Nhiều người cho rằng 1 độ là mức cận nhẹ và không cần đeo kính để tránh tăng độ. Liệu điều đó có đúng không?
Mắt cận 1 độ có nên đeo kính không?
Người cận 1 độ không cần phải đeo kính liên tục, nhưng trong một số hoàn cảnh cụ thể mà mắt phải tập trung nhìn ở khoảng cách xa như lái xe, học tập, hoặc làm việc, đeo kính sẽ giúp cải thiện tầm nhìn và tạo sự thoải mái hơn cho mắt.
Mặc dù cận 1 độ là mức độ nhẹ, mắt vẫn gặp khó khăn khi điều tiết để nhìn rõ các vật ở xa. Điều này có thể dẫn đến cảm giác mỏi mắt, khó chịu và làm tăng nguy cơ phát triển độ cận cao hơn. Vì vậy, nên đeo kính đúng lúc để ngăn ngừa tình trạng này và bảo vệ sức khỏe mắt về lâu dài.
Tìm địa chỉ cắt kính cho mắt cận 1 độ? Đến ngay Kính Hải Triều để trải nghiệm quy trình cắt kính cận chuẩn quốc tế.
Một số lưu ý khi chọn kính cho người cận 1 độ
Sau khi giải đáp câu hỏi cận thị 1 độ có nên đeo kính không, bạn cần tuân theo một số lưu ý sau để chọn loại kính phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.
Thông tin hữu ích về cắt kính:
- Review đi cắt kính cận tại TPHCM và Kinh nghiệm từ A-Z
- Cắt kính cận bao nhiêu tiền, ở đâu tốt? Bảng giá và tư vấn mua
1. Đeo kính đúng độ
Chọn kính đúng độ rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe mắt và cải thiện thị lực hiệu quả, đặc biệt là đối với người có nhu cầu sử dụng kính thường xuyên trong ngày.
Nếu bạn đeo kính có độ thấp hơn so với nhu cầu thực tế của mắt, mắt phải điều tiết nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mỏi và đau mắt, đồng thời làm tăng độ cận nhanh chóng. Ngược lại, nếu kính có độ cao hơn so với thực tế, mắt sẽ không thể thích nghi kịp, gây ra cảm giác nhức mắt, choáng váng và đau đầu khi sử dụng lâu.
2. Tần suất đeo kính phù hợp
Tần suất đeo kính cho người cận thị 1 độ phụ thuộc vào tình trạng mắt và nhu cầu nhìn xa của từng người. Đối với cơ địa bị tăng độ nhanh, người bệnh nên đeo kính thường xuyên để hạn chế mắt điều tiết quá nhiều.
Còn nếu tình trạng mắt ổn định, bạn chỉ nên đeo kính khi cần nhìn xa và cho mắt thư giãn xen kẽ trong suốt thời gian đó. Việc đeo kính quá thường xuyên sẽ khiến mắt phụ thuộc vào kính mà không cần thiết.
3. Đo mắt định kỳ
Dù mắt bị cận 1 độ là mức nhẹ, bạn vẫn nên kiểm tra định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng mắt và điều chỉnh độ kính khi cần. Ngoài ra, việc đi khám thường xuyên không chỉ giúp theo dõi sức khỏe mắt mà còn phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý về mắt khác.
Các loại kính phù hợp cho người cận 1 độ
Người cận 1 độ có cần đeo kính có thể lựa chọn giữa kính gọng hoặc kính áp tròng để phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân.
1. Kính gọng
Kính gọng là lựa chọn phổ biến và dễ sử dụng, đặc biệt phù hợp với trường hợp không cần đeo thường xuyên như mắt cận 1 độ. Bạn có thể lựa chọn loại tròng kính chống tia UV, chống lóa hoặc các loại tròng mỏng nhẹ phù hợp với nhu cầu của mình.
Ưu điểm:
- Dễ dàng đeo tháo, không đòi hỏi quy trình vệ sinh phức tạp.
- Giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, gió, và một số yếu tố môi trường có hại.
- Tự do lựa chọn kiểu dáng và màu sắc theo nhu cầu và sở thích cá nhân.
Nhược điểm:
- Bất tiện hoặc vướng víu, đặc biệt khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc vận động mạnh.
- Thiếu thẩm mỹ, khiến người đeo cảm thấy mất tự tin.
