Cảnh báo nguy cơ mất thị lực vì lệch khúc xạ mắt

Lệch khúc xạ mắt là gì, nguy hiểm không Nguyên nhân, cách trị

Lệch khúc xạ mắt thường bị lầm tưởng là một trạng thái tạm thời, nhưng rất ít ai biết về mức độ nguy hiểm của một trong các bệnh lý về mắt này. Vì chúng có thể âm thầm gây ra những hậu quả nghiêm trọng như nhược thị, thậm chí mù lòa.

MỤC LỤC

Lệch khúc xạ mắt là gì?

1. Tại sao bị lệch khúc xạ mắt? Nguyên nhân

2. Hiện tượng lệch khúc xạ mắt có nguy hiểm không?

3. Dấu hiệu nhận biết lệch khúc xạ mắt

Phương pháp ngăn ngừa bất đồng khúc xạ hai mắt

1. Đo mắt định kỳ ở mọi lứa tuổi

2. Đeo kính thuốc điều chỉnh

Lời kết

Lệch khúc xạ mắt là gì?

Lệch khúc xạ (Anisometropia) có nghĩa là thị lực ở một mắt kém hơn mắt còn lại, tình trạng này được xác định khi có sự chênh lệch từ 1 độ trở lên về độ khúc xạ giữa hai mắt.

Cụ thể ở một số trường hợp, tình trạng này xảy ra khi một mắt bình thường, mắt còn lại gặp vấn đề về thị lực như loạn thị (mắt nhìn mờ cả gần và xa), viễn thị (mắt nhìn xa rõ hơn gần) hoặc cận thị (mắt nhìn gần rõ hơn xa).

Việc chẩn đoán và điều trị sớm trong những năm đầu đời là rất quan trọng để tối ưu hóa sự phát triển thị giác và chức năng phối hợp hai mắt của trẻ. Đồng thời, hạn chế nhược thị và ngăn chặn việc giảm thị lực vĩnh viễn.

Sự khác nhau giữa tầm nhìn cả mắt thường và mắt bị lệch khúc xạ
Tầm nhìn thực tế của mắt bị lệch khúc xạ

1. Tại sao bị lệch khúc xạ mắt? Nguyên nhân

Lệch khúc xạ mắt xảy ra khi khả năng nhìn của hai mắt không đồng đều, khiến hình ảnh không thể hội tụ chính xác trên võng mạc. Tình trạng này do nhiều yếu tố gây nên:

  • Di truyền: Nếu ba mẹ mắc các tật khúc xạ thì nguy cơ con cũng bị lệch khúc xạ sẽ cao hơn.
  • Cấu trúc mắt không đồng đều: Hai mắt có hình dạng hoặc kích thước hơi khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về cách chúng nhận ánh sáng. Ví dụ, một mắt có thể dài hơn mắt kia, gây ra lệch độ cận.
  • Tổn thương hoặc bệnh lý về mắt: Một số chấn thương hoặc bệnh lý bẩm sinh như đục thủy tinh thể, bệnh glocom hoặc các vấn đề về võng mạc cũng có thể làm thay đổi độ khúc xạ của mắt, dẫn đến lệch khúc xạ mắt.
  • Tác động từ môi trường: Việc sử dụng mắt quá nhiều trong điều kiện ánh sáng yếu, nhìn gần quá lâu hoặc tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử cũng có thể góp phần gây ra bất đồng khúc xạ.

Mặc dù các yếu tố trên có thể làm tăng nguy cơ lệch khúc xạ, nhưng trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nếu bạn nghi ngờ mình bị lệch khúc xạ, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để đo khúc xạ mắt và tư vấn cụ thể.

YouTube video
Cảnh báo tình trạng tăng độ cận thị ngày càng gia tăng ở trẻ em

2. Hiện tượng lệch khúc xạ mắt có nguy hiểm không?

Lệch khúc xạ gây ra nhiều nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và thường họ chỉ nhận biết tình trạng bệnh của mình khi che một mắt để nhìn. Vì mắt còn lại với thị lực tốt vẫn đảm bảo tầm nhìn rõ ràng. Tuy nhiên, về lâu dài, mắt có tật khúc xạ nặng hơn (mắt yếu) sẽ dần ít được sử dụng, khiến não bộ “bỏ quên” việc xử lý hình ảnh từ mắt này, gây suy giảm thị lực nhanh chóng.

Bất đồng khúc xạ còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như nhược thị (mắt lười) ở một bên mắt, thậm chí là lác mắt. Mức độ lệch khúc xạ càng lớn, nguy cơ gặp phải các biến chứng này càng cao. Sự mất cân bằng thị lực khiến mắt lệch đi để bù trừ, ảnh hưởng thẩm mỹ và chức năng nhìn.

Ngoài ra, sự chênh lệch về thị lực giữa hai mắt còn tạo ra sự cạnh tranh tín hiệu, khiến người bệnh khó tập trung khi quan sát.

