Việc phải đeo kính mỗi ngày không chỉ gây bất tiện mà còn ảnh hưởng đến ngoại hình và sự tự tin. Khi đó, Ortho K nổi lên như một phương pháp giảm độ cận vô cùng đơn giản. Nhưng sự thật đeo kính áp tròng Ortho K có hết cận không?
Khám phá thêm: Tròng kính kiểm soát độ cận thị tốt nhất cho trẻ
Giải đáp: Đeo kính áp tròng Ortho K có hết cận không?
Đeo kính áp tròng Ortho K không thể điều trị triệt để cận thị mà chỉ cải thiện thị lực tạm thời và làm chậm quá trình tăng độ cận từ 50% – 90%. Cho đến ngày nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh rằng cận thị có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Kính Ortho K là gì? Ortho K (Orthokeratology) là phương pháp điều trị tật khúc xạ được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) và CE (Ủy ban Châu Âu) cấp giấy chứng nhận an toàn cho người sử dụng từ năm 2002. Đây là loại kính áp tròng thấm khí cứng, dễ dàng hấp thụ oxy vào mắt, hỗ trợ mắt thở và giữ cho giác mạc khỏe mạnh.
Cách hoạt động: Sử dụng Ortho K vào ban đêm sẽ làm giảm độ dày của trung tâm giác mạc theo thời gian, giúp ánh sáng hội tụ đúng lên võng mạc. Sau thời gian ngủ đêm từ 6 – 8 tiếng, thị lực của bạn sẽ cải thiện và nhìn rõ mọi vật hơn mà không cần đeo kính hoặc kính áp tròng vào ban ngày.
Đánh giá hiệu quả: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp Ortho-K có khả năng giảm sự tiến triển của cận thị và làm chậm sự gia tăng chiều dài trục nhãn cầu lên tới 57,6% so với nhóm sử dụng kính gọng – Theo tạp chí nghiên cứu y học.
So sánh phương pháp: Chọn Ortho K hay mổ mắt cận mới tốt?
Nhiều người vẫn băn khoăn giữa việc lựa chọn Ortho K hay bắn mắt cận. Sau đây là một vài ưu nhược điểm của hai phương pháp để giúp bạn đưa ra quyết định tối ưu cho việc cải thiện thị lực.
1. Ưu và nhược điểm của kính Ortho K
Ưu điểm:
- Không cần phẫu thuật: Đây là ưu điểm lớn nhất giúp bạn cải thiện thị lực mà không cần phải trải qua phẫu thuật, do đó giảm nguy cơ các biến chứng sau phẫu thuật.
- Đeo vào ban đêm: Ortho K điều chỉnh giác mạc vào ban đêm giúp khách hàng không cần đeo kính vào buổi sáng. Đặc biệt phù hợp với bạn không thích cảm giác đeo kính ngày qua ngày và tránh khỏi tình trạng khô, mỏi mắt.
- Có thể sử dụng cho trẻ em: Trẻ em từ 7 tuổi được bác sĩ nhãn khoa đề xuất sử dụng Ortho K nếu bé không thích đeo tròng kính hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt.
- Quá trình điều trị có thể đảo ngược: Nếu không hài lòng với kết quả, bạn có thể ngừng đeo và thị lực sẽ trở về trạng thái ban đầu mà không có tổn thương lâu dài.
Nhược điểm:
- Hiệu quả tạm thời: Thị lực chỉ cải thiện trong thời gian ngắn, và bạn phải đeo kính đều đặn mỗi đêm để duy trì kết quả. Ngoài ra, đối với những người chưa đạt mức tối đa khi điều trị thì thị lực trong ngày có thể bị dao động.
- Điều trị cận thị nhẹ đến trung bình: Ortho K được chấp nhận điều trị với người có thể độ cận từ 4.5 – 6 độ trở xuống và độ loạn từ 1.5 – 2.5 độ trở xuống.
- Gây khó chịu khi mới sử dụng: Ban đầu, việc đeo kính Ortho K có thể gây khó chịu và cần thời gian để mắt làm quen. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khi sử dụng kính như khô mắt, đỏ mắt, cộm mắt…
- Không phù hợp với các trường hợp: Trẻ em dưới 7 tuổi, người từng phẫu thuật khúc xạ, người bị chứng khô mắt, bị dị ứng hay bị tổn thương, viêm, nhiễm trùng mắt,…
2. Ưu và nhược điểm của phẫu thuật khúc xạ
Ưu điểm:
- Kết quả lâu dài: Mổ mắt cận đem lại kết quả lâu dài, giúp giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào kính cận.
