Nhiều người cận 4 độ lo lắng rằng độ cận cao khiến kính trở nên nặng nề và thiếu thẩm mỹ. Vậy kính cận 4 độ dày bao nhiêu và đâu là cách chọn kính phù hợp nhất?
Khám phá: Cắt kính cận 4 độ mỏng nhẹ và thẩm mỹ hơn tại dịch vụ cắt kính của Kính Hải Triều
MỤC LỤC › Giải đáp: Kính cận 4 độ dày bao nhiêu? 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ dày của kính 2. Người cận 4 độ nên đeo kính dày hay mỏng? |
Giải đáp: Kính cận 4 độ dày bao nhiêu?
Kính cận 4 độ thường dày từ khoảng 1.5 đến 4mm, nhưng điều này có thể thay đổi vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Xem thêm:
- Cắt kính đổi màu bao nhiêu tiền? Địa chỉ thay tròng uy tín
- 10+ các loại tròng kính đổi màu nhanh và tốt nhất thị trường
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ dày của kính
Độ cận
Người cận thị càng nặng, tròng kính càng dày, đặc biệt là ở phần viền để đảm bảo hiệu quả điều chỉnh thị lực. Khi độ cận cao, mắt cần bẻ cong ánh sáng mạnh hơn để hình ảnh hội tụ đúng vào võng mạc. Điều này đòi hỏi tròng kính có độ cong lớn hơn, dẫn đến phần viền kính dày hơn.
Chiết suất tròng kính
Chiết suất càng thấp thì tròng kính càng dày và nặng, đặc biệt là loại tròng 1.50. Với mức cận cao như 4 độ, người bệnh nên chọn tròng kính có chỉ số khúc xạ từ 1.61 – 1.74 để giảm độ dày mà vẫn đúng độ. Điều này giúp kính trông gọn gàng và mỏng nhẹ hơn, mang lại sự thoải mái và tính thẩm mỹ khi đeo.
So sánh độ dày của tròng kính cận 4 độ theo từng mức chiết suất:
- Chiết suất thấp (1.50): ~ 6mm
- Chiết suất trung bình (1.53 – 1.60): ~ 4 – 5mm
- Chỉ số khúc xạ cao (1.67 – 1.74): ~ 3 – 4mm
Chất liệu tròng kính
Chất liệu không ảnh hưởng đến độ dày của tròng, nhưng một số vật liệu chỉ đi kèm với một vài loại chiết suất nhất định. Như thủy tinh chỉ đi cùng tròng chiết suất 1.50 để đảm bảo độ dày và khó vỡ. Cụ thể:
- Thuỷ tinh (chiết suất = 1.523): Chỉ số khúc xạ thấp nên thường dày và nặng hơn so với vật liệu khác. Độ trong suốt cao, khó trầy xước, dễ thích nghi vì gần với chiết suất của đôi mắt.
- Nhựa plastic (chiết suất = 1.50, 1.56, 1.60, 1.67, 1.74): Có nhiều chiết suất từ thấp đến cao, phù hợp với mọi lứa tuổi, ngành nghề. Trong suốt, có tính chống va đập tốt và nhẹ bằng một nửa tròng thủy tinh nên tạo cảm giác thoải mái và an toàn hơn khi sử dụng.
- Polycarbonate (chiết suất = 1.59): Khả năng dẫn truyền ánh sáng kém, chỉ số tán sắc thấp, dễ dẫn đến hiện tượng sai sắc và bị mờ khi nhìn qua rìa kính. Chống va đập tốt, nhẹ, thích hợp với người hay vận động.
- Trivex (chiết suất = 1.53): Chiết suất thấp nên khá dày khi độ số cao. Nhẹ, chống va đập tốt, thích hợp cho gọng ốc và gọng thể thao.
2. Người cận 4 độ nên đeo kính dày hay mỏng?
Người cận 4 độ nên chọn tròng kính mỏng để cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng, hơn hết là có một vài ưu điểm nổi trội sau:
- Tính thẩm mỹ: Kính mỏng trông gọn gàng và thanh thoát hơn, tối ưu cho người thích đeo gọng kính kim loại.
- Nhẹ hơn: Giảm áp lực lên mũi và tai, giúp người dùng cảm thấy dễ chịu hơn khi đeo trong thời gian dài.
- Đảm bảo tầm nhìn: So với kính dày, tròng kính mỏng giúp nhìn hình ảnh rõ ràng và sắc nét hơn.
- Phù hợp với nhiều loại gọng: Tròng mỏng mang đến sự lựa chọn đa dạng về kiểu dáng và màu sắc gọng kính cho người cận 4 độ.
