mổ mắt cận 1 bên
Nếu độ cận hai mắt chênh lệch lớn hơn 2 diop, bạn có thể cân nhắc mổ mắt cận 1 bên để cải thiện thị lực. Hiện nay, có nhiều phương pháp mổ mắt cận hiện đại và an toàn, mang lại hiệu quả cao cho người bị cận thị 1 bên mắt. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là bạn cần bác sĩ chuyên khoa mắt uy tín tư vấn để lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng mắt của mình.
Lưu ý: Sau phẫu thuật, bạn cần theo dõi và chăm sóc mắt cẩn thận để tránh nguy cơ tái cận.
2. Đeo kính thuốc đúng độ
Nếu bạn bị cận 1 bên mắt phải hoặc cận 1 bên mắt trái mà không đeo kính hoặc đeo kính sai độ, mắt hoạt động hơn nhiều hơn để nhìn rõ, dẫn đến tăng độ nhanh chóng.
Khi đeo kính thuốc đúng độ giúp hình ảnh hội tụ đúng trên võng mạc ở cả hai mắt, giúp bạn nhìn rõ ràng và hạn chế tiến triển của 1 bên mắt cận.
3. Sử dụng thực phẩm tốt cho mắt cận
Việc bổ sung thực phẩm tốt cho mắt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và cải thiện thị lực của người bị cận 1 bên mắt. Một số loại thực phẩm bạn nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày bao gồm:
- Cá béo: Cá hồi, cá thu, cá trích,… là nguồn cung cấp dồi dào axit béo omega-3, có tác dụng làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và bệnh đục thủy tinh thể.
- Rau lá xanh đậm: Rau bina, cải xoăn, bông cải xanh,… chứa nhiều lutein và zeaxanthin, là hai chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh.
- Trứng gà: Lòng đỏ trứng gà chứa lutein, zeaxanthin, vitamin A và kẽm, tất cả đều cần thiết cho sức khỏe mắt.
- Cà rốt: Đây là nguồn cung cấp beta-carotene dồi dào, cơ thể sẽ chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A, giúp cải thiện thị lực trong điều kiện thiếu sáng.
- Các loại quả mọng: Việt quất, dâu tây, mâm xôi,… chứa nhiều anthocyanin, có tác dụng tăng cường lưu thông máu đến mắt và bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia UV.
- Hạt: Hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạnh nhân,… chứa vitamin E và axit béo omega-3, giúp bảo vệ mắt khỏi tổn thương do gốc tự do.
- Khoai lang: Thực phẩm chứa beta-carotene và vitamin C, giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh và lão hóa.
- Sữa: Sữa và sản phẩm từ sữa chứa vitamin A, D và kẽm, giúp cải thiện thị lực và bảo vệ mắt khỏi bệnh đục thủy tinh thể.
4. Đo mắt định kỳ 6 tháng/lần
Theo khuyến cáo, người cận 1 bên mắt nên đi đo mắt ít nhất 6 tháng/lần. Việc đo mắt định kỳ giúp bạn xác định chính xác tình trạng mắt cận 1 bên, và đưa ra biện pháp điều trị để ngăn ngừa cận tiến triển. Độ cận có thể thay đổi theo thời gian, do đó việc khám mắt định kỳ giúp bạn cập nhật số độ mới nhất và điều chỉnh kính cho phù hợp, đảm bảo tầm nhìn luôn rõ ràng.
Kính Hải Triều tự hào mang đến dịch vụ đo mắt 12 bước chuẩn quốc tế, miễn phí hoàn toàn cho khách hàng. Quy trình đo mắt thực hiện bởi đội ngũ nhân viên ngành Khúc xạ chuyên nghiệp. Quá trình đo mắt sử dụng trang thiết bị nhập khẩu hiện đại, đảm bảo độ chính xác cao và mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp tất cả thông tin về bị cận 1 bên mắt phải làm sao, có cần đeo kính không. Hy vọng thông qua những điều Kính Hải Triều chia sẻ về bạn có thể hiểu rõ về tình trạng sức khỏe mắt của mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nếu bị cận mà không đeo kính có sao không, có tăng độ không?
15+ bài tập cho mắt cận phục hồi thị lực an toàn và hiệu quả
Cận thị có chữa được không? 7 phương pháp trị cận mới nhất
TOP 8 loại máy đo mắt hiện đại nhất thị trường, giá bán chi tiết
Cách tính độ cận thị của mắt: Công thức và cách đo
7+ bài kiểm tra mắt cần thực hiện định kỳ, cách đo, kết quả
Chopard đào tạo và cấp chứng chỉ cho nhân viên Kính Hải Triều
Cách giảm cận thị 1-2 độ không cần phẫu thuật tại nhà dễ làm
THẢO LUẬN