- Tỷ lệ thành công cao: Theo thống kê của Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ, khoảng 96% người đạt thị lực 10/10 sau phẫu thuật và khoảng 96 đến 98% bệnh nhân được khảo sát cho biết họ hài lòng và cảm thấy rằng phẫu thuật mắt cận đã nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.
- Thời gian cải thiện thị lực và hồi phục nhanh: Phần lớn các phương pháp mổ khúc xạ có thời gian cải thiện thị lực và hồi phục ngắn, hầu hết người mổ có thể trở lại sinh hoạt bình thường trong vài ngày.
- Giảm hoặc loại bỏ sự phụ thuộc vào kính hoặc kính áp tròng: Phẫu thuật khúc xạ mang lại khả năng nhìn rõ mà không cần kính, giúp bạn tự do hơn trong hoạt động hàng ngày.
Nhược điểm:
- Chi phí cao: Phẫu thuật mắt thường có chi phí cao, dao động từ 20.000.000 đến 90.000.000 VND tuỳ vào từng phương pháp.
- Nguy cơ biến chứng: Dù ít gặp, nhưng bắn mắt cận vẫn có thể dẫn đến một số rủi ro tiềm ẩn như lệch vạt giác mạc, nhiễm trùng,… hoặc nguy cơ tái cận.
- Không phù hợp với các trường hợp: Trẻ em dưới 18 tuổi hoặc những người có vấn đề về giác mạc như giác mạc mỏng hoặc các bệnh lý về mắt khác sẽ không thể thực hiện phẫu thuật khúc xạ.
3. Tổng kết
Cả kính áp tròng Ortho K và phẫu thuật khúc xạ đều có những ưu và nhược điểm riêng. Bên quyết định lựa chọn phương pháp nào dựa trên tình trạng mắt cụ thể, nhu cầu cá nhân, và khả năng tài chính của mỗi người.
Ortho K là lựa chọn tốt cho những ai muốn cải thiện thị lực mà không cần phẫu thuật, đặc biệt là trẻ em dưới 18 tuổi. Ngược lại, phẫu thuật khúc xạ có thể mang lại kết quả lâu dài và loại bỏ sự phụ thuộc vào kính, nhưng cần cân nhắc về yếu tố chi phí và nguy cơ biến chứng. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho bản thân.
Cảnh báo: Những lỗi thường gặp khi dùng Ortho K sai cách
Khi sử dụng kính Ortho K, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt để tránh các vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số lỗi phổ biến khi sử dụng Ortho K sai cách:
- Không đảm bảo vệ sinh: Bạn cần rửa sạch tay với xà phòng, vệ sinh kính bằng dung dịch chuyên dụng và lau khô trước khi đeo hoặc trước khi cất kính vào khay đựng. Việc không vệ sinh đúng cách có thể dẫn đến viêm nhiễm mắt, gây nguy hiểm cho giác mạc.
- Không đeo kính đủ thời gian: Để kính Ortho K hoạt động hiệu quả, bạn cần đeo chúng trung bình từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm. Nếu không đeo đủ thời gian, việc cải thiện thị lực sẽ không đạt chất lượng như mong muốn.
- Không tái khám định kỳ: Việc tái khám định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo lịch chỉ định rất quan trọng để bác sĩ kiểm tra tình trạng giác mạc và điều chỉnh kính nếu cần.
Lời kết
Trên đây là những thông tin hữu ích giải đáp cho việc đeo kính áp tròng Ortho K có hết cận không. Hy vọng qua đó giúp bạn hiểu rõ hơn về loại kính này và đưa ra quyết định phù hợp cho tình trạng thị lực của mình.
Kiến thức hữu ích:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính viễn và kính lão khác nhau như thế nào? Cách phân biệt
Giác mạc là gì? Cấu tạo, chức năng và bệnh lý nghiêm trọng
Đồng tử là gì? Kích thước, chức năng, các vấn đề rối loạn
Kính 2 tròng và đa tròng là gì? Phân biệt, so sánh giá
Thời gian chuyển màu: Tròng kính đổi màu nhanh đến đâu?
Kỳ 5: Series “Những đôi mắt bị bỏ quên” – Thiện nguyện Kính Hải Triều
Kính lão là gì, thấu kính gì? Tác dụng chính của kính lão
Kính ba tròng là gì? Cách hoạt động, ưu và nhược điểm
THẢO LUẬN