Kinh nghiệm chọn mua kính cận 4 độ cho người mới
Sau đây là một số lời khuyên hữu ích trong việc lựa chọn mắt kính cận 4 độ:
1. Cách chọn tròng kính
Như đã nói, người 4 độ nên sử dụng tròng kính có chỉ số khúc xạ cao (1.61 – 1.74) để giảm độ dày của kính, giúp kính nhẹ hơn và mang lại tính thẩm mỹ cao.
Bên cạnh đó, tính năng cũng là yếu tố quan trọng khi chọn tròng kính. Bạn nên cân nhắc một số loại lớp phủ sau để cải thiện hiệu suất và bảo vệ mắt:
- Hạn chế trầy xước: Phù hợp với người thường xuyên hoạt động thể thao hoặc gia đình có trẻ nhỏ.
- Chống tia UV: Phù hợp cho người thường xuyên hoạt động ngoài trời hoặc dưới ánh sáng mạnh.
- Lọc ánh sáng xanh: Phù hợp với người hay sử dụng thiết bị điện tử như nhân viên văn phòng hoặc học sinh sinh viên.
- Đổi màu: Phù hợp với người hoạt động nhiều ngoài trời hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
2. Cách chọn gọng kính
Để chọn gọng kính phù hợp, bạn cân nhắc một số yếu tố sau:
Kích thước
Gọng kính cần phải phù hợp với kích thước khuôn mặt. Gọng kính quá rộng dễ bị trượt khỏi mũi, trong khi gọng quá hẹp sẽ gây đau và khó chịu. Để chọn kích thước phù hợp, hãy đo chiều rộng của khuôn mặt và khoảng cách giữa hai mắt để đảm bảo gọng kính nằm đúng vị trí và tạo cảm giác thoải mái khi đeo.
Kiểu dáng
Người cận 4 độ nên chọn gọng kính viền dày để che bớt độ dày tròng kính, tạo sự cân đối và thẩm mỹ. Ngoài ra, kiểu dáng gọng phù hợp với khuôn mặt cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét:
- Mặt hình tròn: Nên chọn gọng kính vuông hoặc gọng chữ nhật để giúp khuôn mặt thon gọn và thanh thoát hơn.
- Mặt hình vuông: Phù hợp với kính tròn, oval hoặc loại gọng có độ cong nhẹ nhàng.
- Mặt hình oval: Phù hợp với hầu hết kiểu dáng gọng kính, nên chọn gọng vừa vặn và hài hoà với tỷ lệ khuôn mặt.
- Mặt hình trái tim: Gọng kính tròn hoặc gọng oval sẽ giúp giảm độ rộng của trán và tạo sự cân bằng cho phần cằm.
Xem thêm: Chọn kính phù hợp với khuôn mặt theo góc mặt, màu da, tuổi
Chất liệu
Người cận nặng nên ưu tiên chất liệu nhựa như Acetate, TR90, hoặc Ultem để trông nhẹ nhàng và thoải mái hơn khi đeo. Bên cạnh đó, hãy chọn gọng kính có khớp linh hoạt hoặc dễ điều chỉnh để kính vừa vặn với khuôn mặt, tránh gây áp lực lên tai và sống mũi khi sử dụng trong thời gian dài.
3. Một số lưu ý
Thị lực có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy người bệnh cần đo khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo độ cận chính xác trước khi cắt kính. Việc kiểm tra mắt thường xuyên còn giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh như glaucoma, đục thuỷ tinh thể và nhiều tật khúc xạ khác gây suy giảm thị lực.
Ngoài ra, bạn nên mua kính từ cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Kính không đạt tiêu chuẩn có thể dẫn đến tình trạng kích ứng, mỏi mắt hoặc nhức đầu. Nghiêm trọng hơn, đeo loại kính này trong thời gian dài sẽ làm giảm chất lượng thị lực và gây nguy hiểm cho mắt. Vì vậy hãy đầu tư một chiếc kính chất lượng để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Lời kết
Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi kính 4 độ dày bao nhiêu. Hy vọng qua những kinh nghiệm này, bạn sẽ chọn được chiếc kính phù hợp nhất cho bản thân.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính lão và kính cận khác nhau như thế nào? Tác dụng, cấu tạo
Mất thị lực ngoại vi là gì? Nguyên nhân và vấn đề tiềm ẩn
Tầm nhìn ngoại vi là gì? Định nghĩa và các câu hỏi liên quan
Kính lão là gì, thấu kính gì? Tác dụng chính của kính lão
Ánh sáng xanh là gì, có ở đâu? Tác hại và cách bảo vệ mắt
Photochromic: Công nghệ quang sắc đằng sau tròng đổi màu 1 – 0 – 2
Nguyên lý kính đổi màu: Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng
Kính đổi màu là gì? 7 sự thật bạn cần biết trước khi mua
THẢO LUẬN