Có rất nhiều loại tròng kính, nhưng quen thuộc nhất vẫn là kính đơn tròng với một tầm nhìn. Người bị cận thị thường được đề xuất sử dụng loại kính này để hỗ trợ tầm nhìn xa.
MỤC LỤC › Kính đơn tròng là gì và chúng có phù hợp với bạn không? 2. Ưu nhược điểm của kính đơn tròng 3. Ai nên sử dụng kính đơn tròng? 4. So sánh sự khác nhau giữa các loại tròng kính |
Kính đơn tròng là gì và chúng có phù hợp với bạn không?
Kính đơn tròng (hay còn gọi với thuật ngữ là Single Vision) là loại thấu kính thiết kế để điều chỉnh thị lực cho một vùng nhìn cụ thể, giúp nhìn rõ vật ở khoảng cách gần hoặc xa.
Một số thuật ngữ về tròng kính:
- Tròng kính là gì, làm bằng gì? Các chất liệu tròng phổ biến
- Tròng kính đặt đánh là gì và chúng có phù hợp với bạn không?
- Tìm hiểu thiết kế tròng kính: Spherical (SPH), Aspheric (ASP)
1. Cấu tạo kính đơn tròng
Kính đơn tròng thiết kế với độ cong đồng nhất trên toàn bộ tròng kính, giúp cải thiện thị lực ở một khoảng cách nhất định. Loại kính này làm từ thấu kính lõm (Concave lens) hoặc thấu kính lồi (Convex lens), tùy thuộc vào tình trạng tật khúc xạ của người đeo.
VD: Người cận thị – Dùng kính cầu lõm. Người lão thị – Dùng kính cầu lồi.
2. Ưu nhược điểm của kính đơn tròng
Ưu điểm:
- Cung cấp tầm nhìn rõ: Bù trừ tật khúc xạ của mắt, giúp mắt người nhìn gần rõ hoặc xa rõ hơn.
- Chi phí hợp lý: So với các loại kính khác như hai tròng và đa tròng, đơn tròng có giá thành rẻ hơn đáng kể. Tuy nhiên, nếu sản phẩm sở hữu nhiều công nghệ và chức năng tiên tiến, chi phí bỏ ra vẫn đắt đỏ.
Nhược điểm:
- Chỉ sử dụng cho một khoảng cách cụ thể: Loại kính này chỉ có thể điều chỉnh thị lực cho một khoảng cách cụ thể, ví dụ như nhìn xa hoặc nhìn gần. Do đó, nếu bạn cần nhìn rõ ở nhiều khoảng cách khác nhau, bạn sẽ cần phải thay đổi. VD: Tham khảo thêm các mẫu kính hai tròng và kính đa tròng phù hợp.
3. Ai nên sử dụng kính đơn tròng?
Các loại kính đơn tròng sẽ phù hợp với đối tượng sau:
- Người bị cận thị: Cận thị là tật khúc xạ khiến người bệnh nhìn xa mờ, nhìn gần rõ. Kính đơn tròng có tròng kính lõm giúp hội tụ ánh sáng vào mắt, từ đó tạo ra hình ảnh rõ nét ở khoảng cách xa.
- Người bị viễn thị: Viễn thị là tật khúc xạ khiến người bệnh nhìn gần mờ, nhưng nhìn xa rõ. Đơn tròng có tròng kính lồi giúp hội tụ ánh sáng vào mắt, từ đó tạo ra hình ảnh rõ nét ở khoảng cách gần.
- Người mới bắt đầu bị lão thị: Lão thị là hiện tượng mất khả năng điều tiết của mắt, khiến người bệnh nhìn gần mờ. Kính đơn tròng có độ nhẹ (thường từ +0.50D đến +1.00D) có thể giúp người mới bắt đầu bị lão thị nhìn rõ các vật ở gần mà không cần phải đeo kính hai tròng hoặc kính đa tròng.
- Người cần nhìn rõ ở một khoảng cách nhất định: Ví dụ như nhân viên văn phòng, lái xe,…công việc cần tập trung nhìn gần hoặc xa.
4. So sánh sự khác nhau giữa các loại tròng kính
Để bạn có thể lựa chọn tròng kính phù hợp với tình trạng mắt của mình, Kính Hải Triều sẽ cung cấp bảng tham khảo so sánh các loại tròng phổ biến hiện nay.
Đơn tròng | Hai tròng | Đa tròng | |
Cấu tạo | – Một vùng nhìn | – Hai vùng nhìn riêng biệt ( gần và xa) | – Bốn vùng nhìn (gần, trung gian, xa và rìa kính) |
Chức năng | – Sửa tật khúc xạ (cận, viễn, loạn) | – Sửa tật khúc xạ và lão thị | – Sửa tật khúc xạ đa tiêu điểm – Người mắc chứng lão thị hoặc người từ 40 tuổi trở lên |
Ưu điểm | – Đa dạng phân khúc giá- Cung cấp tầm nhìn cho người có một vùng nhìn | – Tiện lợi hơn đơn tròng cho người mắc tật khúc xạ cả gần, xa và lão thị, không cần thay đổi kính. | – Khả năng nhìn rõ nét ở mọi khoảng cách – Thẩm mỹ cao |
Nhược điểm | – Không phù hợp với người mắc tật khúc xạ đa tiêu điểm, cần thay đổi kính thường xuyên khi nhìn xa, nhìn gần. | – Vùng nhìn xa và nhìn gần có thể bị thu hẹp – Có đường ranh giới rõ ràng giữa hai vùng, gây mất thẩm mỹ | – Giá thành cao – Thời gian thích nghi lâu hơn – Có thể xuất hiện hiện tượng quang sai ở vùng ngoại vi tròng kính |
Một số câu hỏi thường gặp về kính đơn tròng
Lời kết
Bài viết trên đã giúp bạn biết thêm thông tin về kính đơn tròng là gì và ưu nhược điểm của loại kính này đem lại. Tại Kính Hải Triều cung cấp các sản phẩm kính đơn tròng đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Essilor, Zeiss và tích hợp sẵn các tính năng cơ bản đáp ứng nhu cầu của bạn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không, nhìn bao xa?
Cắt kính 3 độ bao nhiêu tiền? Chi phí và nơi đo kính tốt
Cận 3 độ nhìn được bao xa, là nặng hay nhẹ, có nên đeo kính?
Cận 1.5 diop là bao nhiêu độ? Cách tính độ cận thị chuẩn
Cận 1 độ có nên đeo kính không, là nặng hay nhẹ, nhìn bao xa?
So sánh các loại tròng kiểm soát cận thị: Ưu và nhược điểm
Kính Ortho K là gì, có tốt không, giá bao nhiêu? Review A-Z
So sánh các phương pháp tránh tăng độ cận thị: Tròng kính, Ortho K, Thuốc nhỏ mắt
THẢO LUẬN