- Tầm nhìn ngoại vi bị hạn chế do kính gọng luôn cách giác mạc khoảng 12mm.
2. Kính áp tròng ban ngày/ban đêm
Với thiết kế mỏng và trong suốt khi đeo, kính áp tròng là giải pháp điều chỉnh các vấn đề khúc xạ với ưu điểm thẩm mỹ vượt trội hơn so với kính gọng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho mọi hoạt động, mọi kiểu mặt và phong cách cá nhân khác nhau.
Có hai loại kính áp tròng cho mắt cận 1 độ:
- Kính áp tròng ban ngày: Được thiết kế để sử dụng trong suốt cả ngày, giúp duy trì thị lực rõ ràng mà không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Kính áp tròng ban đêm (Ortho K): Có tác dụng điều chỉnh hình dạng giác mạc tạm thời. Sau khi sử dụng kính Ortho K qua đêm, thị lực sẽ cải thiện mà không cần đeo kính, mang lại sự tự do và tiện lợi trong các hoạt động hàng ngày.
Ưu điểm:
- Cung cấp tầm nhìn rộng và toàn diện hơn, không bị hạn chế bởi khung gọng.
- Không gây vướng víu khi vận động, đặc biệt là trong các hoạt động thể thao.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ, giúp người bệnh thoải mái, tự tin hơn.
Nhược điểm:
- Kính áp tròng cần phải được vệ sinh và bảo quản đúng cách để tránh nhiễm trùng và các vấn đề về mắt.
- Có thể gây cảm giác khô mắt, kích ứng, khó chịu,…
- Không phù hợp với người bị dị ứng hoặc có vấn đề về giác mạc,…
Giải đáp một số câu hỏi liên quan
1. Cận 1 độ là bao nhiêu diop?
Diop là đơn vị đo mức độ cận thị (diop âm) hoặc viễn thị (diop dương). Mắt cận 1 độ sẽ tương đương với 1 diop (-1.00D).
2. Cận 1 độ nhìn được bao xa?
Khi bị cận 1 độ, khả năng nhìn rõ bị giới hạn trong khoảng 1 mét. Vượt quá khoảng cách này, các vật thể bắt đầu trở nên mờ nhoè, đòi hỏi sự hỗ trợ của kính gọng hoặc kính áp tròng.
3. Cận 1 độ là nặng hay nhẹ?
Cận thị 1 độ là mức cận nhẹ, thường không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày nhưng gây khó khăn cho người bệnh khi nhìn xa. Nếu bạn là người làm việc trong môi trường khắc nghiệt như văn phòng, lái xe hay công trình thì việc đeo kính là cần thiết.
4. Cận 1 độ đeo kính có bị tăng độ không?
Đeo kính đúng cách và điều chỉnh phù hợp sẽ không gây tăng độ cận. Tuy vậy, đối với những người cận nhẹ từ 1-2 độ, việc đeo kính liên tục suốt ngày sẽ làm giảm khả năng điều tiết của mắt khi nhìn gần, và lâu dần mắt trở nên phụ thuộc vào kính.
5. Cận 1 độ có tự khỏi được không?
Cận 1 độ không thể tự khỏi, đặc biệt là khi đã hình thành từ nhỏ. Tuy nhiên, việc kiểm soát cận thị và chăm sóc mắt đúng cách sẽ giúp bạn ngăn ngừa tăng độ cận.
Lời kết
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi bị cận 1 độ có nên đeo kính không và nhiều thông tin hữu khác. Hãy dựa vào nhu cầu và lối sống của bạn để chọn giải pháp phù hợp nhất cho đôi mắt.
Một số kiến thức về cận thị:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đồng tử là gì? Kích thước, chức năng, các vấn đề rối loạn
Kính 2 tròng và đa tròng là gì? Phân biệt, so sánh giá
Thời gian chuyển màu: Tròng kính đổi màu nhanh đến đâu?
Kỳ 5: Series “Những đôi mắt bị bỏ quên” – Thiện nguyện Kính Hải Triều
Kính lão là gì, thấu kính gì? Tác dụng chính của kính lão
Kính ba tròng là gì? Cách hoạt động, ưu và nhược điểm
Ưu nhược điểm của kính đa tròng: 3 lưu ý trước khi mua
Kính đa tròng là gì? Cấu tạo và 5 loại đa tròng tốt nhất
THẢO LUẬN