3. Dấu hiệu nhận biết lệch khúc xạ mắt

  • Nhược thị (Mắt lười): Trong một số trường hợp, lệch khúc xạ có thể dẫn đến nhược thị. Khi một mắt yếu hơn nhiều so với mắt kia, não bộ sẽ ưu tiên mắt mạnh hơn, khiến mắt yếu hơn ngày càng kém đi nếu không được điều trị.
  • Mờ hoặc nhìn đôi: Đây là triệu chứng thường gặp nhất. Vì mỗi mắt nhìn thế giới khác nhau do lệch độ cận, não bộ gặp khó khăn trong việc kết hợp hai hình ảnh thành một. Kết quả dẫn đến nhìn mờ hoặc nhìn đôi, đặc biệt khi tập trung vào vật ở các khoảng cách khác nhau.
  • Mỏi mắt và căng thẳng: Thông thường, mắt của người bị lệch khúc xạ phải làm việc nhiều hơn để điều chỉnh sự khác biệt vì cận lệch độ của thị lực, gây ra mỏi mắt, đau đầu. Thậm chí khó tập trung khi làm việc cần nhìn rõ.
  • Phối hợp tay và mắt kém: Sự khác biệt về hình ảnh từ hai mắt ảnh hưởng đến sự phối hợp tay và mắt, gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như bắt bóng, xâu kim, rót nước,…
  • Nheo mắt: Người bị lệch khúc xạ thường có xu hướng nheo mắt hoặc nghiêng đầu sang bên để nhìn.
Tầm nhìn hai mắt của người bất đồng khúc xạ khi nhìn sẽ bị mờ, đôi khi là nhìn đôi
Bất đồng khúc xạ gây ra tình trạng nhìn đôi, ảnh hưởng nặng đến thị lực người bệnh

Phương pháp ngăn ngừa bất đồng khúc xạ hai mắt

Bất đồng khúc xạ hai mắt được điều trị bằng cách kết hợp đeo kính và tập che mắt. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bao gồm thời gian che mắt mỗi ngày, tùy thuộc vào tình trạng và độ tuổi của từng bệnh nhân. Mục tiêu của việc che mắt là kích thích mắt bị nhược thị hoạt động nhiều hơn, từ đó cải thiện thị lực.

1. Đo mắt định kỳ ở mọi lứa tuổi

Các bác sĩ nhãn khoa thường khuyến khích các bệnh nhân rằng bước tiên quyết để phòng ngừa lệch độ mắt là đi khám đo mắt định kỳ. Tại Kính Hải triều, bạn không chỉ được sử dụng 2 gói đo mắt miễn phí mà còn trải nghiệm quy trình đo mắt chuẩn quốc tế 12 bước, được công nhận bởi các chuyên gia và kỹ thuật viên đo mắt trên toàn thế giới.

  • Gói 1: Đo mắt chuẩn quốc tế 12 bước – Đo tật khúc xạ (30 phút): Các chuyên viên nhãn khoa sẽ thực hiện bài đánh giá độ chính xác các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị và lão thị) để giúp khách hàng lựa chọn loại kính phù hợp nhất.
  • Gói 2: Đo mắt chuẩn quốc tế 12 bước – Đo tật khúc xạ và khám tầm soát sơ bộ (1 tiếng): Không chỉ đo khúc xạ, khách hàng sẽ được khám tầm soát để kịp thời phát hiện các bệnh lý về mắt, mi mắt và đáy mắt. Các chuyên viên sẽ thực hiện tư vấn chuyên sâu để giúp khách hàng hiểu hơn về thị lực của mình.
YouTube video
Trải nghiệm quy trình đo mắt chất lượng tại Kính Hải Triều

2. Đeo kính thuốc điều chỉnh

Đối với trẻ em

Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, bác sĩ nhãn khoa thường khuyến khích đeo kính điều chỉnh toàn bộ độ cận thị. Ở độ tuổi này, trẻ có khả năng thích nghi tốt hơn với việc đeo kính có độ chênh lệch giữa hai mắt.

Một số phương pháp điều trị lệch khúc xạ ở trẻ em bao gồm:

  • Đeo kính thuốc điều chỉnh: Kính gọng hoặc kính áp tròng có thể được sử dụng để điều chỉnh sự khác biệt về độ khúc xạ giữa hai mắt.
  • Sử dụng kính Ortho K: Đây là loại kính đặc biệt được đeo vào ban đêm khi ngủ, giúp điều chỉnh tạm thời hình dạng giác mạc. Nhờ đó, trẻ có thể nhìn rõ vào ban ngày mà không cần đeo kính.
Trẻ phải đeo kính từ bé để điều chỉnh các vấn đề thị lực
Đeo kính thuốc điều chỉnh giúp trẻ em nhìn rõ hơn bằng cách điều chỉnh các vấn đề về thị lực

Đối với người lớn tuổi

Đối với người lớn, việc đeo kính gọng để điều chỉnh hoàn toàn sự chênh lệch độ khúc xạ cao giữa hai mắt có thể gặp khó khăn. Vì vậy, bác sĩ nhãn khoa thường kết hợp đeo kính với phương pháp che mắt khi bệnh nhân đã ngoài 40 tuổi.

Theo đó, bệnh nhân sẽ đeo kính chỉ ở một mắt và chờ đợi độ khúc xạ của mắt còn lại giảm xuống trước khi điều chỉnh tiếp. Ngoài ra, người lớn tuổi cũng có thể lựa chọn sử dụng kính gọng, kính áp tròng mềm hoặc kính áp tròng cứng Ortho K.

* Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Người đọc nên tự chịu trách nhiệm kiểm tra và xác minh thông tin trước khi sử dụng, thực hiện.

Lời kết

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về lệch khúc xạ mắt là gì và phương pháp phòng ngừa bệnh. Để tìm một giải pháp cho đôi mắt, bạn có thể đến Kính Hải Triều để kịp thời phát hiện và điều trị.

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *